Tết Hàn thực thì ăn gì?

  1. Lịch sử

Ngày mai là mồng 3 tháng 3 âm lịch, là ngày tết Hàn thực. Theo quan niệm truyền thống thì vào ngày tết này, các gia đình người Việt đều chuẩn bị những đĩa bánh trôi, bánh chay thành kính dâng lên ban thờ tổ tiên. Tuy nhiên, tục ăn bánh trôi, bánh chay thực ra là bắt đầu xuất hiện vào thời Lê Nguyễn. Còn trước đó thì người Việt ăn bánh cuốn vào dịp tết Hàn thực.

Trong An Nam chí lược, sử gia Lê Tắc chú rằng "vào Tết Hàn thực, đem bánh cuốn tặng nhau".

Điểm nữa là trong thi phẩm Tặng bánh xuân cho ngài thiên sứ Trương Hiển Khanh (饋張顯卿春餅), năm 1291, vua Trần Nhân Tông cho hay: "Hôm nay đúng ngày mồng 3 tháng 3, trên chiếc mâm chạm hình mây đỏ bày bánh xuân thái, là phong tục cũ của An Nam xưa nay" (柘枝舞罷試春衫, 況值今朝三月三。 紅玉堆盤春菜餅, 從來風俗舊安南). Còn Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa dẫn rằng, bánh xuân thái cũng chính là tên gọi khác của bánh cuốn, sách này đồng thời nói: "Quyển bính nhiều nhân càng ngon; Hiệu là bánh cuốn lăn tròn khéo thay".

Như vậy, vào thời Trần, thậm chí có thể truy lên thời Lý, nhằm tết Hàn thực, người Việt ăn bánh cuốn và có tục đem bánh cuốn tặng nhau, chứ chưa có tục ăn bánh trôi như thời Lê Nguyễn về sau.

Bánh cuốn còn được gọi là bánh xuân (春餅) hoặc bánh xuân thái (春菜餅), trong có nhân (có thể gồm cả rau lẫn thịt), được cuốn tròn lại, hình dạng khá gần với bánh cuốn ngày nay.

Từ khóa: 

,

lịch sử

ôi thế bánh cuốn có từ thời xưa rất xưa rồi nhỉ :D Nếu được chọn thì mình thích ăn bánh xuân thái hơn :D

Trả lời

ôi thế bánh cuốn có từ thời xưa rất xưa rồi nhỉ :D Nếu được chọn thì mình thích ăn bánh xuân thái hơn :D

ngày này có vẻ ít được quan tâm ở nơi mình ở

Ở chỗ mình Tết hàn thực ăn món rượu nếp cẩm. Món này khá ngon. Nghĩ thôi đã thèm rồi.