Tại sao phụ nữ luôn đòi bình đẳng nhưng đôi khi lại nhận mình là phái yếu?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

văn hóa

Để trả lời được câu hỏi này trước tiên cần đi sâu vào việc tái định nghĩa "bình đẳng" và "phái yếu" để tránh khỏi những hấp dẫn hiển nhiên của tính "tiêu chuẩn kép".

1. Bình đẳng - Equality.

Trước tiên chúng ta hãy nhìn vào khái niệm này.

- Theo định nghĩa của từ điển Cambridge: Equality (n) - The right of different groups of people to have a similar social position and receive the same treatment (Tạm dịch: Là quyền của những nhóm người khác nhau trong việc có một vị trí xã hội tương đồng và cùng nhận được một cách đối xử).

- Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thuộc Wikipedia: Bình đẳng (adj) - Ngang hàng nhau về địa vị và quyền lợi.

Với hai định nghĩa trên, có thể thấy khái niệm về Bình đẳng nằm ngoài phạm vi của Trách nhiệm (Responsibility) Nghĩa vụ (Duty). Có thể hiểu, sự bình đẳng được thể hiện qua việc mọi cá nhân bất kể giới tính, học thức, nghề nghiệp, gốc gác, v.v. đều nhận được sự công nhận địa vị xã hội của họ (Vd: Là công dân của một nước, Đều là con người, v.v.) bên cạnh việc cùng hưởng một cơ chế phúc lợi và chăm sóc.

Đối với Trách nhiệm Nghĩa vụ, hai yếu tố này được quyết định và phân bổ khác nhau tuy theo từng cộng đồng, cá thể, và cá nhân dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, ví dụ nghĩa vụ của một bác sĩ sẽ khác với một cảnh sát hay giáo viên. Tuy nhiên, tất cả công dân của một quốc gia đều phải thực hành một hệ thống trách nhiệm và nghĩa vụ chung được quy định bởi luật pháp, và hệ thống này đồng thời cũng khác nhau ở mỗi quốc gia khác nhau. Thế nhưng, dù có sự khác biệt như thế nào, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân trong một tổ chức chính trị hiếm khi có sự giới tính hóa (trừ một số trường hợp như bắt buộc nghĩa vụ quân sự ở người nam).

Thế thì, ta có thể dễ dàng thấy được sự giới tính hóa trong trách nhiệm và nghĩa vụ của con người thường được thiết lập trong các thực hành và quy ước xã hội. Ví dụ điển hình là cách bản thân mỗi người tự thực hànhnội hóa vai trò đặc thù của người vợ và người chồng trong một gia đình. Một cá nhân có thể bị trừng phạt hoặc tưởng thưởng khi thực hiện tốt hay không tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của họ trong một hệ thống chính trị và xã hôi, song, ngoại trừ trong một số trường hợp đặc biệt như phạm tội, mỗi cá nhân đều được hưởng những quyền cơ bản của họ, bao gồm được tôn trọng, được có cơ hội học tập, làm việc, và phát triển, được ấm no và hạnh phúc, v.v.

Bình đẳng vì thế nội hàm của nó không bao gồm Trách nhiệm Nghĩa vụ.

2. Phái yếu - The weak.

Để định nghĩa danh tính "Phái yếu" cần có 2 cách tiếp cận khác nhau.

2.1 Xét theo đặc điểm tâm - sinh lý học.

Không thể phủ định giữa cơ thể và tâm lý người nam và nữ đều có những sự khác biệt cơ bản, như mức độ phát triển cơ bắp, bản năng xã hội, v.v. được hình thành, thay đổi, và củng cố qua một bề dày lịch sử tiến hóa và phát triển.

Vì vậy, nếu "phái yếu" được định nghĩa như là những bất lợi về mặt sức mạnh vật lý của người nữ so với người nam, thì khó để phản bác điều này. Tuy nhiên, chính bản thân nó cũng chỉ là sự bất lợi, chứ không phải yếu tố tiên quyết và duy nhất trong việc một con người quyết định và được quyết định cuộc sống của họ. Một cô gái chân yếu tay mềm sau khi học xong lớp luyện võ vẫn có đủ sự khéo léo, dẻo dai, và cả sức mạnh vật lý để đánh bại một người đàn ông cường tráng.

