Việc mọi người đặt đức tin, niềm tin vào tôn giáo, có giúp họ đạt được sự giác ngộ hay lợi ích nào đó không?

  1. Văn hóa

  2. Tâm linh

  3. Triết học

  4. Tôn giáo

Từ khóa: 

đức tin

,

tôn giáo

,

văn hóa

,

tâm linh

,

triết học

,

tôn giáo

Luật pháp của quốc gia giúp con người sống và làm việc theo pháp luật.

Đức tin-Tôn giáo là sự tin tưởng, tôn trọng một sự giáo dục đúng đắn, nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi bởi sự giáo dục đó.

Đức tin-Tôn giáo giúp con người biết kính sợ và yêu thương, cộng đồng nhiều hơn. Nếu không có Tôn giáo thì tỉ lệ tội phạm sẽ nhiều hơn.

Đức tin- Tôn giáo thể hiện khát vọng của loài người dẫu sinh ra và sống trong hoàn cảnh nào cũng có mong muốn được lên Thiên Đàng. không ai muốn đi địa ngục. Bạn không tin thì thử nói với người bên cạnh xem?

Việc trở về Thiên Đàng không phải là việc dễ dàng, người ta nói: "khó như đường lên Trời" vì thế loài người không ngừng nỗ lực. Họ đi cầu tất cả những nơi nào họ cho là có thần linh thiêng, họ kiêng ăn, nhịn đói, hao tiền tốn của, họ hiến thân cả cuộc đời mình vì mong ước đó.

"Khó như đường lên trời"

  • "Khó", có nghĩa là vẫn có phương pháp.
  • "đường" để gọi là con đường thì nhất định phải có người đã đi trước và mở đường rồi.
  • Vậy Trong thế giới loài người, ai là người đã đi lại trên con đường đó mà làm ra con đường đó?.
  • Trên thế giới có hơn 800 tôn giáo khác nhau, mỗi tôn giáo lại dẫn con người đi theo một lối khác nhau. Nhưng " con đường" thỉ chỉ có một.
  • Làm thế nào để phân biệt được đâu là con đường chân thật?
Trả lời

Luật pháp của quốc gia giúp con người sống và làm việc theo pháp luật.

Đức tin-Tôn giáo là sự tin tưởng, tôn trọng một sự giáo dục đúng đắn, nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi bởi sự giáo dục đó.

Đức tin-Tôn giáo giúp con người biết kính sợ và yêu thương, cộng đồng nhiều hơn. Nếu không có Tôn giáo thì tỉ lệ tội phạm sẽ nhiều hơn.

Đức tin- Tôn giáo thể hiện khát vọng của loài người dẫu sinh ra và sống trong hoàn cảnh nào cũng có mong muốn được lên Thiên Đàng. không ai muốn đi địa ngục. Bạn không tin thì thử nói với người bên cạnh xem?

Việc trở về Thiên Đàng không phải là việc dễ dàng, người ta nói: "khó như đường lên Trời" vì thế loài người không ngừng nỗ lực. Họ đi cầu tất cả những nơi nào họ cho là có thần linh thiêng, họ kiêng ăn, nhịn đói, hao tiền tốn của, họ hiến thân cả cuộc đời mình vì mong ước đó.

"Khó như đường lên trời"

  • "Khó", có nghĩa là vẫn có phương pháp.
  • "đường" để gọi là con đường thì nhất định phải có người đã đi trước và mở đường rồi.
  • Vậy Trong thế giới loài người, ai là người đã đi lại trên con đường đó mà làm ra con đường đó?.
  • Trên thế giới có hơn 800 tôn giáo khác nhau, mỗi tôn giáo lại dẫn con người đi theo một lối khác nhau. Nhưng " con đường" thỉ chỉ có một.
  • Làm thế nào để phân biệt được đâu là con đường chân thật?

Lợi ích lớn nhất là nguồn an ủi về mặt tinh thần và nếp sống hướng thiện. Liên thấy con người có tín ngưỡng mà không mê tín thì đời sống tốt đẹp hơn rất nhiều.

Tôi tin vào Thiên Chúa không hẳn vì tôi tin, mà là vì tôi nhận thức được sự tồn tại của Chúa.
Nó cũng giống như khi tất cả chúng ta đều mù, khi đó đối với chúng ta màu sắc chỉ là sự tưởng tượng, và có vẻ như những người biết được sự tồn tại của màu sắc là những kẻ được "giác ngộ" hay là những kẻ "mơ mộng". Ngược lại, nếu chúng ta có thể nhìn được bình thường, chúng ta cảm thấy những người mù là những người kém may mắn hơn.
Với tôi, tôi nghĩ tôi có thêm một giác quan mới mà phần lớn người khác không may mắn có được, đó là giác quan nhận biết Thiên Chúa và cảm nhận được sự tồn tại của mình.
Tôi không nghĩ chúng ta nên bàn chuyện tôi sai hay các bạn sai, bởi vì ngay từ đầu chúng ta đã khác nhau về "gốc tọa độ" hay "cái làm chuẩn". Những người không cảm nhận Chúa, họ cho rằng những ai như họ là chuẩn, ít giác quan hơn họ là kém may mắn, nhiều giác quan hơn họ là mơ tưởng hão huyền. Tôi cũng vậy, khác là tôi có cái chuẩn khác với họ, vì thế tôi nghĩ những ai có cảm quan được Chúa mới là chuẩn, ai không có thì họ kém may mắn hơn thôi.