Tại sao trong cùng một nước lại có các văn hóa khác nhau?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

khác biệt

,

văn hóa

Nhiều vùng lãnh thổ mỗi vùng có văn hoá đặc trưng riêng có chung quan điểm tư tưởng chính trị hoặc lệ thuộc sẽ tạo nên một quốc gia để đảm bảo quyền, lợi ích, phát triển tốt hơn
Trả lời
Nhiều vùng lãnh thổ mỗi vùng có văn hoá đặc trưng riêng có chung quan điểm tư tưởng chính trị hoặc lệ thuộc sẽ tạo nên một quốc gia để đảm bảo quyền, lợi ích, phát triển tốt hơn

Theo mình, sự phân biệt thành các quốc gia mang tính địa lý, lịch sử, và chính trị hơn là văn hoá. 

Ví dụ ở Việt Nam có rất nhiều dân tộc khác nhau nên họ sẽ có văn hoá riêng. Ở các quốc gia mà có nhiều dân tộc cũng như vậy. Tiệp Khắc và Tư Lạc Phạt Khắc cực kì giống nhau về văn hoá, sự khác biệt nhỏ hơn so với giữa các dân tộc ở VN với nhau: Nhưng họ lại là 2 quốc gia khác nhau (theo mình hiểu nôm na là do chính trị không tìm được điểm chung, khác nhau về kinh tế, điều kiện, chính trị; hơn là văn hoá).

Theo mình, lý do chủ yếu là do khác biệt về điều kiện địa lý. Ở mỗi vùng địa lý khác nhau, con người sẽ sinh hoạt, kiếm sống một cách phù hợp với điều kiện thiên nhiên tại vùng đó.

Ở đồng bằng, địa hình bằng phẳng con người trồng trọt chăn nuôi, phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp. Ở ven biển, đất đai ko hợp cho trồng trọt, con người sống dựa vào biển, đi biển đánh cá, nuôi thủy hải sản. Ở miền núi, khai phá rừng làm nương, ruộng bậc thang, đi rừng săn bắn... Từ đấy hình thành nên các loại hình văn hóa riêng biệt khác nhau.

Thường 1 đất nước sẽ có lãnh thổ rộng, bao trùm lên rất nhiều vùng địa lý, mỗi vùng sẽ tự hình thành các đặc điểm văn hóa riêng.

Do một nước được sát nhập từ lãnh thổ của nhiều dân tộc khác nhau lại mà thành. Ví dụ: Việt Nam mình tại sao miền Bắc miền Trung miền Nam lại có sự khác nhau về giọng nói? Vì: vốn dĩ Việt Nam ta từ thời Giao Chỉ lãnh thổ chỉ có đến vùng Thanh Hoá ngày nay. Sau đó là xâm lấn, sát nhập vùng đất miền Trung ngày nay thời xa xưa là của Lão Qua (Lào ngày nay), nên giọng nói pha lẫn với âm điệu của tiếng Lão Qua, đến vùng Quảng Nam Đà Nẵng, Phan Thiết, Phan Rang hiện tại thì lại pha tiếng Chămpa, đến khi vào đến Đông-Tây Nam Bộ và miền Tây thì tiếng Sài Gòn bây giờ lại pha với tiếng Khmer (đất miền Nam Việt Nam vốn dĩ thuộc cai quản của Cam Bốt, đến thời Nguyễn nhờ vua Gia Long đánh đuổi sự xâm lược của quân Xiêm (Thái Lan) và ổn định nội chiến cho dân Cam Bốt mà vua Cam đã cắt đất lại cho nhà Nguyễn, công chúa nhà Nguyễn cũng được gả cho Hoàng tộc vua Cam nên Việt Nam xưa và Cam Bốt coi như người trong nhà).
Có gì chưa chuẩn xin các bạn góp ý nhé!

vì một nước có nhiều vùng miền khác nhau, và trong mỗi vùng lại có làng xã khác nhau, và mỗi tập thể người trong vùng miền đó sẽ tạo lên sự đa dạng về lối sống cũng như văn hóa.

Theo mình nghĩ là vậy

Điều đó là đương nhiên, 1 nước có chiều dài đất nước chia làm 4 miền chính thì giống nhau mới là chuyện lạ.
Ở 1 tỉnh nhỏ, vùng ven ngoại ô đã có văn hóa hơi khác khác thị trấn trung tâm rồi nè