[DEBATE GAME] Theo bạn ''Chênh lệch giàu nghèo có là động lực phát triển xã hội''?

  1. Xã hội

Có một câu ngạn ngữ đã nói rằng: "Nếu đem tất cả của cải trên thế giới này chia đều cho từng người thì chỉ sau mấy năm, chúng lại trở về chỗ cũ". Nếu như thế giới không còn bất bình đẳng, hay nói cách khác là ai cũng bình đẳng như ai thì thế giới này sẽ trở về thời nguyên thủy, không còn phát triển nữa.

Tuy nhiên chênh lệch giàu nghèo cũng mang lại những hệ luỵ, mâu thuẫn về quyền lợi sẽ dẫn tới sự mất ổn định xã hội. Xã hội không ổn định sẽ ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế.

Vậy theo bạn Chênh lệch giàu nghèo có phải là động lực thúc đẩy xã hội tiến bộ và phát triểt?

--------

Luật chơi của series DEBATE GAME có tại câu hỏi:

Từ khóa: 

phản biện thuyết phục

,

xã hội

Xã hội cần Công bằng. K phải công bằng là chia đều của cải cho tất cả mọi người, sẽ thành chia đều cái nghèo về sau. Mà công bằng là chia lớn nhỏ tùy theo năng lực, đóng góp, cống hiến, tài đức mỗi cá nhân.
Xét về qui mô nhỏ, 1 hệ thống công ty, người đạt KPI và doanh thu tốt hoặc bỏ công sức vận hành trách nhiệm cao nhất phải có % + lương + thu nhập từ lợi nhuận tổng 1 tháng cao nhất, và ngược lại + qui luật đào thải, thay thế.

Chênh lệch giàu nghèo có phải là động lực thúc đẩy xã hội tiến bộ và phát triễn <= là đúng. 
Như thế mới có động lực. thôi thúc, ham muốn, phấn đấu phát triễn nền kinh tế chung. Nhưng tham thôi đừng tham quá tham thì thâm...
Trả lời

Xã hội cần Công bằng. K phải công bằng là chia đều của cải cho tất cả mọi người, sẽ thành chia đều cái nghèo về sau. Mà công bằng là chia lớn nhỏ tùy theo năng lực, đóng góp, cống hiến, tài đức mỗi cá nhân.
Xét về qui mô nhỏ, 1 hệ thống công ty, người đạt KPI và doanh thu tốt hoặc bỏ công sức vận hành trách nhiệm cao nhất phải có % + lương + thu nhập từ lợi nhuận tổng 1 tháng cao nhất, và ngược lại + qui luật đào thải, thay thế.

Chênh lệch giàu nghèo có phải là động lực thúc đẩy xã hội tiến bộ và phát triễn <= là đúng. 
Như thế mới có động lực. thôi thúc, ham muốn, phấn đấu phát triễn nền kinh tế chung. Nhưng tham thôi đừng tham quá tham thì thâm...

Mình nghĩ chênh lệch là tiền đề tốt cho sự đấu tranh :) Mình cho rằng để thúc đẩy xã hội tiến bộ và phát triển thì chênh lệch giàu nghèo là trở ngại.

Trước hết là chênh lệch không tạo điều kiện cho xã hội tiến bộ, mà những gì tinh túy nhất sẽ thường rơi vào tầng lớp tinh hoa. Điều này gắn với hình ảnh "nước chảy chỗ trũng" tức là đã giàu mạnh lại càng có nhiều cơ hội tốt hơn, còn đã nghèo túng thì lại càng ngày càng bị bần cùng hóa. Có lẽ hơi khó để hiểu điều này nếu ngồi trong phòng kính, điều hòa nhưng bước vào những ngõ ngách tăm tối của đời thực thì bạn và tôi đều hiểu ra ngay.

Sự phát triển của xã hội cũng giống như nguyên lý về chiếc thùng gỗ: mức nước trong thùng được quy định bởi thanh gỗ ngắn nhất, không phải dài nhất. Do đó nếu xã hội có quá nhiều người nghèo và số ít người siêu giàu, thì những người nghèo sẽ mất đi động lực phát triển. Điều này giống như bạn chơi cầu lông với một người mà có ván thắng, ván thua thì bạn sẽ tiếp tục chơi. Nhưng nếu chơi ván nào cũng thua thì bạn sẽ bỏ cuộc và thậm chí có thể suy nghĩ tiêu cực về bộ môn cầu lông và người chơi cùng bạn. Hệ quả là thay vì giải quyết vấn đề, họ sẽ tạo ra thêm các vấn đề và trở thành gánh nặng cho xã hội.

Hãy quan sát những đất nước có sự chênh lệch này rồi từ từ ngẫm nghĩ xem hai mươi năm trước đây so với bây giờ, họ đang đi lên hay đi xuống?

