Tại sao lại có 3 loại lịch: Dương lịch, Âm lịch và Âm Dương lịch?

  1. Kiến thức chung

Có phải năm 2007 ta ăn Tết Nguyên Đán sớm hơn so với Trung Quốc?

Từ khóa: 

kiến thức chung

Âm lịch (Lunar Calendar) chỉ là lịch của người Hồi Giáo, căn cứ váo chuyển động của Mặt trăng, không có tháng nhuận. Dương lịch (Solar Calendar) là lịch phổ biến trên toàn thế giới, dựa vào sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời để tính năm tháng vá các tiết khí như Lập Xuân, Vũ thủy, Kinh Trập... Xem trong Lịch thế kỷ sẽ thấy 24 khí tiết đều rơi vào những ngày Dương lịch nhất định (Đông chí, Hạ chí, Xuân phân, Thu phân...) Âm Dương lịch (Lunisolar Calcndar - ta thường gọi nhầm là Âm lịch) là lịch ở Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ,... Lịch này lấy chu kỳ Mặt trăng đề tính tháng, nhưng lại dùng chu kỳ Mặt trời đế tính năm. Vì vậy tháng khi thì 29, khi thì 30 ngày. Lịch Âm dương lịch thực chất là Âm lịch nhưng có tinh đến sự bù lại bằng tháng nhuận để phù hợp theo mùa vụ. Năm Dương lịch có đủ 365 ngày còn năm Âm lịch chỉ có 354 hoặc 355 ngày. Vì vậy mỗi năm Âm lịch chậm hơn năm Dương lịch 10 hoặc 11 ngày. Sau 3 năm Âm lịch phải bù thêm một tháng nhuận để đuổi kịp Dương lịch. Trung bình sau 19 năm Dương lịch sẽ có 19 năm Âm lịch cộng thêm 7 tháng nhuận. Nhật Bản tính Âm dương lịch theo múi giờ của họtừ năm 1684. Trước đây ta tính lịch theo múi giờ của Trung Quốc nên Âm dương lịch giống hệt như Trung Quốc. Từ năm 1967 ta tính theo múi giờ Việt Nam (múi giờ 7) nghĩa là lệch với Trung Quốc 1 giờ. Việt Nam lấy chuẩn là múi giờ Hà Nội đi gần qua kinh tuyến 105 độ Đông, còn Trung Quốc lấy chuẩn là múi giờ đi qua kinh tuyến 120 độ Đông. Vì chênh nhau 15 độ nên chênh nhau 1 giờ. Tháng 5 âm lịch VN có 29 ngày còn TQ có 30 ngày. Hai bên chênh nhau 1 ngày bắt đầu tứ tháng 6. Tháng 7 lại trở về như cũ. Tới tháng Chạp lịch TQ là tháng đủ còn lịch VN là tháng thiếu, nghĩa là VN chỉ có 29 Tết và ngày 1 Tết rơi vào ngày 30 Tết của TQ. Mồng 1 Tết tới ở VN là ngày 17-2-2007, còn ở TQ là ngày 18-2-2007. Năm 2030 và năm 2053 cũng tiếp tục trước 1 ngày như vậy. Để tính các việc hệ trọng như xây nhà, động thổ, khởi nghiệp... người ta tính ngày theo Can Chi, cùng như Dương lịch, Can Chi là ngày cố định, không có gì thay đổi. Tuy nhiên trong dân gian còn cách tính tỷ mỷ các giờ Phong thủy, tính giờ sinh tháng đẻ để xem tốt xấu ra sao. Một ngày đêm có 12 giờ âm lịch (Tý . Sửu, Dần, Mão...). Mỗi giờ Âm lịch gồm 2 giờ Dương lịch. Người TQ lại chia giờ Âm lịch ra làm 2 phần: Sơ khí và Chính khí. Vi dụ giờ Ngọ kéo dài từ 11 giờ đến 13 giờ - Sơ ngọ từ 11 đến 12 giờ, còn Chính ngọ từ 12 giờ đến 13 giờ. Vì mỗi nơi có vị trí khác nhau nên nếu tin theo Chính khí thì phái căn cứ vào Mặt trời của