Tại sao nhiều người trẻ không thích học lịch sử?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

văn hóa

  1. Lý do đầu tiên và lớn nhất - vì lười. Và nếu là ngồi học lịch sử theo đúng nghĩa thời điểm - sự kiện - bài học - ý nghĩa thì người trẻ hay người già, ngày trước hay ngày nay đều ko thích học lịch sử.
  2. Ngày nay đặc biệt là đội trẻ có rất nhiều thứ hấp dẫn để làm, để chơi, để thưởng thức, hơn là đám lịch sử khô khan kia - zootube, tiktard, facebook, instagram, game, truyện, nhạc, tụ tập đàn đúm với bạn bè vân vân và mây mây. 
  3. Ko có nhiều người thực sự yêu thích lịch sử. Phần nhiều những người nhận là thích "lịch sử" trên mạng là thích đám truyện dã sử/phim ảnh/thuyết âm mưu/chém gió huyền sử hơn là lịch sử.
  4. Việc dạy lịch sử ở phổ thông rất nhàm chán ko khơi gợi ham muốn tìm hiểu của hs, mà thực tế cả hs lẫn giáo viên cũng chẳng có nhu cầu đấy. Lịch sử là một môn phụ, nhu cầu của phần lớn người đi học là kiếm điểm cho đẹp học bạ để đạt mục tiêu hs giỏi, hs tiên tiến gì đó. Nhu cầu của gv là dạy cho xong đủ tiết, chấm bài để còn đi làm việc khác kiếm cái bỏ vào mồm; lương gv môn phụ, ko dạy thêm được có khi còn ko bằng quét rác.
Trả lời
  1. Lý do đầu tiên và lớn nhất - vì lười. Và nếu là ngồi học lịch sử theo đúng nghĩa thời điểm - sự kiện - bài học - ý nghĩa thì người trẻ hay người già, ngày trước hay ngày nay đều ko thích học lịch sử.
  2. Ngày nay đặc biệt là đội trẻ có rất nhiều thứ hấp dẫn để làm, để chơi, để thưởng thức, hơn là đám lịch sử khô khan kia - zootube, tiktard, facebook, instagram, game, truyện, nhạc, tụ tập đàn đúm với bạn bè vân vân và mây mây. 
  3. Ko có nhiều người thực sự yêu thích lịch sử. Phần nhiều những người nhận là thích "lịch sử" trên mạng là thích đám truyện dã sử/phim ảnh/thuyết âm mưu/chém gió huyền sử hơn là lịch sử.
  4. Việc dạy lịch sử ở phổ thông rất nhàm chán ko khơi gợi ham muốn tìm hiểu của hs, mà thực tế cả hs lẫn giáo viên cũng chẳng có nhu cầu đấy. Lịch sử là một môn phụ, nhu cầu của phần lớn người đi học là kiếm điểm cho đẹp học bạ để đạt mục tiêu hs giỏi, hs tiên tiến gì đó. Nhu cầu của gv là dạy cho xong đủ tiết, chấm bài để còn đi làm việc khác kiếm cái bỏ vào mồm; lương gv môn phụ, ko dạy thêm được có khi còn ko bằng quét rác.

Vì người càng trẻ ngày nay càng có năng lực tự phản biện rất cao, khi có năng lực phản biện rất cao, bạn sẽ thấy rất nhiều thứ trong sách giáo khoa lịch sử là lố bịch, ngớ ngẩn và bóp méo sự thật đến mức không tưởng được. 

Một vấn đề khác, là sách giáo khoa lịch sử đang không hướng đến những câu hỏi của đời sống hiện tại.

Ví dụ, nước Việt Nam hiện đại là một quốc gia có ảnh hưởng, chúng ta đã trải qua 30 năm chiến tranh tự giải phóng mình lâu rồi, nhưng nước Việt Nam hiện đại đã ở đâu trong 30 năm đổi mới, hay cả 30 năm ấy vẫn chỉ là chương ngắn ngủi, còn lại toàn những chiến dịch kéo dài bất tận?

