Tại sao xã hội lại có sự phân hóa giàu nghèo?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Mình xin đóng góp chút ý kiến dù hơi muộn về chủ đề đang được các giới xã hội học và kinh tế quan tâm hiện nay.

Bất bình đẳng kinh tế là một vấn đề ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định của xã hội, gây ra phân hóa Giàu và Nghèo, đặc biệt là trong các nước đang phát triển như Việt Nam ta. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong vài chục năm qua đã mang lại một sự giàu có lớn cho nhiều quốc gia. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các thành tựu kinh tế này được phân phối một cách hợp lý mà phần lớn sự gia tăng của cải rơi vào tay một thiểu số chóp bu nắm kinh tế, trong khi hoàn cảnh của đa phần người lao động vẫn gặp khó khăn, tình trạng ấy vẫn không được cải thiện nhiều.Sự gia tăng khoảng cách về Giàu Nghèo này không chỉ diễn ra ở các nền kinh tế đang phát triển, mà nó còn diễn ra ở các nước phát hoàn chỉnh như Mỹ và một số các quốc gia Châu Âu, đặc biệt là các nước Đông Âu. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra những bất ổn gần đây trong các xã hội này.Trở lại tình hình nước Việt Nam ta, khoảng cách Giàu Nghèo phân thành hai cực rõ nét, tình trạng bất bình đẳng về mức sống đang gia tăng trong những năm qua. Đối chiếu với tiêu chuẩn của Ngân Hàng Thế Giới trong báo cáo rằng: Phân bổ thu nhập dân cư ở Việt Nam, từ mức bất bình đẳng vừa phải trong giai đoạn 2010 đến 2015, tăng dần đến lúc này, đã kéo theo hậu quả là Giàu Nghèo phân thành hai cực. Cụ thể thì nhóm đầu là số hộ giàu chiếm khoảng 20% dân số, số nàychiếm 54% tổng thu nhập toàn quốc, trong lúc ba nhóm ở giữa với 60% dân số chỉ chiếm 40,9% thu nhập toàn quốc, còn lại nhóm thứ ba là các hộ nghèo, tức 20% dân số còn lại, chỉ chiếm 5% tổng thu nhập toàn quốc mà thôi. Nhìn vào hình kim tự tháp với ba tầng:-Tầng cao nhất, theo thứ tự từ trên xuống là lãnh đạo, quản lý, doanh nhân và chuyên gia có chuyên môn cao.-Tầng thứ nhì, gồm nhân viên, công nhân, buôn bán dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.-Cuối cùng, tầng thứ ba, là tầng lớp thấp nhất, bao gồm lao động không chuyên, lao động giản đơn và nông dân.
Sources:

 

Trả lời

Mình xin đóng góp chút ý kiến dù hơi muộn về chủ đề đang được các giới xã hội học và kinh tế quan tâm hiện nay.

Bất bình đẳng kinh tế là một vấn đề ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định của xã hội, gây ra phân hóa Giàu và Nghèo, đặc biệt là trong các nước đang phát triển như Việt Nam ta. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới trong vài chục năm qua đã mang lại một sự giàu có lớn cho nhiều quốc gia. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc các thành tựu kinh tế này được phân phối một cách hợp lý mà phần lớn sự gia tăng của cải rơi vào tay một thiểu số chóp bu nắm kinh tế, trong khi hoàn cảnh của đa phần người lao động vẫn gặp khó khăn, tình trạng ấy vẫn không được cải thiện nhiều.Sự gia tăng khoảng cách về Giàu Nghèo này không chỉ diễn ra ở các nền kinh tế đang phát triển, mà nó còn diễn ra ở các nước phát hoàn chỉnh như Mỹ và một số các quốc gia Châu Âu, đặc biệt là các nước Đông Âu. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra những bất ổn gần đây trong các xã hội này.Trở lại tình hình nước Việt Nam ta, khoảng cách Giàu Nghèo phân thành hai cực rõ nét, tình trạng bất bình đẳng về mức sống đang gia tăng trong những năm qua. Đối chiếu với tiêu chuẩn của Ngân Hàng Thế Giới trong báo cáo rằng: Phân bổ thu nhập dân cư ở Việt Nam, từ mức bất bình đẳng vừa phải trong giai đoạn 2010 đến 2015, tăng dần đến lúc này, đã kéo theo hậu quả là Giàu Nghèo phân thành hai cực. Cụ thể thì nhóm đầu là số hộ giàu chiếm khoảng 20% dân số, số nàychiếm 54% tổng thu nhập toàn quốc, trong lúc ba nhóm ở giữa với 60% dân số chỉ chiếm 40,9% thu nhập toàn quốc, còn lại nhóm thứ ba là các hộ nghèo, tức 20% dân số còn lại, chỉ chiếm 5% tổng thu nhập toàn quốc mà thôi. Nhìn vào hình kim tự tháp với ba tầng:-Tầng cao nhất, theo thứ tự từ trên xuống là lãnh đạo, quản lý, doanh nhân và chuyên gia có chuyên môn cao.-Tầng thứ nhì, gồm nhân viên, công nhân, buôn bán dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.-Cuối cùng, tầng thứ ba, là tầng lớp thấp nhất, bao gồm lao động không chuyên, lao động giản đơn và nông dân.
Sources:

 

Vì xã hội xuất hiện giai cấp tư hữu, một số người lạm dụng chức quyền chiếm của chung làm của riêng, điều kiện kinh tế - xã hội không ổn định, một phần là do vị trí địa lí không thuận lợi

Ơ mình nghĩ phân hóa giàu nghèo tốt mà, như vậy xã hội mới phát triển được chứ, ai cũng như nhau nhiều khi thành lười phấn đầu. Giống như việc bạn học trong lớp thì sẽ có người giỏi và người dốt (ý mình là tính theo bảng điểm thôi nhé). Như vậy người giỏi sẽ là gương hoặc là động lực để người dốt phấn đầu lên, còn nếu không, họ lại tiếp túc dốt.

Trong khi người dốt đang phấn đấu, người giỏi có thể sẽ ngưng phấn đấu rồi bị người dốt vượt quá. Hoặc họ tiếp tục phấn đấu để giỏi hơn nữa.

Bởi vậy mà mặt bằng chung lại tiếp tục được nâng cao. 

Xã hội đa dạng mới là xã hội, cứ giống nhau 1 màu hết thì thành robot hết rồi.

Nhờ có công cụ lao động bằng kim loại, con người đã tạo ra được số lượng lớn của cải và sinh ra sản phẩm dư thừa. Những sản phẩm này thuộc về một số người, lâu dần sinh ra sự phân hóa giữa người của nhiều của cải và người có ít của cải tức là người giàu và người nghèo.

Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội phân hóa giàu nghèo sẽ chia ra hai tầng lớp, những người giàu trở thành giai cấp thống trị, còn những người nghèo trở thành giai cấp bị trị, làm thuê và dưới sự quản lí của giai cấp thống trị.

https://cdn.noron.vn/2022/08/07/51793532215177354-1659890683.png

Nguồn: