Thể loại của văn học lãng mạn?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Về hệ thống thể loại, vhlm chú trọng đến những thể loại trữ tình, dễ lồng cảm xúc cá nhân như thơ, truyện ngắn, tùy bút… Về truyện ngắn, nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình, vừa bám sát thực tế đời sống, vừa đào sâu vào thế giới chủ quan. Riêng những truyện ngắn viết về đề tài tình yêu không đơn thuần là những câu chuyện mua vui, lấy sự giải trí, thương cảm của độc giả mà còn là tiếng nói giải phóng con người khỏi những lễ giáo hà khắc, cổ hủ của chế độ phong kiến suy tàn. Đặc biệt, thơ là thể loại đặc trưng nhất cho tư duy lãng mạn. Và “Thơ mới” chính là dấu ấn, điểm nhấn quan trọng cho trào lưu văn học lãng mạn ở nước ta đầu tk XX. Chữ “mới” ở đây để chỉ rõ sự thay đổi, canh tân từ nội dung đến hình thức thơ. Nếu như thơ cũ là những loại thơ niêm luật chặt chẽ, ý tứ rõ ràng, nội dung bị đóng khung bởi những đề tài “phong hoa tuyết nguyệt” thì thơ mới lại mới ở sự tự do hóa hình thức và nội dung thơ. Về hình thức, những câu thơ được giải phóng tối đa câu chữ, cách ngắt dòng, ngắt nhịp cũng được tự do hóa. “Trời cao, xanh ngắt – ô kìa Đôi con hạc trắng bay về bồng lai”. Hay những tứ thơ rất giản dị, không hề đóng khung hay câu nệ như thơ văn thời kì trung đại: “Bờ rào cây bưởi không hoa Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo Lợn không nuôi,đặc ao bèo Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn… Về nội dung, nhiều bài thơ có những nội dung về tình yêu ngoài hôn nhân- là điều mà lễ giáo phong kiến luôn cấm kị như bài Tình già của Phan Khôi. Bài thơ ra đời như một mốc đánh dấu quan trọng cho Thơ mới và Thơ cũ. Bài thơ đề cập đến thứ tình cảm "nhân ngãi" "- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, Mà lấy nhau hẳn là không đặng, Để đến nỗi, tình trước phụ sau, Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau. - Hay! mới bạc làm sao chớ? Buông nhau làm sao cho nỡ! Thương được chừng nào hay chừng nấy, Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy! Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng."
Trả lời
Về hệ thống thể loại, vhlm chú trọng đến những thể loại trữ tình, dễ lồng cảm xúc cá nhân như thơ, truyện ngắn, tùy bút… Về truyện ngắn, nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình, vừa bám sát thực tế đời sống, vừa đào sâu vào thế giới chủ quan. Riêng những truyện ngắn viết về đề tài tình yêu không đơn thuần là những câu chuyện mua vui, lấy sự giải trí, thương cảm của độc giả mà còn là tiếng nói giải phóng con người khỏi những lễ giáo hà khắc, cổ hủ của chế độ phong kiến suy tàn. Đặc biệt, thơ là thể loại đặc trưng nhất cho tư duy lãng mạn. Và “Thơ mới” chính là dấu ấn, điểm nhấn quan trọng cho trào lưu văn học lãng mạn ở nước ta đầu tk XX. Chữ “mới” ở đây để chỉ rõ sự thay đổi, canh tân từ nội dung đến hình thức thơ. Nếu như thơ cũ là những loại thơ niêm luật chặt chẽ, ý tứ rõ ràng, nội dung bị đóng khung bởi những đề tài “phong hoa tuyết nguyệt” thì thơ mới lại mới ở sự tự do hóa hình thức và nội dung thơ. Về hình thức, những câu thơ được giải phóng tối đa câu chữ, cách ngắt dòng, ngắt nhịp cũng được tự do hóa. “Trời cao, xanh ngắt – ô kìa Đôi con hạc trắng bay về bồng lai”. Hay những tứ thơ rất giản dị, không hề đóng khung hay câu nệ như thơ văn thời kì trung đại: “Bờ rào cây bưởi không hoa Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo Lợn không nuôi,đặc ao bèo Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn… Về nội dung, nhiều bài thơ có những nội dung về tình yêu ngoài hôn nhân- là điều mà lễ giáo phong kiến luôn cấm kị như bài Tình già của Phan Khôi. Bài thơ ra đời như một mốc đánh dấu quan trọng cho Thơ mới và Thơ cũ. Bài thơ đề cập đến thứ tình cảm "nhân ngãi" "- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, Mà lấy nhau hẳn là không đặng, Để đến nỗi, tình trước phụ sau, Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau. - Hay! mới bạc làm sao chớ? Buông nhau làm sao cho nỡ! Thương được chừng nào hay chừng nấy, Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy! Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng."