Tại sao phụ nữ lại luôn là đối tượng bị bạo lực?

  1. Xã hội

  2. Giới tính

Vừa nãy mình đọc 1 bài viết trên fanpage Noron: Những con số biết khóc về nạn bạo lực phụ nữ trong gia đình mà mình thấy thật sự sốc. Thời buổi này vẫn có những người trọng nam khinh nữ sao các bác??

Dưới đây là hình ảnh với số liệu mình tìm được:

https://cdn.noron.vn/2022/04/18/27553327914582-1650249488_1024.jpg

Cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ (62,9%) phải chịu ít nhất một hoặc nhiều hình thức bạo lực do chồng gây ra trong đời và 31,6 % bị bạo lực hiện thời (trong năm 2019 ).

60,6% người gây ra bạo lực thể xác cho phụ nữ là thành viên nam trong gia đình.

61,4% phụ nữ bị chồng bạo lực cho biết con cái họ đã từng chứng kiến.

Từ khóa: 

phụ nữ

,

bạo hành

,

bạo lực gia đình

,

xã hội

,

giới tính

Mình nghĩ có 2 nguyên nhân chính khiến cho chị em phụ nữ bị bạo hành nhiều hơn nam giới là vì quan điểm của phong kiến vẫn chưa thực sự bị xóa bỏ hoàn toàn, phái nữ vẫn bị coi là phái yếu và thực tế là sức của một người phụ nữ không thể địch lại một người đàn ông (phần lớn là như vậy). Lý do thứ 2 là chị em phụ nữ còn quá cam chịu, chưa thực sự biết bảo vệ bản thân và bảo vệ danh dự của mình, quá đỗi bao dung khi người chồng, người cha bạo lực mình nhưng đều bỏ qua, không dám lên tiếng để lấy lại công bằng cho bản thân. Họ thường chọn cách nhắm mắt bỏ qua, nhưng đâu biết rằng có lần 1 thì sẽ có lần 2,lần 3,...và rất nhiều lần sau đó!

Trả lời

Mình nghĩ có 2 nguyên nhân chính khiến cho chị em phụ nữ bị bạo hành nhiều hơn nam giới là vì quan điểm của phong kiến vẫn chưa thực sự bị xóa bỏ hoàn toàn, phái nữ vẫn bị coi là phái yếu và thực tế là sức của một người phụ nữ không thể địch lại một người đàn ông (phần lớn là như vậy). Lý do thứ 2 là chị em phụ nữ còn quá cam chịu, chưa thực sự biết bảo vệ bản thân và bảo vệ danh dự của mình, quá đỗi bao dung khi người chồng, người cha bạo lực mình nhưng đều bỏ qua, không dám lên tiếng để lấy lại công bằng cho bản thân. Họ thường chọn cách nhắm mắt bỏ qua, nhưng đâu biết rằng có lần 1 thì sẽ có lần 2,lần 3,...và rất nhiều lần sau đó!

Mình có dịp đi nhiều nơi và thật buồn khi biết phụ nữ Việt Nam vẫn còn phải chịu thiệt thòi nhiều so với phụ nữ nhiều nước khác. Ngoài các ví dụ về bạo hành thân thể và tình dục, dường như phụ nữ Việt Nam vẫn để mình bị ràng buộc trong những tư tưởng đã lỗi thời như không cần học hỏi/biết quá nhiều, phải sớm tìm nơi chốn ổn định, phải thành thạo việc nội trợ, hoặc là hi sinh hạnh phúc cá nhân để lo cho gia đình...Một người phụ nữ U50 độc thân ở Việt Nam có thể bị coi là ế ẩm, chuẩn bị về vườn trong khi ở độ tuổi đó phụ nữ ở ngay nước láng giềng Phillipines bên cạnh vẫn được trân trọng như những cô gái U30. Đến cả những nước nhiều nam giới như Trung Quốc, Ấn Độ thì vẫn có kha khá tỷ lệ nam giới yêu chiều phụ nữ và sẵn lòng làm các việc nặng nhọc, xách đồ, chợ búa, buôn bán, nấu ăn chứ không đổ dồn hết mọi việc cho phụ nữ.

