Tại sao truyện tranh, hoạt hình của Việt Nam không phát triển dù nhiều họa sĩ trẻ tài năng?

  1. Văn hóa

  2. Hội hoạ

  3. Phim ảnh

Mình thấy lứa họa sĩ trẻ nước mình rất tài năng nhưng tại sao truyện tranh, hoạt hình nước mình vẫn chưa thể phát triển vậy?

Từ khóa: 

truyện tranh

,

hoạt hình

,

văn hóa

,

hội hoạ

,

phim ảnh

danh-tac-thanh-truyen-tranh_1

Ý kiến riêng của mình thôi ạ. Họa sĩ Việt Nam tài năng thì không thiếu. Nhưng xét về mọi mặt thì có rất nhiều lý do khiến nền truyện tranh Việt Nam còn nhiều chỗ trống trong lòng độc giả.

So với quan niệm hẹp của xã hội và theo định nghĩa của tự điển tiếng Việt thì truyện tranh là những câu chuyện được minh họa bằng tranh dành cho thiếu nhi, điều này khiến truyện tranh Việt trở nên thật lạc hậu.


- Đặc điểm truyện tranh là không thể đi sâu vào diễn biến tâm lý nhân vật, lời văn phải súc tích, linh hoạt, hình ảnh phải đẹp và sinh động. Truyện tranh Việt Nam sở dĩ lép vế bởi họa sĩ sáng tác thường ham "nhồi nhét" nhiều nội dung cho truyện. Những nội dung truyện tranh của Việt Nam không mới lạ, thường chỉ xoay quanh những chủ đề như Thánh Gióng, Chí Phèo, Mai An Tiêm,.. lấy ý tưởng từ trong sách giáo khoa mà ra, những nét vẽ vẫn chưa được chau chuốt, nhất là đối với truyện tranh, yêu cầu tính thẩm mỹ cao.


- Một số họa sĩ Việt vẫn chưa chọn được những đề tài phù hợp để đưa vào truyện tranh, ít khi để ý độc giả Việt cần gì, thích gì. Họa sĩ nước ta khó có thể hợp tác với nhau hay thậm chí là tiếp thu ý kiến của người trong nghề, của độc giả để hoàn thiện tác phẩm của mình, khiến việc làm nên một bộ truyện tranh mang tính tập thể rất khó khăn.


- Việc phát hành truyện tranh nước ngoài có chi phí đầu tư thấp, thu lãi lớn cũng là một nguyên nhân quan trọng nữa cho sự lựa chọn của các nhà xuất bản. Nếu đề tài được độc giả yêu thích, nhà đầu tư sẽ thu lãi gấp 20-300 lần vốn bỏ ra, mà độ rủi ro hầu như không có.

Trong khi đó, truyện tranh VN, nguồn đề tài đã ít, vốn đầu tư lớn, độ rủi ro lại cao. Hơn nữa lại chịu nhiều áp lực về xuất bản. Ngay cả tập Thần đồng đất Việt độc chiếm ngôi đầu bảng truyện thiếu nhi miền Bắc với số lượng phát hành hai chục nghìn bản (từ tháng 2/2002 tới nay), thì vẫn lỗ và các nhà xuất bản vẫn phải sống dựa vào các bộ truyện tranh nước ngoài.


- Ở Việt Nam, khi mà các trang truyện tranh Online đang ngày càng phát triển thì con đường Vẽ - Xuất Bản lại trở nên vô cùng chông gai. Bởi lẽ chỉ sau ngày đầu phát hành, chắc chắn sẽ có rất nhiều người "yêu mến" truyện tranh "tốt bụng" scan lại từng trang tác phẩm của bạn và phát tán chúng trên mạng cho mọi người cùng xem. Chưa kể đến việc người đọc đã quá quen với việc đọc truyện tranh miễn phí trên mạng nên dần nảy sinh tâm lý ngại mua truyện giấy để đọc hơn.


Túm lại nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ sáng tác rất ít ỏi, lại chưa được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản nên nhiều truyện tranh sáng tác chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khá quan trọng nữa là rất nhiều người trong xã hội, đặc biệt là nhiều phụ huynh vẫn cách nhìn chưa đúng đắn về truyện tranh, cho rằng đây là thể loại giải trí nhảm nhí, không chứa đựng nhiều giá trị giáo dục. Ngoài ra, chính sách ưu đãi với các họa sĩ vẽ truyện tranh chưa cao... nên kết cục là truyện tranh ở Việt Nam phát triển chậm hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới..