Không chỉ thế, "sự tỉ mỉ", "tính cẩn thận", hay "ý chí kiên cường",v.v. đều là những phẩm chất và chúng không thuộc về duy nhất một giới tính nào. Một trong những cạm bẫy mà chúng ta thường rơi vào chính là việc tự quy chất luận những phẩm chất mà một con người với giới tính đặc thù nên có. Ví dụ: Nam phải mạnh mẽ, kiên cường, không yếu đuối; Nữ phải nết na, thùy mị, khéo léo. Nhưng trên thực tế, phẩm chất của một con người không được quyết định bởi giới tính của họ, mà bởi môi trường sống, giáo dục, và quá trình phát triển bản thân của họ.

2.2 Lỗi ngụy biện của tiêu chuẩn kép.

Đây là một sự thật khi không ít phụ nữ sử dụng danh nghĩa "phái yếu" để ngụy biện cho sự thiếu trách nhiệm và đời sống buông thả của họ. Mặc dù không thể phủ định sự thiếu trách nhiệm và buông thả đó phần nào xảy ra vì nhiều tác động ngoại cảnh khác.

Điểm này tôi thấy nhiều bạn đã tham gia phân tích và chia sẻ ở comment, nên tôi xin phép không dành quá nhiều câu chữ cho phần này.

3. Kết luận:

Từ những phân tích trên, Việc một người phụ nữ cần sự bình đẳng và một người phụ nữ sống thiếu trách nhiệm và bất tuân thủ nghĩa vụ không thuộc một mối quan hệ nhân quả với nhau.

Sự bình đẳng là điều mà mọi cá nhân đều phải có, và không tồn tại tiêu chí "cần hoàn thành tốt trách nhiệm và nghĩa vụ" cho điều này.

Tương tự, một người sống thiếu trách nhiệm và không hoàn thành tốt nghĩa vụ sẽ có những trừng phạt và tưởng thưởng riêng, song điều đó không ngăn cản họ tách khỏi sự đối xử bình đẳng về quyền và địa vị xã hội với những người khác.

Trả lời

Để trả lời được câu hỏi này trước tiên cần đi sâu vào việc tái định nghĩa "bình đẳng" và "phái yếu" để tránh khỏi những hấp dẫn hiển nhiên của tính "tiêu chuẩn kép".

1. Bình đẳng - Equality.

Trước tiên chúng ta hãy nhìn vào khái niệm này.

- Theo định nghĩa của từ điển Cambridge: Equality (n) - The right of different groups of people to have a similar social position and receive the same treatment (Tạm dịch: Là quyền của những nhóm người khác nhau trong việc có một vị trí xã hội tương đồng và cùng nhận được một cách đối xử).

- Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thuộc Wikipedia: Bình đẳng (adj) - Ngang hàng nhau về địa vị và quyền lợi.

Với hai định nghĩa trên, có thể thấy khái niệm về Bình đẳng nằm ngoài phạm vi của Trách nhiệm (Responsibility) Nghĩa vụ (Duty). Có thể hiểu, sự bình đẳng được thể hiện qua việc mọi cá nhân bất kể giới tính, học thức, nghề nghiệp, gốc gác, v.v. đều nhận được sự công nhận địa vị xã hội của họ (Vd: Là công dân của một nước, Đều là con người, v.v.) bên cạnh việc cùng hưởng một cơ chế phúc lợi và chăm sóc.

Đối với Trách nhiệm Nghĩa vụ, hai yếu tố này được quyết định và phân bổ khác nhau tuy theo từng cộng đồng, cá thể, và cá nhân dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, ví dụ nghĩa vụ của một bác sĩ sẽ khác với một cảnh sát hay giáo viên. Tuy nhiên, tất cả công dân của một quốc gia đều phải thực hành một hệ thống trách nhiệm và nghĩa vụ chung được quy định bởi luật pháp, và hệ thống này đồng thời cũng khác nhau ở mỗi quốc gia khác nhau. Thế nhưng, dù có sự khác biệt như thế nào, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân trong một tổ chức chính trị hiếm khi có sự giới tính hóa (trừ một số trường hợp như bắt buộc nghĩa vụ quân sự ở người nam).

Thế thì, ta có thể dễ dàng thấy được sự giới tính hóa trong trách nhiệm và nghĩa vụ của con người thường được thiết lập trong các thực hành và quy ước xã hội. Ví dụ điển hình là cách bản thân mỗi người tự thực hànhnội hóa vai trò đặc thù của người vợ và người chồng trong một gia đình. Một cá nhân có thể bị trừng phạt hoặc tưởng thưởng khi thực hiện tốt hay không tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của họ trong một hệ thống chính trị và xã hôi, song, ngoại trừ trong một số trường hợp đặc biệt như phạm tội, mỗi cá nhân đều được hưởng những quyền cơ bản của họ, bao gồm được tôn trọng, được có cơ hội học tập, làm việc, và phát triển, được ấm no và hạnh phúc, v.v.

