Tại sao tư duy phản biện lại quan trọng?

  1. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

tư duy phản biện

,

phản biện

,

kỹ năng mềm

Tư duy phản biện là tư duy phân tích, đánh giá thông tin về một vấn đề đã có theo những cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề; là tư duy chất vấn các giả định, giả thiết nhằm tìm kiếm sự thật, lý lẽ rõ ràng, nhất quán về vấn đề nhất định; là sự khám phá những khía cạnh khác nhau của một vấn đề; là nhận định để khẳng định đúng sai, chứ không đơn thuần là sự tiếp nhận, duy trì thông tin một cách thụ động. Tư duy phản biện còn là tìm cách lý giải hay tìm tòi giải pháp mới nhằm giải quyết vấn đề, phân tích những giả định và chất lượng của những phương pháp mới hợp lý hơn về một giả thuyết nào đó, chứ không phải sự phản đối với nghĩa tiêu cực; thể hiện sự nhạy cảm trước bối cảnh.
Tư duy phản biện giúp con người vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hướng đến cái mới, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến; tìm hiểu, phát hiện những ý tưởng, giá trị mới của vấn đề; tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ và hành động; có ý thức nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn mới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo.
Nó giúp con người suy nghĩ một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau với những cách giải quyết khác nhau; khắc phục tình trạng nhìn nhận vấn đề một chiều, phiến diện, chủ quan, duy ý chí; suy nghĩ để giải quyết vấn đề theo hướng xem xét kỹ ở mọi góc độ, khía cạnh, đưa ra nhiều phương án khác nhau và lựa chọn phương án tối ưu với những lập luận có cơ sở vững chắc; ý thức rõ ràng hơn trong việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác khi tranh luận; sẵn sàng chấp nhận sự thật khách quan, lắng nghe ý kiến khác với ý kiến của mình và cố gắng tìm hiểu bản chất của vấn đề trước khi đưa ra kết luận; dám thừa nhận cái chưa đúng, sẵn sàng thừa nhận cái đúng của người khác và vì vậy, dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Tư duy phản biện giúp con người có phương pháp tư duy độc lập, nhìn ra những hạn chế, sai lầm dễ mắc phải trong quá trình tư duy của mình, từ đó đưa ra những nhận định tối ưu. Hơn nữa, còn trở thành một động lực phát triển xã hội, có giá trị rất lớn quyết định tới sự thành bại của tổ chức xã hội và sự tiến bộ của loài người.Xã hội có phản biện là xã hội phát triển, tránh được rủi ro, thúc đẩy cải tiến cái cũ và sáng tạo cái mới. Tư duy phản biện giúp con người giải quyết vấn đề một cách thấu tình, đạt lý.
Trả lời
Tư duy phản biện là tư duy phân tích, đánh giá thông tin về một vấn đề đã có theo những cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề; là tư duy chất vấn các giả định, giả thiết nhằm tìm kiếm sự thật, lý lẽ rõ ràng, nhất quán về vấn đề nhất định; là sự khám phá những khía cạnh khác nhau của một vấn đề; là nhận định để khẳng định đúng sai, chứ không đơn thuần là sự tiếp nhận, duy trì thông tin một cách thụ động. Tư duy phản biện còn là tìm cách lý giải hay tìm tòi giải pháp mới nhằm giải quyết vấn đề, phân tích những giả định và chất lượng của những phương pháp mới hợp lý hơn về một giả thuyết nào đó, chứ không phải sự phản đối với nghĩa tiêu cực; thể hiện sự nhạy cảm trước bối cảnh.
