Theo các bạn nghỉ việc thế nào thì nên? Mời mọi người xem qua bài viết dưới đây và cùng chia sẻ nhận định của các bạn?

  1. Kỹ năng mềm

Văn hóa ra đi - Văn hóa nghỉ việc

Hơn 5 năm kinh nghiệm làm tuyển dụng, tôi đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc: khi buồn khi vui. Vui khi tìm được ứng viên phù hợp với công ty, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các phòng ban. Vui khi nghe ứng viên chia sẻ họ đang rất hài lòng với công việc mới. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng có nỗi buồn. Buồn vì gọi trăm hồ sơ vẫn không thấy ai phù hợp, buồn vì khi phỏng vấn đến 5, 6 vòng, tìm được ứng viên tiềm năng, đến khi gửi thư mời nhận việc họ lại không muốn nhận. Tuy nhiên nỗi buồn mà tôi “sầu” nhất là thái độ ứng xử của một số ứng viên khi họ nghỉ việc.

Tôi phụ trách tuyển dụng vị trí Chuyên viên bán hàng cho công ty. Vị trí yêu cầu ứng viên có 3 năm kinh nghiệm tương tự. Sau khi chọn lọc, tiến hành nhiều vòng phỏng vấn, tôi và các sếp cũng chọn một ứng viên ưng ý. Bạn nhanh nhẹn, ham học hỏi, kinh nghiệm về công việc phù hợp. Tuần đầu đi làm,công ty chào đón bạn thân thiện, hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn bạn tận tình. Tôi với tư cách nhân viên phòng nhân sự, cũng hay trò chuyện, tìm hiểu những khó khăn của bạn để giúp bạn hòa nhập văn hóa mới. Môi trường công ty tôi rất chuyên nghiệp, bài bản nên tôi cũng hoàn toàn yên tâm bạn sẽ hào hứng làm việc.

Nhưng rồi sau 1 tháng 1 tuần, trên đường đi ăn trưa về, ứng viên đó nói với sếp của bạn là bạn muốn nghỉ việc. Sếp có hỏi lý do thì bạn đưa ra vẻn vẹn 1 câu nói: “Năng lực của bạn có thể chưa thể đáp ứng được kỳ vọng của công ty”. Sếp bạn an ủi, chia sẻ trong vòng 2 tháng đầu bạn không phải chịu về doanh số, chỉ cần tập trung học sản phẩm, mọi người không đặt quá nhiều áp lực, bạn không cần phải lo. Tuy nhiên bạn khăng khăng muốn nghỉ. Vì đang ngoài đường không tiện chia sẻ, sếp hẹn bạn chiều về văn phòng trao đổi.

Tuy nhiên, buổi chiều bạn xin phép nghỉ ốm và đó cũng là ngày cuối cùng bạn làm việc. Tối hôm đó sếp bạn nhắn tin hỏi thăm sức khỏe, bạn không trả lời. Ngày hôm sau chúng tôi gọi điện, gửi email nhưng điện thoại bạn không liên lạc được, email không trả lời. Hơn 1 tuần sau bạn mới gửi email thông báo bạn muốn nghỉ và sẽ không tiếp tục đến công ty làm việc nữa.

Trước khi tuyển chọn ứng viên này, chúng tôi đã kiểm tra thông tin tham khảo trên thị trường rất cẩn thận. Tất cả thông tin đều khá tốt, bạn là ứng viên nhanh nhẹn, chịu khó. Sự việc của bạn khiến tôi và sếp bất ngờ và luôn tự hỏi mình đã làm gì sai.

Trên thực tế, một ứng viên đi làm rồi nghỉ vì không phù hợp với môi trường, với công việc, điều đó có thể xảy ra. Tuy nhiên vấn đề ở đây là cách thức bạn thông báo rất thiếu chuyên nghiệp.

Điều đầu tiên bạn nên hẹn trao đổi với sếp tại một nơi lịch sự, không nên thông báo thông tin đó khi đang ở ngoài đường. Bạn cũng nên chia sẻ lý do rõ ràng và bàn giao công việc cẩn thận, không cần thiết phải “chạy trốn” như vậy.

Thị trường lao động tưởng rộng lớn nhưng thật ra rất nhỏ. Một tuần sau khi bạn nghỉ, tôi được biết bạn sang làm việc ở một công ty khác, quy mô nhỏ hơn. Chưa biết là bạn sẽ thành công ở cương vị mới hay không, tuy nhiên việc bạn “dứt áo” ra đi thiếu chuyên nghiệp như vậy đã để lại cho công ty chúng tôi những ấn tượng không tốt đẹp. Đối với chúng tôi, bạn không còn là nhân viên được đánh giá cao nữa.

Từ khóa: 

nghỉ việc

,

văn hoá công sở

,

văn hoá nghie việc

,

kỹ năng mềm

Mình thấythấy nhiều bạn rất thiếu suy nghĩ. Mình đã quyết muốn nghĩ thì ai lay chuyển được, sao phải chia tay như đâ ng yêu vậy.

Mình gặp nhiều, ngay tại gia đình. Rất nhiều trường hợp chiều nhận lương xong vẫn nói cười vui vẻ, tối về nhắn cái tin nhắn xin nghỉ, xong. Hay còn nghỉ mà rủ thêm ng khác nghỉ, bảo sang làm chỗ kia lương hướng điều kiện đc lắm, nghỉ xong rồi mỗi ng mỗi ngã luôn, nghĩ mà hài.

