TÂY SƠN NỮ ANH HÙNG.

  1. Lịch sử

Một ngày ảm đạm năm 1802, có một vị chúa hỏi người đàn bà tử tù: “Ta với Chúa công ngươi, ai hơn? “. Tử tù trả lời:”Chúa Công ta, tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi ngươi đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Tàu làm tan nát cả sơn hà cũng đều bị Chúa Công ta đánh cho không còn mảnh giáp…” Lời nói của tử tù thật đanh thép, phút chốc cỏ vẻ như bà mới là người có quyền báo ân báo oán, định đoạt sinh tử ở đây. Trở lại vài năm trước, chính tên chúa này cũng đã bị người hiện đang bị hắn cầm tù đánh cho một trận kinh hồn bạc vía. Vì thua mưu cao của đàn bà, hắn cảm thấy nhục nhã lắm, quyết đợi thời cơ trả thù cho đáng mặt nam nhi. Cho nên khi nghe quân mình đã bắt được vị “cố nhân” đó, hắn tìm đến ngay để hỏi dăm ba câu.

Tiếp theo chúa Nguyễn lại hỏi:”Ngươi có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh (con trai vua Quang Trung)?”. Bà trả lời đanh thép:” Nếu có thêm một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân đến được đất Bắc Hà”. Chúa Nguyễn tức giận quá, sai người đem bà cho voi dậm chết.

Người tử tù ấy, không ai khác, chính là nữ tướng Bùi Thị Xuân. Bùi Thị Xuân là một nữ tướng nổi tiếng của triều Tây Sơn, là một trong Tây Sơn ngũ phụng tướng và là vợ của thái phó, đô đốc Trần Quang Diệu. Bà sinh ra ở thôn Xuân Hòa, xã bình phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay. Nói về chuyện nhân duyên giữa bà và chồng thì theo người xưa: “Bà đã từng dùng võ nghệ của mình để giúp chồng mình thoát khỏi một con hổ, sau đó hai người nên duyên và trở thành rường cột cột của nhà Tây Sơn.” Bà bị quân chúa Nguyễn bắt trong trận đánh oanh liệt cuối cũng trong đời bà, trận đánh tại lũy Trấn Ninh.

Trận đánh này do vua Cảnh Thịnh đem quân đi đánh để hòng chiếm lại Phú Xuân và lệnh cho Bùi Thị Xuân đem 5000 quân đi hộ giá. Song lũy Trấn Ninh thủ dễ, công khó, vốn là của tổ tiên Nguyễn Ánh để lại nên càng thuận lợi cho chúa Nguyễn. Quân Tây Sơn không sao hạ được thành lũy. Nhận thấy thế trận càng ngày càng bất lợi, Bùi Thị Xuân liễu mình cưỡi voi đánh ráo riết vào lũy, bà đã làm mọi điều có thể và quả thật quân Nguyễn đã hốt hoảng định tháo lui. Nhưng vua Cảnh Thịnh quá hèn yếu, nhận thấy quân Nguyễn sang nhiều và có động thái đáng ngờ, vua hạ lệnh lui binh mặc cho Bùi Thị Xuân cố ngăn vua lui binh. Việc đột nhiên rút lui cộng với những tin tức bại trận liên tiếp đã làm quân Tây Sơn mất hết nhuệ khí, chỉ còn biết tháo chạy và để lại hết thảy vũ khí, đạn dược. Và Bùi Thì Xuân bị Nguyễn Ánh bắt sống như một hệ quả tất yếu.

Sinh thời Bùi Thị Xuân đã tận hiến hết mình cho nhà Tây Sơn bằng chứng là những câu nói cuối cùng trong cuộc đời bà trước mặt Nguyễn Ánh. Cả gia đình bà từ bà, chồng, con cái và họ hàng đều bị Nguyễn Ánh xử tử cả. Phải chăng lịch sử đã quá nhẫn tâm với nữ tướng ấy, tại sao kết cục của bà lại bi đát đến thế? Tôi hỏi, giả sử vua Quang Trung sống thêm 10 năm nữa thì liệu Nguyễn Ánh có thể toàn mạng được bao lâu, liệu khi đó triều Nguyễn có được lập ra hay không?

Nhân dịp 20/10, chúng ta hãy tưởng nhớ đến vị nữ tướng anh hùng Bùi Thị Xuân nhé.

220px-Bùi_Thị_Xuân


Từ khóa: 

thiên nam nữ kiệt

,

phụ nữ việt nam

,

lịch sử

Cái đoạn bà Xuân nói với Thế Tổ chỉ là sự chém gió của 1 ông giáo sĩ sau đó được anh em dã sử hùa theo :))
Trả lời
Cái đoạn bà Xuân nói với Thế Tổ chỉ là sự chém gió của 1 ông giáo sĩ sau đó được anh em dã sử hùa theo :))