Người Việt Nam hiện đại, hơn ai hết, khi đọc lịch sử phải tìm thấy thứ tạo ra giá trị của dân tộc mình, thứ giải thích tại sao chúng ta tồn tại, phải tự giải quyết được câu hỏi : Tại sao tôi ở đây, tương lai tôi nên làm gì với những thứ tôi có trong tay.

Ví dụ, chủ tịch Hồ Chí Minh viết, không ước mong gì hơn dân tộc này sánh vai cùng các cường quốc năm châu, ngày nay chúng ta đã làm thành viên HĐBA LHQ đến mấy lần, kinh tế cũng vào top 40 nước dẫn đầu, chỉ cần 5-10 năm nữa có thể còn vào top 20, thủ tướng Đức khi phát biểu ở ngay chính nước Đức cũng gọi Việt Nam là nước có ảnh hưởng ở châu Á, như vậy là đã sánh vai chưa?

Chừng nào môn lịch sử còn không giải thích cho các bạn trẻ tuổi được những câu hỏi các bạn đang tự hỏi về thế giới quanh mình thì các bạn sẽ không yêu lịch sử, không thích lịch sử và không đọc lịch sử.

Lịch sử, xét cho cùng, chưa bao giờ là về người đã chết hết, mà là chúng ta học về họ để tìm ra con người chúng ta đang sống, sẽ sống và phải sống như thế nào. Chúng ta đọc về Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, để biết trân trọng cuộc sống bình yên này, để biết quý trọng mỗi nhịp thở của tự do. Chúng ta đọc về Tự Đức, đọc về Nguyễn Trường Tộ, để biết không đổi mới là chết, để biết cần cù không phải đáp án cho mọi thứ trên đời. Chúng ta đọc về Hồ Chí Minh, về Phan Chu Trinh, về Phan Bội Châu, để biết cái cây có trăm hoa, không phải hoa nào cũng kết quả, nhưng mỗi bông hoa đều có ý nghĩa của nó. Chúng ta học về Lê Hồng Phong, Lý Tự Trọng, học về Quốc dân Đảng, học về Đảng Dân chủ Việt Nam, để hiểu rằng cải cách, đổi mới ai cũng dũng cảm, cũng nỗ lực, cũng có chung mục tiêu, nhưng đường đến chân lý chỉ có một thôi.

Tại sao người lính bộ đội cụ Hồ của 9 năm chống Pháp là chàng công tử hào hoa, người lính bộ đội cụ Hồ của 20 năm đánh Mỹ là chàng thanh niên chỉ sợ vượt quá kỷ luật, tại sao người lính quân tự nguyện ở Lào, ở Căm Pu Chia là anh lính chiến đấu vì lý tưởng quốc tế, tại sao mỗi người Việt Nam hiện đại, phải đồng thời học tập cả Hồ Chí Minh lẫn Adam Smith, tại sao dân tộc này có thể tương lai sẽ không còn theo chủ nghĩa Marx nhưng tình yêu với Liên Xô luôn ở đó. 

Nếu một dân tộc có hồn, thì người dạy lịch sử là dạy cái hồn của dân tộc đó, để lợi ích nhóm, kiểm duyệt chính trị tràn vào sách sử thì làm sao khơi gợi được người ta thích học môn đó.

Các bạn có thể ghét học lịch sử theo sách giáo khoa, nhưng cực kỳ mê lịch sử thực sự, và ngày nay cái môn lịch sử thực sự đó tràn ngập trên mạng xã hội 3.0, mạng internet 2.0 và qua lời kể của những người quanh các bạn.

Môn lịch sử có thể chưa lỗi thời, nhưng nếu chúng ta không cập nhật nó, nó sẽ như những thứ khác của lịch sử, bị thay thế trước khi người ta kịp đào mộ.

Vì họ không sinh ra để làm điều đó