Các bạn ý có thể trẻ ng non dạ nhưng ko hiểu sao suy nghĩ tệ thật. Cuộc đời còn dài, rồi sẽ còn gặp lại nhau. Như vậy thì sau này đâu dám nhìn mặt. Chưa kể sếp thì quan hệ rộng hơn nhân viên nhiều và bạn cũng làm ngành đó thì Trái Đất tròn lắm. Chỉ 1 lời nói ko tốt của sếp với ng cũ thì vị trí ở nơi mới chẳng gì có thể gọi là vững đc. 

Có lẽ do các bạn chưa có kinh nghiệm nhiều, đôi khi các bạn sợ xin nghỉ sẽ bị nói này nói nọ, hoặc có khi bạn làm ở đây nhưng vẫn nộp đơn ở 1 công ty khác nữa. Đến khi bên kia gọi đi làm ngay thì bạn nhảy sang dẫn đến việc chia tay đường đột như vậy. Thôi thì công ty ko thiệt hại gì thì cũng xem bạn ấy như một cơn gió thoảng qua thôi, chứ vướng bận mệt ng thôi. Bạn chưa hiểu, thì rồi cuộc đời cũng "đập" cho bạn hiểu thôi.

Còn đối với một ng nhân viên kể các bạn trẻ hay ng đã có thâm niên. Nếu không có mâu thuẫn gì quá đáng. Một sự chia tay trong sự kính trọng lẫn nhau là điều nên làm. Ko mất mát gì một cái đơn xin nghỉ việc và 1 cuộc nói chuyện chia tay. Lý do thì có thể bịa ra cũng đâu có đến nổi nào. Bàn giao tất cả lại, ra đi sẽ ko vướng bận, lại còn đỡ bị ng ta rủa. Và nhất là ta đâu thể biết đc tương lai là như thế nào. Có thể bạn sẽ là ông chủ đứng thậm chí của trên của sếp cũ, những cũng có thể bạn phải cầu cạnh ng ta. Ấn tượng tốt xấu thì việc thành bại đã rõ.

Mình luôn nhắc nhở em mình tôn trọng tất cả mọi ng vì tương lai là vô định. 1 ng ăn xin vẫn có thể trở thành tỷ phú đấy thôi. Tạo và giữ đc ấn tượng tốt, tương lai rồi cũng sẽ có lúc cần đến vậy.

Trả lời

Mình thấythấy nhiều bạn rất thiếu suy nghĩ. Mình đã quyết muốn nghĩ thì ai lay chuyển được, sao phải chia tay như đâ ng yêu vậy.

Mình gặp nhiều, ngay tại gia đình. Rất nhiều trường hợp chiều nhận lương xong vẫn nói cười vui vẻ, tối về nhắn cái tin nhắn xin nghỉ, xong. Hay còn nghỉ mà rủ thêm ng khác nghỉ, bảo sang làm chỗ kia lương hướng điều kiện đc lắm, nghỉ xong rồi mỗi ng mỗi ngã luôn, nghĩ mà hài.

Các bạn ý có thể trẻ ng non dạ nhưng ko hiểu sao suy nghĩ tệ thật. Cuộc đời còn dài, rồi sẽ còn gặp lại nhau. Như vậy thì sau này đâu dám nhìn mặt. Chưa kể sếp thì quan hệ rộng hơn nhân viên nhiều và bạn cũng làm ngành đó thì Trái Đất tròn lắm. Chỉ 1 lời nói ko tốt của sếp với ng cũ thì vị trí ở nơi mới chẳng gì có thể gọi là vững đc. 

Có lẽ do các bạn chưa có kinh nghiệm nhiều, đôi khi các bạn sợ xin nghỉ sẽ bị nói này nói nọ, hoặc có khi bạn làm ở đây nhưng vẫn nộp đơn ở 1 công ty khác nữa. Đến khi bên kia gọi đi làm ngay thì bạn nhảy sang dẫn đến việc chia tay đường đột như vậy. Thôi thì công ty ko thiệt hại gì thì cũng xem bạn ấy như một cơn gió thoảng qua thôi, chứ vướng bận mệt ng thôi. Bạn chưa hiểu, thì rồi cuộc đời cũng "đập" cho bạn hiểu thôi.

Còn đối với một ng nhân viên kể các bạn trẻ hay ng đã có thâm niên. Nếu không có mâu thuẫn gì quá đáng. Một sự chia tay trong sự kính trọng lẫn nhau là điều nên làm. Ko mất mát gì một cái đơn xin nghỉ việc và 1 cuộc nói chuyện chia tay. Lý do thì có thể bịa ra cũng đâu có đến nổi nào. Bàn giao tất cả lại, ra đi sẽ ko vướng bận, lại còn đỡ bị ng ta rủa. Và nhất là ta đâu thể biết đc tương lai là như thế nào. Có thể bạn sẽ là ông chủ đứng thậm chí của trên của sếp cũ, những cũng có thể bạn phải cầu cạnh ng ta. Ấn tượng tốt xấu thì việc thành bại đã rõ.

Mình luôn nhắc nhở em mình tôn trọng tất cả mọi ng vì tương lai là vô định. 1 ng ăn xin vẫn có thể trở thành tỷ phú đấy thôi. Tạo và giữ đc ấn tượng tốt, tương lai rồi cũng sẽ có lúc cần đến vậy.