Thảo thư là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Thảo thư 草 hay chữ Thảo thực chất không hẳn là một dấu mốc trong quá trình phát triển chữ Hán. Thảo thư – nói một cách đơn giản là chữ Hán được viết rất nhanh. Tuy nhiên, thảo thư không phải là viết tùy tiện mà có quy ước, quy luật riêng của mình. - Thảo thư ra đời khá sớm, từ đầu đời nhà Hán. Khi đó người ta dùng chữ Lệ, vì nhu cầu ghi chép nhanh nên người ta tìm cách tăng tốc độ viết, giản lược các nét bút, từ đó hình thành Thảo thư. Chữ Thảo lấy cơ sở là chữ Lệ thì được gọi là Chương Thảo 章草 (nghe nói vì Hán Chương Đế rất thích chữ Thảo mà có tên gọi như thế). - Sau này, khi chữ Khải ra đời, chữ Thảo lại diễn biến thành Kim thảo 今草. Người ta cũng liệt chữ Thảo của Nhị Vương (Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi) vào hàng Kim thảo. - Trong Chương Thảo, các chữ được viết giản lược, nhưng từng chữ một rất rõ ràng, giản lược không nhiều, cách viết không khác so với chữ Lệ. - Kim Thảo có thể chia làm Tiểu thảo và Đại thảo (Đại thảo còn gọi là Cuồng thảo). Chữ Tiểu thảo vẫn viết tách bạch từng chữ, còn Cuồng thảo thì nét bút nối liền, vô cùng phóng túng. Chữ Cuồng thảo đã hoàn toàn thoát khỏi tính thực dụng của văn tự, mà trở thành thể chữ thuần nghệ thuật. - Kim Thảo cũng có quy luật giản hóa, sử dụng các phù hiệu đơn giản thay thế các bộ thủ phức tạp. Tuy nhiên với những người không quen đọc thì sẽ khá khó khăn để đọc ra các chữ Thảo.
Trả lời
Thảo thư 草 hay chữ Thảo thực chất không hẳn là một dấu mốc trong quá trình phát triển chữ Hán. Thảo thư – nói một cách đơn giản là chữ Hán được viết rất nhanh. Tuy nhiên, thảo thư không phải là viết tùy tiện mà có quy ước, quy luật riêng của mình. - Thảo thư ra đời khá sớm, từ đầu đời nhà Hán. Khi đó người ta dùng chữ Lệ, vì nhu cầu ghi chép nhanh nên người ta tìm cách tăng tốc độ viết, giản lược các nét bút, từ đó hình thành Thảo thư. Chữ Thảo lấy cơ sở là chữ Lệ thì được gọi là Chương Thảo 章草 (nghe nói vì Hán Chương Đế rất thích chữ Thảo mà có tên gọi như thế). - Sau này, khi chữ Khải ra đời, chữ Thảo lại diễn biến thành Kim thảo 今草. Người ta cũng liệt chữ Thảo của Nhị Vương (Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi) vào hàng Kim thảo. - Trong Chương Thảo, các chữ được viết giản lược, nhưng từng chữ một rất rõ ràng, giản lược không nhiều, cách viết không khác so với chữ Lệ. - Kim Thảo có thể chia làm Tiểu thảo và Đại thảo (Đại thảo còn gọi là Cuồng thảo). Chữ Tiểu thảo vẫn viết tách bạch từng chữ, còn Cuồng thảo thì nét bút nối liền, vô cùng phóng túng. Chữ Cuồng thảo đã hoàn toàn thoát khỏi tính thực dụng của văn tự, mà trở thành thể chữ thuần nghệ thuật. - Kim Thảo cũng có quy luật giản hóa, sử dụng các phù hiệu đơn giản thay thế các bộ thủ phức tạp. Tuy nhiên với những người không quen đọc thì sẽ khá khó khăn để đọc ra các chữ Thảo.