từng địa phương, cắm 1 cái cọc để xem bóng mặt trời mới biết chính xác đâu là bắt dầu Chính ngụ. Các phong tục xem giờ để cất nóc, động thổ, ma chay, cưới hỏi, mở cửa hàng, xuất hành... chỉ là phong tục cổ xưa, không có căn cứ khoa học gì đáng tin cậy. Ý kiến chưa tán thành với Ban lịch Nhà nước là ở chỗ thay đổi tên các tiết lịch quen dùng từ trước đến nay là không cần thiết và không chính xác. Từ xưa đã quen dùng các Tiết khí như Giữa Xuân (Xuân phân), Trong sáng (Thanh minh), Mưa rào (Cốc vũ), Đầu hè (Lập hạ), Duối vàng (Tiêu mãn), Tua rua Mang chủng), Giữa hè (Hạ chí), Nắng oi (Tiểu thử), Nóng nực (Đại thứ), Đầu thu (lập thu), Mưa ngâu (Xứ thứ), Nắng nhạt (Bạch lộ), Giữa thu (Thu phân), Mát mẻ (Hàn lộ), Sương sa (Sương giáng), Đầu đông (Lập đông). Hanh heo (Tiếu tuyết), Khô úa (Đại tuyết), Giữa đông (Đông chí), Chớm rét (Tiểu hàn), Giá rét (Đại hàn); Đầu Xuân (Lập xuân), Ẩm ướt (Vũ thủy), Sâu nở (Kinh trập). Ông trưởng ban Lịch Nhà nước chẳng có quyền gì tự nhiên đổi tên , chẳng hạn Duối vàng thành Mưa lũ, cứ đổi tùy tiện đi như vậy thì còn gì là truyền thống nữa? Các tiết khí chỉ phụ thuộc vào chuyển động biểu kiến của Mặt trời, không liên quan gì đến Âm lịch. Dư luận cũng không đồng tình khi ông Trưởng ban lịch Nhà nước phát biểu kêu gọi các nhà xuất bản có thể sáng tạo để thích hợp với nhân dân (theo VietNamNet ngày 7-8-2006). Lịch phải có chuẩn quốc gia, thống nhất trong cả nước, không thể tùy tiện soạn lịch và in lịch.
Trả lời
Âm lịch (Lunar Calendar) chỉ là lịch của người Hồi Giáo, căn cứ váo chuyển động của Mặt trăng, không có tháng nhuận. Dương lịch (Solar Calendar) là lịch phổ biến trên toàn thế giới, dựa vào sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời để tính năm tháng vá các tiết khí như Lập Xuân, Vũ thủy, Kinh Trập... Xem trong Lịch thế kỷ sẽ thấy 24 khí tiết đều rơi vào những ngày Dương lịch nhất định (Đông chí, Hạ chí, Xuân phân, Thu phân...) Âm Dương lịch (Lunisolar Calcndar - ta thường gọi nhầm là Âm lịch) là lịch ở Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ,... Lịch này lấy chu kỳ Mặt trăng đề tính tháng, nhưng lại dùng chu kỳ Mặt trời đế tính năm. Vì vậy tháng khi thì 29, khi thì 30 ngày. Lịch Âm dương lịch thực chất là Âm lịch nhưng có tinh đến sự bù lại bằng tháng nhuận để phù hợp theo mùa vụ. Năm Dương lịch có đủ 365 ngày còn năm Âm lịch chỉ có 354 hoặc 355 ngày. Vì vậy mỗi năm Âm lịch chậm hơn năm Dương lịch 10 hoặc 11 ngày. Sau 3 năm Âm lịch phải bù thêm một tháng nhuận để đuổi kịp Dương lịch. Trung bình sau 19 năm Dương lịch sẽ có 19 năm Âm lịch cộng thêm 7 tháng nhuận. Nhật Bản tính Âm dương lịch theo múi giờ của họtừ năm 1684. Trước đây ta tính lịch theo múi giờ của Trung Quốc nên Âm dương lịch giống hệt như Trung Quốc. Từ năm 