Bình đẳng vì thế nội hàm của nó không bao gồm Trách nhiệm Nghĩa vụ.

2. Phái yếu - The weak.

Để định nghĩa danh tính "Phái yếu" cần có 2 cách tiếp cận khác nhau.

2.1 Xét theo đặc điểm tâm - sinh lý học.

Không thể phủ định giữa cơ thể và tâm lý người nam và nữ đều có những sự khác biệt cơ bản, như mức độ phát triển cơ bắp, bản năng xã hội, v.v. được hình thành, thay đổi, và củng cố qua một bề dày lịch sử tiến hóa và phát triển.

Vì vậy, nếu "phái yếu" được định nghĩa như là những bất lợi về mặt sức mạnh vật lý của người nữ so với người nam, thì khó để phản bác điều này. Tuy nhiên, chính bản thân nó cũng chỉ là sự bất lợi, chứ không phải yếu tố tiên quyết và duy nhất trong việc một con người quyết định và được quyết định cuộc sống của họ. Một cô gái chân yếu tay mềm sau khi học xong lớp luyện võ vẫn có đủ sự khéo léo, dẻo dai, và cả sức mạnh vật lý để đánh bại một người đàn ông cường tráng.

Không chỉ thế, "sự tỉ mỉ", "tính cẩn thận", hay "ý chí kiên cường",v.v. đều là những phẩm chất và chúng không thuộc về duy nhất một giới tính nào. Một trong những cạm bẫy mà chúng ta thường rơi vào chính là việc tự quy chất luận những phẩm chất mà một con người với giới tính đặc thù nên có. Ví dụ: Nam phải mạnh mẽ, kiên cường, không yếu đuối; Nữ phải nết na, thùy mị, khéo léo. Nhưng trên thực tế, phẩm chất của một con người không được quyết định bởi giới tính của họ, mà bởi môi trường sống, giáo dục, và quá trình phát triển bản thân của họ.

2.2 Lỗi ngụy biện của tiêu chuẩn kép.

Đây là một sự thật khi không ít phụ nữ sử dụng danh nghĩa "phái yếu" để ngụy biện cho sự thiếu trách nhiệm và đời sống buông thả của họ. Mặc dù không thể phủ định sự thiếu trách nhiệm và buông thả đó phần nào xảy ra vì nhiều tác động ngoại cảnh khác.

Điểm này tôi thấy nhiều bạn đã tham gia phân tích và chia sẻ ở comment, nên tôi xin phép không dành quá nhiều câu chữ cho phần này.

3. Kết luận:

Từ những phân tích trên, Việc một người phụ nữ cần sự bình đẳng và một người phụ nữ sống thiếu trách nhiệm và bất tuân thủ nghĩa vụ không thuộc một mối quan hệ nhân quả với nhau.

Sự bình đẳng là điều mà mọi cá nhân đều phải có, và không tồn tại tiêu chí "cần hoàn thành tốt trách nhiệm và nghĩa vụ" cho điều này.

Tương tự, một người sống thiếu trách nhiệm và không hoàn thành tốt nghĩa vụ sẽ có những trừng phạt và tưởng thưởng riêng, song điều đó không ngăn cản họ tách khỏi sự đối xử bình đẳng về quyền và địa vị xã hội với những người khác.

Công bằng là đối xử không giống nhau với những người khác nhau. Công bằng không phải là cào bằng. Đối với mỗi người/ mỗi gia đình/ mỗi tổ chức/ mỗi cộng đồng... tiêu chuẩn về công bằng cũng không cùng định dạng...

Vậy nên, hãy tự cân bằng, hãy công bằng với chính bản thân mình phụ nữ ạ. Khi bạn tỏa ra thần thái và nguồn năng lượng tự tin, tự lập thì tức khắc bạn nhận được sự công bằng mà bạn muốn mà không cần gắng sức đấu tranh, đòi hỏi.

https://cdn.noron.vn/2021/01/22/637235013085888-1611280921.jpg

Vì toàn thấy đòi công bằng về quyền lợi chứ có mấy ai đòi công bằng về nghĩa vụ và trách nhiệm đâu.

