Tại sao nói giáo dục là động lực phát triển kinh tế - xã hội và là quốc sách hàng đầu?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ngày nay, đa phần mọi người đều cho rằng: giáo dục là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thật vậy, điều đó xuất phát từ bản chất giáo dục. Giáo dục là chiếc cầu nối giữa các thế hệ, nhờ đó, sản phầm và kinh nghiệm của các hoạt động xã hội được chuyển giao, truyền lại cho thế hệ sau. Có như vậy, quá trình phát triển của loài người mới liên tục và đi lên với gia tốc ngày càng cao. Giáo dục đồng thời là chiếc cầu nối giữa xã hội với cá nhân. Nhờ đó mà mỗi người có được phương tiện hiệu quả, thuận lợi nhất để trở thành con người có nhân cách, trở thành thành viên của xã hội loài người. Giáo dục là động lực phát triển kinh tế bởi nó cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Giáo dục bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần quan trọng phát triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết định của kinh tế tri thức. Tất cả các quốc gia phát triển đều có chiến lược phát triển giáo dục. Trong “Báo cáo giám sát toàn cầu giáo dục cho mọi người”, tổ chức UNESCO cũng đã khuyến khích các nước phải chi tiêu ít nhất 6% GDP cho giáo dục. Bên cạnh đó, giáo dục đồng thời cũng là động lực phát triển xã hội. Xã hội như một tổng thể và giáo dục là một bộ phận của tổng thể. Giáo dục chịu sự tác động của xã hội nhưng cũng có thể tác động ngược trở lại tổng thể đó. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, muốn phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh thần, nhất là về học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp phần xây dựng và cải tạo xã hội. Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” bởi không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình. Và giáo dục đã góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Giáo dục hỗ trợ, bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi mod giúp xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Sở dĩ nói được như vậy là bởi 3 lí do: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế; góp phần ổn định chính trị xã hội và nâng cao chỉ số phát triển con người. Tất cả những điều đó ở trên đã trình bày rõ.
Trả lời
Ngày nay, đa phần mọi người đều cho rằng: giáo dục là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thật vậy, điều đó xuất phát từ bản chất giáo dục. Giáo dục là chiếc cầu nối giữa các thế hệ, nhờ đó, sản phầm và kinh nghiệm của các hoạt động xã hội được chuyển giao, truyền lại cho thế hệ sau. Có như vậy, quá trình phát triển của loài người mới liên tục và đi lên với gia tốc ngày càng cao. Giáo dục đồng thời là chiếc cầu nối giữa xã hội với cá nhân. Nhờ đó mà mỗi người có được phương tiện hiệu quả, thuận lợi nhất để trở thành con người có nhân cách, trở thành thành viên của xã hội loài người. Giáo dục là động lực phát triển kinh tế bởi nó cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Giáo dục bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần quan trọng phát triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết định của kinh tế tri thức. Tất cả các quốc gia phát triển đều có chiến lược phát triển giáo dục. Trong “Báo cáo giám sát toàn cầu giáo dục cho mọi người”, tổ chức UNESCO cũng đã khuyến khích các nước phải chi tiêu ít nhất 6% GDP cho giáo dục. Bên cạnh đó, giáo dục đồng thời cũng là động lực phát triển xã hội. Xã hội như một tổng thể và giáo dục là một bộ phận của tổng thể. Giáo dục chịu sự tác động của xã hội nhưng cũng có thể tác động ngược trở lại tổng thể đó. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, muốn phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh thần, nhất là về học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp phần xây dựng và cải tạo xã hội. Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” bởi không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình. Và giáo dục đã góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Giáo dục hỗ trợ, bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi mod giúp xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Sở dĩ nói được như vậy là bởi 3 lí do: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế; góp phần ổn định chính trị xã hội và nâng cao chỉ số phát triển con người. Tất cả những điều đó ở trên đã trình bày rõ.