Có lẽ sự bất công chỉ được cải thiện khi phụ nữ chủ động điều chỉnh nhận thức về vai trò của mình cũng như cách bảo vệ bản thân khi cần thiết. Bên cạnh đó thì giáo dục bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản cũng cần được triển khai sớm với các mức độ khác nhau trong trường học. Tuyên truyền bình đẳng giới và bảo vệ bà mẹ trẻ em cũng là việc rất cần thiết để nâng cao dân trí.

bởi họ là những con người không có tiếng nói trong gia đình, thử hỏi nếu bạn có tiếng nói, có quyền thì còn ai dám xem thường, làm ra những hành động mất nhân tính như vậy 

bởi họ không đủ can đảm, không đủ hy vọng để có thể đứng lên vùng trả. Chỉ có những người trải qua xhtd và bạo lực mới có thể hiểu trong hoàn cảnh đó bạn còn chẳng có đủ dũng khí để nói với ai, chia sẻ hoặc tố cáo kẻ gây ra những hành vy ấy 

Không phải phụ nữ luôn là đối tượng bị bạo lực mà nó là 1 hiện tượng đáng buồn xảy ra khá nhiều ở VN hiện nay.

Mình may mắn được sinh ra trong một gia đình không quá trọng nam khinh nữ nhưng mình hay thắc mắc tại sao đã gọi là công bằng thì sao mỗi lần ăn cỗ xong, người rửa dọn là phụ nữ trong khi họ đã vất vả để chuẩn bị bữa ăn. Tại sao phụ nữ lại hay bị người lớn hơn hay cánh mày râu sai vặt. Đôi khi cũng chỉ vì thế mà mình bị mắng là tị nạnh nọ kia.

Ngay ở làng mình, vẫn còn 1 vài gia đình cứ 3 ngày, 5 ngày, chồng uống say lại lôi vợ con ra đánh chửi. Đã thế những người khác còn khuyên người phụ nữ là " Thôi nó say hay tính nó thế, chấp làm gì, cố chịu đi con".

Ôi! Tự bao giờ mà việc đánh vợ, đánh con lại được người ta coi là bình thường. Tự bao giờ mà người bị tổn thương và chịu thiệt thòi lại luôn phải nhẫn nhịn và không được lên tiếng và hành động để bảo vệ chính bản thân mình? Tự bao giờ mà bạo lực gia đình lại được người ta coi nhẹ và bỏ qua dễ dàng như vậy? Bỏ qua rồi thì nhưng vết thương cả thể xác lẫn tinh thần thì vẫn còn đó nơi người phụ nữ phải chịu đựng? Ai sẽ là người cảm thông, sẻ chia với họ trong khi chính những người phụ nữ kia lại cho rằng họ nên nhẫn nhịn khi chịu bạo lực? Tôi không hiểu tại sao họ lại có thể nói thế mặc dù là phụ nữ với nhau. Phải chăng chính những hủ tục xưa vẫn áp đặt sâu sắc lên suy nghĩ của họ như trong thiên "Giao đặc sinh" có khi chép: "Phụ nữ là phải theo người, lúc nhỏ theo cha theo anh, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con". Tức phụ nữ chẳng hề có sự lựa chọn?. Cũng như chị Blue Sapphire đã nói ở dưới. Cách tốt nhất để từng bước chấm dứt những con số biết khóc ấy về 0 chính là TỰ BẢN THÂN họ phải nhận thức được vị trí, quyền lợi của mình. Họ xứng đáng có một cuộc sống tự do như bao người đàn ông khác. Họ có thể thành công và sống tốt hơn cả cánh mày râu kể cả khi không có sự đồng hành của họ. Và cũng thực sự mong tất cả chúng ta:nam, nữ, già, trẻ, gái trai hay giới tính thứ 3 đều nhận thức được sự bình đẳng và đối xử với nhau tốt hơn.

https://cdn.noron.vn/2022/04/18/71004476501351-1650274434.jpg

Như câu mẹ mình từng nói: "Sinh ra là phụ nữ đã khổ rồi!"...