Quản lý cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở: Đâu là cấp quản lý "khổ" nhất văn phòng?

  1. Quản trị doanh nghiệp

Nhà quản trị cấp cao là những người có kĩ năng hoạch định, dự đoán tốt để vạch ra đường lối, chiến lược phát triển cho công ty. Quản lý các công tác tổ chức hành chính tổng hợp của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của doanh nghiệp.

Quản lý cấp trung chính là người trung gian giúp liên kết giữa các nhà quản lý cấp cao với nhân viên cấp dưới. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thông tin và triển khai các chiến lược của doanh nghiệp. Thông thường, trong các doanh nghiệp, nhà quản lý cấp trung thường là những người nắm giữ chức vụ như trưởng phòng, phó phòng, giám đốc phân xưởng hay tổ trưởng…

Quản lý cấp cơ sở đòi hỏi kĩ năng chuyên môn nhiều hơn để giám sát và hướng dẫn cấp dưới thực hiện sát sao việc triển khai kế hoạch của công ty.

Vậy theo bạn đâu là cấp quản lý nhiều việc và áp lực nhất trong một tổ chức?

Từ khóa: 

quản trị doanh nghiệp

Theo nghiên cứu mới của Công ty phần mềm Slack Technologies Inc. (Canada), trong tất cả nhân viên văn phòng, quản lý cấp trung đang là nhóm người có mức độ căng thẳng và lo âu cao nhất.

Đây là khảo sát được thực hiện dựa trên 10.000 nhân viên công sở tại Mỹ, Australia, Pháp, Đức, Nhật Bản và Anh.

"Quản lý cấp trung gặp khó khăn trong cách cân bằng công việc và cuộc sống. Họ vừa phải chịu áp lực từ cấp trên, vừa phải giám sát nhân sự do mình điều hành. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, họ cũng phải nghe nhân viên than phiền về những vấn đề như tiền lương, lạm phát và mức sống", Sheela Subramanian, nhà đồng sáng lập Future Forum (một công ty con của Slack), nói vớiBloomberg.

Cũng theo bà, trong thời kỳ người lao động buộc phải quay trở lại văn phòng, quản lý cấp trung sẽ càng cảm thấy mệt mỏi.

Nhóm làm việc của họ cũng tương tự. Những nhân viên cấp dưới này quyết tâm không muốn trở lại công ty. Họ đặt ra những câu hỏi, yêu cầu cấp trên của mình phải giải đáp như: tại sao, quy định từ đâu hay đem lại lợi ích gì?

Nhiều quản lý cấp trung cảm thấy khó khăn khi chịu áp lực từ lãnh đạo và nhân viên cấp dưới. Ảnh: Mentatdgt/Pexels.
https://cdn.noron.vn/2022/10/28/pexelsmentatdgt1569076min-1666963463.jpg
https://cdn.noron.vn/2022/10/28/pexelsmentatdgt1569076min-1666963464.jpg

Nhiều quản lý cấp trung cảm thấy khó khăn khi chịu áp lực từ lãnh đạo và nhân viên cấp dưới. Ảnh:Mentatdgt/Pexels.

Caroline Walsh, phó chủ tịch của công ty tư vấn tài chính Gartner, cho rằng hiếm khi nào các doanh nghiệp chú ý đến việc hỗ trợ cho những nhà điều hành cấp giữa.

Trong cuộc nói chuyện gần đây cùng Walsh, một giám đốc khu vực cho biết bản thân đang mắc kẹt giữa, chịu mọi áp lực từ cả cấp trên và cấp dưới.

"Anh ấy cảm thấy thiếu sự công bằng trong cách tổ chức của doanh nghiệp", bà thuật lại.

Kyle Elliott, chuyên gia tư vấn việc làm tại Mỹ, cho biết một số khách hàng của bà - những nhà quản lý và giám đốc điều hành tại thung lũng Silicon - đã quyết định quay lại với những vai trò là nhân viên cấp dưới.

"Họ không thể chịu nổi áp lực khi phải quay lại văn phòng, kiểm soát những người dưới quyền và chịu chỉ trích từ những người bên trên", bà giải thích thêm.