Tư duy phản biện giúp con người vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hướng đến cái mới, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến; tìm hiểu, phát hiện những ý tưởng, giá trị mới của vấn đề; tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ và hành động; có ý thức nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn mới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo.
Nó giúp con người suy nghĩ một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau với những cách giải quyết khác nhau; khắc phục tình trạng nhìn nhận vấn đề một chiều, phiến diện, chủ quan, duy ý chí; suy nghĩ để giải quyết vấn đề theo hướng xem xét kỹ ở mọi góc độ, khía cạnh, đưa ra nhiều phương án khác nhau và lựa chọn phương án tối ưu với những lập luận có cơ sở vững chắc; ý thức rõ ràng hơn trong việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác khi tranh luận; sẵn sàng chấp nhận sự thật khách quan, lắng nghe ý kiến khác với ý kiến của mình và cố gắng tìm hiểu bản chất của vấn đề trước khi đưa ra kết luận; dám thừa nhận cái chưa đúng, sẵn sàng thừa nhận cái đúng của người khác và vì vậy, dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Tư duy phản biện giúp con người có phương pháp tư duy độc lập, nhìn ra những hạn chế, sai lầm dễ mắc phải trong quá trình tư duy của mình, từ đó đưa ra những nhận định tối ưu. Hơn nữa, còn trở thành một động lực phát triển xã hội, có giá trị rất lớn quyết định tới sự thành bại của tổ chức xã hội và sự tiến bộ của loài người.Xã hội có phản biện là xã hội phát triển, tránh được rủi ro, thúc đẩy cải tiến cái cũ và sáng tạo cái mới. Tư duy phản biện giúp con người giải quyết vấn đề một cách thấu tình, đạt lý.
Tư duy phản biện là bạn phải biết quan sát, lắng nghe, sử dụng những lập luận để phân tích vấn đề từ đó có quan điểm của riêng mình. Đây là kỹ năng tạo cho bạn sự linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo hơn từ đó giúp phát triển Kỹ năng Giải quyết vấn đề.
Cả trong trong học tập hay công việc, bạn có thể trao đổi, tư duy phản biện lại bạn bè, giáo viên, hay đồng nghiệp. Mỗi người có góc quan điểm khác nhau và cần đưa ra đúng hoàn cảnh.
Kỹ năng này ở các nước phương Tây rất đánh giá cao vì phần liên quan đến giá trị văn hóa - Đề cao quan điểm cá nhân. Hiện tại các giảng viên của mình hầu hết áp dụng phương pháp giáo dục phương Tây và thường có những buổi học phản biện như thế này. Giáo viên luôn ủng hộ trình bày quan điểm và tôn trọng ý kiến của sinh viên, cùng nhau phân tích nhiều khía cạnh của vấn đề.
Chúng ta có thể rèn luyện bằng cách quan sát và đặt ra những câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Bằng cách nào? Như thế này đã tốt chưa? Nếu chưa cần khắc phục như thế nào?
Tư duy phản biện là một nhân tố quan trọng của tất cả mọi lãnh vực nghề nghiệp chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học (qua dẫn ra những câu hỏi chấp nhận được, những nguồn minh chứng hay tiêu chí, v.v.).
Tư duy phản biện có vai trò to lớn trong đời sống xã hội: giúp con người vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn; hướng đến cái mới, thoát ra khỏi những rào cản của định kiến; tìm hiểu, phát hiện những ý tưởng, giá trị mới của vấn đề; tạo tâm thế sẵn sàng tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ trong suy nghĩ và hành động; có ý thức nhìn nhận mọi vấn đề dưới góc nhìn mới, đưa lại kết quả mới, kích thích khả năng sáng tạo.