"Kèo thơm thì bình đẳng giới, kèo thối thì thằng đàn bà"

- Phụ nữ khi xưa chưa có được tiếng nói riêng cho mình nên đã đấu tranh đòi "bình đẳng giới" suốt một thời gian dài. Nhưng hiện tại, khi phụ nữ đã có được tiếng nói của riêng mình thì mình cũng có thắc mắc giống như bạn vậy! 
- Không rõ phụ nữ nước ngoài thế nào nhưng mình nói riêng phụ nữ Việt Nam (đại bộ phận thuộc nhiều thế hệ) vẫn tự nhận mình là phái yếu để tiếp tục nhận được những đặc quyền khá vô lý (không làm việc nhà, không cho đàn ông cái quyền đánh giá mình, không bị so sánh với đàn ông, không thừa nhận thua cuộc,...) Rồi họ lấy cái mác "nữ quyền", "bình đẳng giới" gắn vào đó để nguỵ biện cho sự không công bằng trong chính tư duy của mình đối với cánh đàn ông.
- Mình ví dụ nhé: Đàn ông khóc là yếu đuối; đàn ông không bảo vệ được phụ nữ là vô dụng; đàn ông không có sự nghiệp đáng ngưỡng mộ thì là kẻ thất bại; đàn ông mà bộc lộ cảm xúc quá nhiều thì khác gì đàn bà; đàn ông mà phán xét hay đánh giá một cô gái thế này thế nọ thì là thứ "mặc váy"; đàn ông mà trốn tránh một vấn đề nào đó là hèn nhát, nhu nhược; đàn ông thắng phụ nữ thì có gì hay;... và rất nhiều điều khác nữa. Ai sẽ đấu tranh cho những định kiến đặt lên người cánh đàn ông đây khi chính phụ nữ sẽ xem việc đàn ông kêu khóc đòi đấu tranh là trò cười? 
- Khi đàn ông đã và đang thay đổi tư duy rất nhiều thì phụ nữ vẫn đang tự áp đặt một số định kiến lên chính bản thân mình và không thích việc phải so sánh bản thân với đàn ông trên cùng một cán cân. 
- Những câu từ miệt thị cơ thể người khác trên mxh xuất phát rất nhiều từ phái nữ (nhưng các bạn nữ lại thi nhau vào cay đắng với một bạn nam nói rằng "tôi chỉ thích con gái gầy không thích con gái béo"); không ai bắt ép phụ nữ phải sinh con nhưng chính phụ nữ tự cho rằng "phải sinh con để duy trì hôn nhân với người đàn ông"; khi làm một việc gì đó thua đàn ông, một cá nhân là phụ nữ có quá nhiều cách để bao biện cho sự yếu kém hơn của bản thân (nếu là đàn ông thì sẽ bị mỉa mai là đàn ông mà thua cả đàn bà, nhục mặt); trong một video miêu tả quá trình nạo phá thai trên Facebook, hàng nghìn bình luận đến từ phụ nữ lên án người mẹ tàn nhẫn, khốn nạn,... (không hiểu sao lại có thể dùng từ ngữ nặng nề như thế dù chưa hề nhắc gì đến nguyên do nạo phá thai) nhưng chính phụ nữ đã đấu tranh đòi quyền được nạo phá thai cơ mà?
- Phải thừa nhận rằng không ít phụ nữ Việt Nam là phái "yếu", yếu trong cách đổi mới tư duy, yếu trong cách hành xử công bằng và bình đẳng,... 
- Tất nhiên mình không đánh đồng tất cả và chỉ đề cập đến những ai nằm trong bộ phận trên (vẫn đang nhan nhản trên mxh và trong đời sống thực). Phụ nữ là "phái đẹp" chứ không phải "phái yếu", mình đã từng được một giáo viên nhắc đi nhắc lại điều này rất nhiều lần để nghe và ghi nhớ.
- Khi đàn ông và xã hội đã và đang ngừng áp đặt định kiến lên người phụ nữ (trừ những quốc gia như Ấn Độ, Nepal, Haiti,...) thì chính phụ nữ tự cho rằng đàn ông vẫn đang áp đặt họ và tự áp đặt định kiến lên bản thân mình. Theo đó, họ có xu hướng đòi hỏi càng nhiều quyền lợi càng tốt và dẫn đến sự thiếu bình đẳng cũng như bất công đối với đàn ông. (Vấn đề thường được lờ đi do tư duy "nhường nhịn")
- Từng cá nhân thay đổi sẽ khiến xã hội thay đổi. Đừng trông chờ xã hội thay đổi "bình đẳng" và "công bằng" theo ý mình khi bản thân vẫn chưa thật sự làm được điều đó.

Thứ nhất, phụ nữ không tự gọi mình là "phái yếu" - đây là sản phẩm của xã hội phụ quyền với nền chính trị mang tính gia trưởng. Dần dà, tư tưởng này được ăn sâu vào tâm trí con người thông qua các thiết chế giáo dục, quan niệm xã hội, các vòng xã hội phụ quyền chiếm ưu thế trên thế giới.

