Tại sao tôi lại không giống như những gì mình nghĩ trong đầu?

  1. Chuyện tuổi 20s

Từ khóa: 

cuộc sống

,

chuyện tuổi 20s

Vì những gì bạn nghĩ không hoàn toàn thuộc về bạn, đó là sản phẩm của những gì bạn thu lượm được trên hành trình nghe-nhìn, học-hỏi :)

Trả lời

Vì những gì bạn nghĩ không hoàn toàn thuộc về bạn, đó là sản phẩm của những gì bạn thu lượm được trên hành trình nghe-nhìn, học-hỏi :)

Có 3 người trong bạn:

1, Bản chất/con người thật sự của bạn. 

2, Người mà bạn Tưởng mình là. 

3, Bạn trong cái Nhìn của người khác. 

Mọi người thường cố xây dựng hình tượng ở (3). Tự huyễn hoặc thỏa mãn hư vinh của bản thân ở (2). Nhưng cái người thứ (1) mới là người bạn cần phải tìm ra, hiểu ra. 

Bạn không giống những gì bạn nghĩ là chuyện bình thường nếu bạn vẫn chưa thật sự tìm hiểu về chính mình. Biết người là khôn, biết mình là sáng (trí tuệ). Mà muốn có được trí tuệ thì đều không dễ, phải đối mặt với những mặt tối của bản thân. 

Mình nhớ đến một yêu cầu về người ở chung miễn phí của một anh giàu có nào đó. Anh ta nói "chỉ chọn nữ sinh viên, vì nữ ăn ở sạch sẽ hơn nam". Nhưng có đúng không? Sạch sẽ hay không là tùy thói quen ăn ở của mỗi người, không liên quan gì đến giới tính. Đã vậy còn là nữ sinh viên, tức vẫn còn trẻ, có học thức, trên 18 tuổi. Vậy là ta biết điều anh ta muốn thật sự là gì rồi đấy :)) 

Có những người không dám đối mặt với dục vọng của chính mình, nhưng sẵn sàng tạo điều kiện để thỏa mãn nó và tự lừa mình dối người. Họ sẽ không bao giờ có được trí tuệ thật sự, vì dục vọng là bản năng ai cũng có, điều cần làm không phải là coi như nó không tồn tại và thuận theo nó, mà phải nhìn thẳng vào nó và khống chế nó. Tại sao ít ai làm được điều này? Vì mọi người muốn giữ gìn hình tượng cao quý trong sạch trong đầu mình, chứ không muốn chấp nhận những gì ti tiện có sẵn trong con người mình.

Những khuyết điểm, sai lầm, tội lỗi, ý nghĩ xấu mà ta không muốn thừa nhận chính là cánh cửa để ta hiểu về chính mình. Không phải chấp nhận ta là người như thế, mà là tìm hiểu căn nguyên của những thứ đó. Mọi thứ đều có nguyên nhân, không hẳn là ta dơ bẩn khi ta có những mặt tối.

Như khi ai đó muốn cướp đồ ăn của người khác, không hẳn là họ xấu xa, mà là họ đang rất rất đói. Đói là vấn đề cần giải quyết, chứ trọng tâm không phải ở chuyện cướp. Nếu người đó không nhận ra mình cướp đồ ăn vì đói, mà hiểu nhầm bản tính mình vốn xấu xa thì về sau dù không đói bụng họ vẫn sẽ cướp của người khác. Vậy nên, khi ta giáo dục một đứa trẻ phạm sai lầm, thì không nên công kích quá mức và khiến nó chấp nhận bản thân chính là người xấu, ta phải giúp nó hiểu tính chất của hành vi nó làm là đúng hay sai và cho nó biết các chừng mực giới hạn trong xã hội này (vì trẻ con không phải sinh ra đã hiểu tất cả những quy tắc trong xã hội này, nó cần quá trình học tập để hiểu đạo đức pháp luật).