Trong khi đó, bà Subramanian đưa ra một số gợi ý cho các doanh nghiệp nếu muốn thúc đẩy các nhà quản trị cấp trung của họ gắn bó trong thời điểm nhạy cảm này:

  • Cho phép quản lý cấp trung có quyền tự chủ hơn trong việc quyết định phải làm gì với nhóm của họ.
  • Lắng nghe ý kiến và tìm hiểu nhu cầu thăng tiến, những khó khăn của họ cho vị trí cấp quản lý.
  • Xây dựng các lộ trình phát triển sự nghiệp song song với lương, thưởng, phúc lợi.

Nguồn: Zingnews.vn

Trả lời

Theo nghiên cứu mới của Công ty phần mềm Slack Technologies Inc. (Canada), trong tất cả nhân viên văn phòng, quản lý cấp trung đang là nhóm người có mức độ căng thẳng và lo âu cao nhất.

Đây là khảo sát được thực hiện dựa trên 10.000 nhân viên công sở tại Mỹ, Australia, Pháp, Đức, Nhật Bản và Anh.

"Quản lý cấp trung gặp khó khăn trong cách cân bằng công việc và cuộc sống. Họ vừa phải chịu áp lực từ cấp trên, vừa phải giám sát nhân sự do mình điều hành. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, họ cũng phải nghe nhân viên than phiền về những vấn đề như tiền lương, lạm phát và mức sống", Sheela Subramanian, nhà đồng sáng lập Future Forum (một công ty con của Slack), nói vớiBloomberg.

Cũng theo bà, trong thời kỳ người lao động buộc phải quay trở lại văn phòng, quản lý cấp trung sẽ càng cảm thấy mệt mỏi.

Nhóm làm việc của họ cũng tương tự. Những nhân viên cấp dưới này quyết tâm không muốn trở lại công ty. Họ đặt ra những câu hỏi, yêu cầu cấp trên của mình phải giải đáp như: tại sao, quy định từ đâu hay đem lại lợi ích gì?

Nhiều quản lý cấp trung cảm thấy khó khăn khi chịu áp lực từ lãnh đạo và nhân viên cấp dưới. Ảnh: Mentatdgt/Pexels.
https://cdn.noron.vn/2022/10/28/pexelsmentatdgt1569076min-1666963463.jpg
https://cdn.noron.vn/2022/10/28/pexelsmentatdgt1569076min-1666963464.jpg

Nhiều quản lý cấp trung cảm thấy khó khăn khi chịu áp lực từ lãnh đạo và nhân viên cấp dưới. Ảnh:Mentatdgt/Pexels.

Caroline Walsh, phó chủ tịch của công ty tư vấn tài chính Gartner, cho rằng hiếm khi nào các doanh nghiệp chú ý đến việc hỗ trợ cho những nhà điều hành cấp giữa.

Trong cuộc nói chuyện gần đây cùng Walsh, một giám đốc khu vực cho biết bản thân đang mắc kẹt giữa, chịu mọi áp lực từ cả cấp trên và cấp dưới.

"Anh ấy cảm thấy thiếu sự công bằng trong cách tổ chức của doanh nghiệp", bà thuật lại.

Kyle Elliott, chuyên gia tư vấn việc làm tại Mỹ, cho biết một số khách hàng của bà - những nhà quản lý và giám đốc điều hành tại thung lũng Silicon - đã quyết định quay lại với những vai trò là nhân viên cấp dưới.

"Họ không thể chịu nổi áp lực khi phải quay lại văn phòng, kiểm soát những người dưới quyền và chịu chỉ trích từ những người bên trên", bà giải thích thêm.

Trong khi đó, bà Subramanian đưa ra một số gợi ý cho các doanh nghiệp nếu muốn thúc đẩy các nhà quản trị cấp trung của họ gắn bó trong thời điểm nhạy cảm này:

  • Cho phép quản lý cấp trung có quyền tự chủ hơn trong việc quyết định phải làm gì với nhóm của họ.
  • Lắng nghe ý kiến và tìm hiểu nhu cầu thăng tiến, những khó khăn của họ cho vị trí cấp quản lý.
  • Xây dựng các lộ trình phát triển sự nghiệp song song với lương, thưởng, phúc lợi.

Nguồn: Zingnews.vn

Quản lý cấp trung là người phải kết nối giữa cấp trên và cấp dưới, một lúc thực hiện hai công việc: thấu hiểu, động viên cấp dưới và khả năng bao quát, tổng kết tình hình để báo cáo cho cấp trên. Nên mình thấy đây là cấp quản lý cần nhiều kĩ năng nhất văn phòng.

https://cdn.noron.vn/2022/10/28/quan-ly-b-1-1666963725.png