Thứ hai, không chỉ riêng phụ nữ, mà khi bất cứ một nhóm người nào đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho họ tức là họ đang được đối xử không bình đẳng, ít nhất là không bằng một nhóm người khác trong xã hội. Khi nhóm người không được đối xử bình đẳng, họ bị tước đoạt các quyền con người cơ bản, các quyền lợi mà đáng ra họ phải được hưởng tương đương như các nhóm khác, cũng như bị hạn chế các mưu cầu cao hơn cơ bản, cùng với họ là nạn nhân của định kiến xã hội. Ví dụ: Ngay trong nhóm nữ thôi thì sự bất bình đẳng giữa người nữ làm việc ở công sở, nữ công nhân, nữ nội trợ cũng đã tồn tại rồi. Và bản thân mỗi nhóm người trong nhóm này cũng phải đấu tranh cho tiếng nói và quyền cơ bản của riêng họ. Ở bình diện rộng hơn, phụ nữ cần đấu tranh cho quyền bình đẳng của họ là do vị thế của họ trên thế giới vẫn bị coi nhẹ, họ vẫn thua thiệt so với đặc quyền nam giới, và vẫn là nạn nhân của định kiến xã hội gán lên họ. Cho đến giờ phút này, phụ nữ và trẻ em gái vẫn bị xếp vào "nhóm yếu thế" thì bạn biết là họ vẫn chưa thực sự được bình đẳng đến thế nào rồi đấy. Và nếu chúng ta không có được bình đẳng cho phụ nữ thì chúng ta cũng khó lòng mong mỏi có được bình đẳng cho các nhóm yếu thế khác.

Hình như có một tiêu chuẩn kép ở đây. Muốn bình đẳng nhưng không ra chiến trường ở những mặt trận nguy hiểm nhất. Bình đẳng nhưng không làm những công việc nặng tay chân nhất. Bình đẳng nhưng không làm những công việc nguy hiểm tính mạng nhất.

Hướng đi đúng hơn là phải công bằng như có bạn đã bình luận. Ai trong xã hội đều làm những gì mình làm tốt nhất là công bằng. Trèo lên mái nhà sửa ống khói ư? Đàn ông làm tốt hơn. May vá thêu thùa tỉ mỉ ư? Phụ nữ làm tốt hơn. Vân vân. Dĩ nhiên có nhiều cá thể đặc biệt. Ví dụ có gia đình người họ hàng của mình, vợ làm nuôi cả nhà, chồng ở nhà chăm con. Đó là phân công hợp lý nhất cho trường hợp của họ.

Ý chính vẫn là: mọi cá thể trong xã hội hoàn thành cái thích hợp nhất của mình như Plato có nói trong Politeia (dù mình không đi đến mức cực đoan như Plato).

Kiểu như.... Bình đẳng nhưng cái gì "cực khổ" là con trai phải gánh nha.

"Con trai sờ ngực con gái là biến thái.

Còn con gái sờ ngực con trai là đáng yêu, tinh nghịch".

Thật sự mình không hiểu nổi vụ này luôn!

Ôi phận "đờn ông"!

Mình nhớ là đã có topic tranh luận rất hăng về chủ đề này rồi và rốt cuộc cũng đi vào ngõ cụt vì mỗi bên đều bảo vệ cho luận điểm của mình.

Đứng trên khía cạnh phụ nữ, sự công bằng đó là sự tôn trọng, chân trọng những gì mà phụ nữ làm được chứ không mặc nhiên phụ nữ phải thế này, phải thế kia.

Còn nói thật muốn hiểu phụ nữ là phái yếu hay không các anh hãy xin đi vào phòng sinh với phụ nữ để thấy phụ nữ đã trải qua giây phút thập tử nhất sinh thế nào khi làm nhiệm vụ duy trì nòi giống. Qua một lần sinh con tuổi thọ giảm 5 năm là có thật. Cho nên có muốn khoẻ mạnh, có muốn vạm vỡ cũng khó lắm các anh ơi!

Thay vì nói về bình đẳng mình đề cao sự công bằng hơn. Với mình thì sự công bằng rất quan trọng đối với đời sống của một người phụ nữ. Với mình thì mình không thật sự quan trọng quyền bình đẳng giữa nữ và nam, chắc tại do ảnh hưởng của văn hóa nên mình đã mặc định sẵn là đàn ông phải có vai trò cao hơn những người phụ nữ và phụ nữ phải luôn tôn trọng đàn ông. Đó là sự công bằng cho cả hai bên. Bản thân mình là con gái nói riêng và phụ nữ nói chung, mình đề cao việc được đối xử công bằng hơn là bình đẳng.