1967 ta tính theo múi giờ Việt Nam (múi giờ 7) nghĩa là lệch với Trung Quốc 1 giờ. Việt Nam lấy chuẩn là múi giờ Hà Nội đi gần qua kinh tuyến 105 độ Đông, còn Trung Quốc lấy chuẩn là múi giờ đi qua kinh tuyến 120 độ Đông. Vì chênh nhau 15 độ nên chênh nhau 1 giờ. Tháng 5 âm lịch VN có 29 ngày còn TQ có 30 ngày. Hai bên chênh nhau 1 ngày bắt đầu tứ tháng 6. Tháng 7 lại trở về như cũ. Tới tháng Chạp lịch TQ là tháng đủ còn lịch VN là tháng thiếu, nghĩa là VN chỉ có 29 Tết và ngày 1 Tết rơi vào ngày 30 Tết của TQ. Mồng 1 Tết tới ở VN là ngày 17-2-2007, còn ở TQ là ngày 18-2-2007. Năm 2030 và năm 2053 cũng tiếp tục trước 1 ngày như vậy. Để tính các việc hệ trọng như xây nhà, động thổ, khởi nghiệp... người ta tính ngày theo Can Chi, cùng như Dương lịch, Can Chi là ngày cố định, không có gì thay đổi. Tuy nhiên trong dân gian còn cách tính tỷ mỷ các giờ Phong thủy, tính giờ sinh tháng đẻ để xem tốt xấu ra sao. Một ngày đêm có 12 giờ âm lịch (Tý . Sửu, Dần, Mão...). Mỗi giờ Âm lịch gồm 2 giờ Dương lịch. Người TQ lại chia giờ Âm lịch ra làm 2 phần: Sơ khí và Chính khí. Vi dụ giờ Ngọ kéo dài từ 11 giờ đến 13 giờ - Sơ ngọ từ 11 đến 12 giờ, còn Chính ngọ từ 12 giờ đến 13 giờ. Vì mỗi nơi có vị trí khác nhau nên nếu tin theo Chính khí thì phái căn cứ vào Mặt trời của từng địa phương, cắm 1 cái cọc để xem bóng mặt trời mới biết chính xác đâu là bắt dầu Chính ngụ. Các phong tục xem giờ để cất nóc, động thổ, ma chay, cưới hỏi, mở cửa hàng, xuất hành... chỉ là phong tục cổ xưa, không có căn cứ khoa học gì đáng tin cậy. Ý kiến chưa tán thành với Ban lịch Nhà nước là ở chỗ thay đổi tên các tiết lịch quen dùng từ trước đến nay là không cần thiết và không chính xác. Từ xưa đã quen dùng các Tiết khí như Giữa Xuân (Xuân phân), Trong sáng (Thanh minh), Mưa rào (Cốc vũ), Đầu hè (Lập hạ), Duối vàng (Tiêu mãn), Tua rua Mang chủng), Giữa hè (Hạ chí), Nắng oi (Tiểu thử), Nóng nực (Đại thứ), Đầu thu (lập thu), Mưa ngâu (Xứ thứ), Nắng nhạt (Bạch lộ), Giữa thu (Thu phân), Mát mẻ (Hàn lộ), Sương sa (Sương giáng), Đầu đông (Lập đông). Hanh heo (Tiếu tuyết), Khô úa (Đại tuyết), Giữa đông (Đông chí), Chớm rét (Tiểu hàn), Giá rét (Đại hàn); Đầu Xuân (Lập xuân), Ẩm ướt (Vũ thủy), Sâu nở (Kinh trập). Ông trưởng ban Lịch Nhà nước chẳng có quyền gì tự nhiên đổi tên , chẳng hạn Duối vàng thành Mưa lũ, cứ đổi tùy tiện đi như vậy thì còn gì là truyền thống nữa? Các tiết khí chỉ phụ thuộc vào chuyển động biểu kiến của Mặt trời, không liên quan gì đến Âm lịch. Dư luận cũng không đồng tình khi ông Trưởng ban lịch Nhà nước phát biểu kêu gọi các nhà xuất bản có thể sáng tạo để thích hợp với nhân dân (theo VietNamNet ngày 7-8-2006). Lịch phải có chuẩn quốc gia, thống nhất trong cả nước, không thể tùy tiện soạn lịch và in lịch.