Chênh lệch giàu nghèo không phải động lực phát triển của xã hội, mà nó là khuynh hướng tất yếu xảy ra ở bất kỳ xã hội nào có sự sáng tạo trong lao động sản xuất.
Tại sao?
Bởi một khi anh đã thành công thì thành công đến với người đó sẽ càng nhiều, nó như hàm mũ vậy. Đây là định luật nổi tiếng tên là định luật Price của Derek J. de Solla Price: trong một nhóm người thì căn bậc 2 của tổng số người tham gia công việc sẽ hoàn thành nửa công việc đó. Một công ty 10 người thì 3 người làm nửa lượng công việc. 100 người thì 10 người, 1000 người thì là 30 người. Định luật này đúng với số lượng đô thị trong một nước, số sách bán chạy nhất trong năm, hay số nhạc phẩm nổi tiếng của một mảng âm nhạc. Vậy một phần trăm nhỏ sẽ tạo ra năng suất lớn trong một lĩnh vực, điều đó đương nhiên khiến họ giàu có hơn. Mà một khi họ đã giàu thì họ sẽ được tiếp cận với những cái mới, thông tin, công nghệ nhanh hơn những người con lại. Điều này giúp họ thành công nối tiếp thành công.
Ngược lại, nếu bạn nghèo và không thể biến 0 thành 1 trong một thời gian dài, thì sự nghèo lao dốc, rủi ro thất bại nối tiếp thất bại là rất cao. Cá nhân mình nghĩ, động lực phát triển nó nằm ở chỗ cân bằng giàu nghèo, làm sao để người nghèo họ đủ điều kiện sống và phát triển, để có thể leo lên trong nấc thang xã hội. Ví dụ như áp dụng lương mặc định (Basic Universal Income), tức là anh có thất nghiệp thì vẫn nhận lương trợ cấp từ xã hội đủ để anh sống và học tập tìm kiếm việc làm. Chứ không phải là vô gia cư như Mỹ, bị như vậy là xứng đáng.

"Giàu nghèo có phải động lực phát triển?" phụ thuộc hoàn toàn vào cách tư duy và mục đích sống của mọi người.

Nếu mọi người luôn nghĩ theo kiểu "giàu sang", "nghèo hèn", mục đích sống chỉ là tìm cách gánh đua, muốn vượt mặt người khác, luôn thèm muốn cảm giác hơn người, và cũng chỉ có hơn người mới khiến họ cảm thấy họ có giá trị: "thằng này nó vượt mặt mình, cay thế nhờ". Thì đúng. Giàu nghèo sẽ là động lực.

Còn nếu mọi người chán ganh đua rồi, sống chỉ vì đam mê, không tranh giành, không đấu đá nhau: "thằng này nó vượt mặt mình, kệ mẹ nó". Thì giàu nghèo sẽ là điều không cần thiết. Và tất nhiên xã hội mà tâm thức cao như vậy thì cũng chẳng cần tiền làm gì.

Theo mình so sánh mới là động lực phát triển, thông qua so sánh, con người học hỏi và đồng thời cạnh tranh, chênh lệch giàu nghèo chỉ là một yếu tố được đem ra so sánh. Học hỏi mới là nhân tố chính khiến xã hội loài người phát triển, và trong quá trình học hỏi không thể thiếu so sánh.
Sự chênh lệch này sẽ khiến cho con người ngày càng cố gắng và khiến xã hôi phát triển hơn người giàu thì muốn giầu hơn cố gắng để được giàu nữa. Còn người nghèo muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó nên càng phải cố gắng hơn. Ở đâu cũng phải cạnh tranh để xã hội này phát triển hơn 

Theo mình: Chệnh lệch giàu nghèo là động lực phát triển xã hội và là yếu tố quy luật bất di bất dịch. 

  • "Nếu đem tất cả của cải trên thế giới này chia đều cho từng người thì chỉ sau mấy năm, chúng lại trở về chỗ cũ". Cho thấy rõ tài sản cũng quay về với người giàu.

Nên nhớ: Tiền không mất đi mà chuyền từ tay sang tay người khác. Người giàu đơn giản họ dùng cách thức khôn khéo là chuyển tiền người nghèo thành tiền của mình thôi.

- Người giàu đòi hỏi quá trình tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và tiền bạc ----> chuyển tiền bạc thành tài sản là một hành trình dài từ 10 năm, 20 năm, 30 năm.

- Vậy trong hành trình này họ dành quá trình"đổ mồ hôi sôi nước mắt" để động lực phấn đấu từ người nghèo thành người giàu. Suy ra chênh lệch giàu nghèo để động lực phát triển.

- Vấn đề tiếp theo, chênh lệch giàu nghèo theo mình không hoàn toàn ảnh hưởng đến bất ổn của xã hội, vì xã hội chia thành 3 tầng lớp:

  • Người giàu: số ít
  • Người nghèo: số đông
  • Chính phủ

- Chính phủ là là người nắm giữ vai trò như là người trung gian làm hài hòa mối quan hệ người giàu và người nghèo.

- Chính phủ sẽ ban hành chính sách cân đối và kiểm soát quyền lợi của hai bên làm sao cho cân bằng lợi ích.

----> Mỗi quốc gia là một xã hội khác nhau. Có quốc gia phát triển nhưng có quốc gia vẫn tụt lùi là do chính sách thúc đẩy ổn định và phát triển xã hội. Dù xã hội như thế nào vẫn mãi mãi tồn tại như vậy. Quan trọng là chênh lệch giàu nghèo nên ở mức an toàn ( không ít, không nhiều)

https://cdn.noron.vn/2022/10/31/68308319014507865-1667197332.png
Chênh lệch giàu nghèo cần nằm ở mức an toàn

Vĩ Content - Sứ Giả Content

👉Nhớ cho mình xin lượt follow nhen. Cảm ơn bạn ^^

Đang nghe bài con nhà nghèo thì lại lôi tui vào vụ này. Đợi khi nào tui giàu thì tui trả lời nhé.
Đúng rồi nhưng vừa phải thôi.hi

Nói thật, mình chẳng hiểu sao mình lại là người được mời trả lời câu hỏi này? Nếu bạn tác giả không quá bận, giải thích giúp mình chút nhé?
Mình cũng định viết khá nhiều rồi phân tích này nọ các kiểu...

Nhưng xong rồi sao nhỉ? Kiểu 1 là lười... 2 là gặp chút vấn đề về tình cảm nên cũng chả muốn viết nhiều ấy...

Mình nghĩ là động lực phát triển ko phải giàu nghèo mà là sự so sánh. Không so sánh làm sao biết giàu nghèo?