Tại sao khi mưa mây có màu đen?

  1. Khoa học

Từ khóa: 

khoa học

Muốn trả lời câu hỏi này, trước hết cần truy ngược lại vấn đề các đám mây được tạo ra như thế nào.

Mây được tạo ra từ sự ngưng đọng của hơi nước, khi hơi nước bốc lên từ mặt đất. Nhiệt độ không khí khi càng lên cao càng giảm, nên hơi nước càng bay lên cao thì càng ngưng đọng lại. Đây là nguyên lý cơ bản tạo thành các đám mây.

Trong những điều kiện thích hợp, các đám mây khi ngày càng tích thêm nhiều hơi nước, chúng sẽ trở nên dày hơn (và nặng hơn, đến một thời điểm ''đủ nặng'' sẽ ''rụng'' xuống tạo thành mưa).

Các đám mây bình thường mỏng hơn, vì thế chúng cho ánh sáng mặt trời đi qua một cách dễ dàng, không giữ lại ánh sáng, vì thế thường có màu trắng sáng. Còn các đám mây chuẩn bị tạo mưa dày hơn, vì thế cản ánh sáng, hấp thụ ánh sáng tốt hơn, khiến chúng có màu tối hơn.

Đó cũng là lí do các đám mây tạo mưa không bao giờ đen hoàn toàn, mà chỉ có màu đen trong những phần dưới bụng đám mây. Vì phần bề mặt phía trên của chúng mỏng hơn nên vẫn cho ánh sáng mặt trời đi qua -> vẫn có màu trắng sáng. Việc này có thể được quan sát dễ dàng nhất khi bạn theo dõi các đám mây từ máy bay.

undefined
Trả lời

Muốn trả lời câu hỏi này, trước hết cần truy ngược lại vấn đề các đám mây được tạo ra như thế nào.

Mây được tạo ra từ sự ngưng đọng của hơi nước, khi hơi nước bốc lên từ mặt đất. Nhiệt độ không khí khi càng lên cao càng giảm, nên hơi nước càng bay lên cao thì càng ngưng đọng lại. Đây là nguyên lý cơ bản tạo thành các đám mây.

Trong những điều kiện thích hợp, các đám mây khi ngày càng tích thêm nhiều hơi nước, chúng sẽ trở nên dày hơn (và nặng hơn, đến một thời điểm ''đủ nặng'' sẽ ''rụng'' xuống tạo thành mưa).

Các đám mây bình thường mỏng hơn, vì thế chúng cho ánh sáng mặt trời đi qua một cách dễ dàng, không giữ lại ánh sáng, vì thế thường có màu trắng sáng. Còn các đám mây chuẩn bị tạo mưa dày hơn, vì thế cản ánh sáng, hấp thụ ánh sáng tốt hơn, khiến chúng có màu tối hơn.

Đó cũng là lí do các đám mây tạo mưa không bao giờ đen hoàn toàn, mà chỉ có màu đen trong những phần dưới bụng đám mây. Vì phần bề mặt phía trên của chúng mỏng hơn nên vẫn cho ánh sáng mặt trời đi qua -> vẫn có màu trắng sáng. Việc này có thể được quan sát dễ dàng nhất khi bạn theo dõi các đám mây từ máy bay.

undefined

Không phải lúc nào mưa thì mây cũng có màu đen. Nhưng thường mây màu đen thì sẽ gây mưa. Nguyên nhân rất đơn giản là do sự hấp thụ ánh sáng của mây. Cấu tạo mây là các hạt nước nhỏ, được ngưng tụ từ hơi nước trong không khí do nhiệt độ thấp ở trên cao. Khi mây có màu đen là do lượng nước tụ lại nhiều, tạo thành các hạt lớn.

Nước thực tế không trong suốt với ánh sáng, nó hấp thụ 1 lượng nhỏ ánh sáng đi qua nó (vì vậy biển sâu trên 200m thì tối đen).

Vì mây mưa nên lượng nước trong mây lớn, đồng nghĩa mây quá dày, ánh sáng bị khúc xạ, phản xạ qua lại và bị nước hấp thụ,... Nói chung là ánh sáng bị mây hấp thụ gần hết nên không có nhiều ánh sáng xuyên qua mây đến mắt chúng ta. Mà vật gì không phát ra hay phản xạ bất cứ màu nào trong 7 màu của ánh sáng thì ta sẽ thấy nó có màu đen.

Vì vậy, khi trời sắp mưa, mây thường có màu đen.

Mưa bóng mây, mưa chỉ rắc rắc vài hạt thì mây thường có màu trắng vì lượng nước trong mây ít (nhiều thì mưa dông rồi) do đó mây không dày, ánh sáng bị hấp thụ ít nên vẫn thấy mây có màu trắng.