Tư duy phản biện giúp con người suy nghĩ một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau với những cách giải quyết khác nhau; khắc phục tình trạng nhìn nhận vấn đề một chiều, phiến diện, chủ quan, duy ý chí; suy nghĩ để giải quyết vấn đề theo hướng xem xét kỹ ở mọi góc độ, khía cạnh, đưa ra nhiều phương án khác nhau và lựa chọn phương án tối ưu với những lập luận có cơ sở vững chắc; ý thức rõ ràng hơn trong việc lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác khi tranh luận; sẵn sàng chấp nhận sự thật khách quan, lắng nghe ý kiến khác với ý kiến của mình và cố gắng tìm hiểu bản chất của vấn đề trước khi đưa ra kết luận; dám thừa nhận cái chưa đúng, sẵn sàng thừa nhận cái đúng của người khác và vì vậy, dễ dàng thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.

Khi vào đại học, điều đầu tiên các bạn tiếp cận không phải những bài giảng, những kiến thức chuyên môn mới mẻ mà là môi trường học mới, những con người mới, những cuộc chơi mới. Trong số những người xung quanh bạn, sẽ có người tốt, có người xấu; có những cám dỗ sẽ cuốn bạn đi vào khoái lạc để rồi khi nhìn lại bạn sẽ hối tiếc vì đã đánh mất bản thân mình.

Nếu bạn có trong mình một tư duy phản biện, bạn sẽ trở nên “mưu mô” hơn một chút, biết đặt câu hỏi rằng “Tại sao mình nên chơi với bạn kia? Mình sẽ học được gì nếu chơi với bạn ấy?” hay “Mình có nên đi chơi ở đây không? Cái giá của việc đi chơi này là gì? Mình có nên thử cái này một lần không?”. Nghe có vẻ mệt nhưng nó sẽ giúp bạn tránh những rắc rối không đáng có trong tương lai đó.

Có trong mình khả năng tư duy phản biện, bạn sẽ cất lên tiếng nói dõng dạc, mạch lạc từ ý tưởng của bản thân, bạn sẽ biết cách lắng nghe, đồng cảm với người khác, biết làm những điều để bản thân mình hạnh phúc nhất, sống vì bản thân thay vì sống theo suy nghĩ của người khác, và cho dù có bị bao vây bởi những cám dỗ thì bạn cũng sẽ luôn biết giới hạn để không bao giờ hối tiếc về những gì mình đã làm hay đã không làm.

Tư duy phản biện được coi là quan trọng trong mọi lãnh vực khoa học là vì nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, giải thích, và xây dựng lại những suy nghĩ của mình, bằng cách đó làm giảm rủi ro vận dụng, hay hành động, hay suy nghĩ với một niềm tin sai lầm. Tuy nhiên, ngay cả với những kiến thức về phương pháp đặt câu hỏi và lập luận logic, người ta vẫn có thể phạm sai lầm do thiếu năng lực vận dụng hay do những đặc điểm tính cách như tự coi cái tôi của mình là trung tâm vũ trụ. Tư duy phản biện bao hàm việc xác định rõ những định kiến, thiên vị, tuyên truyền, tự lừa dối, xuyên tạc, và những thông tin sai lạc.v.v. Với những kết quả nghiên cứu trong tâm lý học tri nhận, một số nhà giáo dục tin rằng nhà trường cần phải tập trung vào việc dạy cho sinh viên những kỹ năng về tư duy phản biện và nuôi dưỡng trong họ những phẩm chất cốt lõi của hoạt động trí tuệ.
Việc tư duy phản biện cũng được hiểu như một kỹ năng bạn có khi đương đầu với một vấn đề và bạn càng thành thạo kỹ năng bao nhiêu thì khả năng đương đầu với vấn đề của bạn càng lớn bấy nhiêu. Nếu như bạn để tâm đến tư duy phản biện thì bạn cũng có thể trách được nhiều tranh cãi không đáng có trong công việc và cuộc sống.
Ví dụ như trước khi share một thông tin hay một vấn đề gì đó bạn sẽ cân nhắc đến nguồn thông tin bạn đang share, từ đó mang đến cho mọi người những thông tin chính xác. Đặc biệt, trong thời đại tin giả còn nhiều hơn tin thật ngày nay việc này càng trở nên quan trọng.
Hoặc giả như thay vì đi tranh cãi với đồng nghiệp và với ai đó về một thông tin bạn chưa thật sự chắc chắn hoặc chưa có bằng chứng cụ thể có thể giúp bạn tránh được những tranh cãi không đáng có. Tuy nhiên, việc này không đồng nghĩa với việc bạn không đưa ra quan điểm của mình, mà bạn chỉ tạm dừng lại để xác nhận quan điểm của mình một cách chắc chắn.