(Cảm ơn bạn Himawarin đã mời, mình thích câu hỏi này 🙃)

Trả lời
danh-tac-thanh-truyen-tranh_1

Ý kiến riêng của mình thôi ạ. Họa sĩ Việt Nam tài năng thì không thiếu. Nhưng xét về mọi mặt thì có rất nhiều lý do khiến nền truyện tranh Việt Nam còn nhiều chỗ trống trong lòng độc giả.

So với quan niệm hẹp của xã hội và theo định nghĩa của tự điển tiếng Việt thì truyện tranh là những câu chuyện được minh họa bằng tranh dành cho thiếu nhi, điều này khiến truyện tranh Việt trở nên thật lạc hậu.


- Đặc điểm truyện tranh là không thể đi sâu vào diễn biến tâm lý nhân vật, lời văn phải súc tích, linh hoạt, hình ảnh phải đẹp và sinh động. Truyện tranh Việt Nam sở dĩ lép vế bởi họa sĩ sáng tác thường ham "nhồi nhét" nhiều nội dung cho truyện. Những nội dung truyện tranh của Việt Nam không mới lạ, thường chỉ xoay quanh những chủ đề như Thánh Gióng, Chí Phèo, Mai An Tiêm,.. lấy ý tưởng từ trong sách giáo khoa mà ra, những nét vẽ vẫn chưa được chau chuốt, nhất là đối với truyện tranh, yêu cầu tính thẩm mỹ cao.


- Một số họa sĩ Việt vẫn chưa chọn được những đề tài phù hợp để đưa vào truyện tranh, ít khi để ý độc giả Việt cần gì, thích gì. Họa sĩ nước ta khó có thể hợp tác với nhau hay thậm chí là tiếp thu ý kiến của người trong nghề, của độc giả để hoàn thiện tác phẩm của mình, khiến việc làm nên một bộ truyện tranh mang tính tập thể rất khó khăn.


- Việc phát hành truyện tranh nước ngoài có chi phí đầu tư thấp, thu lãi lớn cũng là một nguyên nhân quan trọng nữa cho sự lựa chọn của các nhà xuất bản. Nếu đề tài được độc giả yêu thích, nhà đầu tư sẽ thu lãi gấp 20-300 lần vốn bỏ ra, mà độ rủi ro hầu như không có.

Trong khi đó, truyện tranh VN, nguồn đề tài đã ít, vốn đầu tư lớn, độ rủi ro lại cao. Hơn nữa lại chịu nhiều áp lực về xuất bản. Ngay cả tập Thần đồng đất Việt độc chiếm ngôi đầu bảng truyện thiếu nhi miền Bắc với số lượng phát hành hai chục nghìn bản (từ tháng 2/2002 tới nay), thì vẫn lỗ và các nhà xuất bản vẫn phải sống dựa vào các bộ truyện tranh nước ngoài.


- Ở Việt Nam, khi mà các trang truyện tranh Online đang ngày càng phát triển thì con đường Vẽ - Xuất Bản lại trở nên vô cùng chông gai. Bởi lẽ chỉ sau ngày đầu phát hành, chắc chắn sẽ có rất nhiều người "yêu mến" truyện tranh "tốt bụng" scan lại từng trang tác phẩm của bạn và phát tán chúng trên mạng cho mọi người cùng xem. Chưa kể đến việc người đọc đã quá quen với việc đọc truyện tranh miễn phí trên mạng nên dần nảy sinh tâm lý ngại mua truyện giấy để đọc hơn.


Túm lại nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ sáng tác rất ít ỏi, lại chưa được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản nên nhiều truyện tranh sáng tác chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khá quan trọng nữa là rất nhiều người trong xã hội, đặc biệt là nhiều phụ huynh vẫn cách nhìn chưa đúng đắn về truyện tranh, cho rằng đây là thể loại giải trí nhảm nhí, không chứa đựng nhiều giá trị giáo dục. Ngoài ra, chính sách ưu đãi với các họa sĩ vẽ truyện tranh chưa cao... nên kết cục là truyện tranh ở Việt Nam phát triển chậm hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới..

(Cảm ơn bạn Himawarin đã mời, mình thích câu hỏi này 🙃)

Xin chào bạn mình đang có 1 sự án làm anime vn, bộ phim thuộc loại phiêu lưu, bộ phim 0 dành cho trẻ E dưới 10t, bộ phim có hành động bạo lực.

Quan trọng là nội dung và thành phần đọc truyện.

Truyện Việt Nam kém về phần nội dung và mục tiêu cho thành phần đọc.