Thích 1 người không nên thích?

  1. Tâm sự cuộc sống

Đây là mail của bạn mình, nó gởi cho quý thầy ở chùa để tâm sự nhưng không có hồi đáp. Cho nên mình đăng lên cho các bạn tâm sự và chia sẽ với nó, 1 phần vì mình thấy hay thấy hứng thú với câu chuyện còn 1 phần nữa là mình chả biết giúp nó bằng cách nào nên đăng lên đây. Cu cậu lười typle lại nên mình xin copy nguyên văn cho mọi người đọc nha

Kính thưa quý thầy, sư cô !

Con tên Đạt năm nay con 27t, trải qua 27 năm cuộc đời thăng trầm nhưng tới hôm nay con như mới được tỉnh giấc được sống trọn vẹn trong từng phút giây.. Nay con xin mở lòng chia sẽ về chuyện nhân duyên của con mong quý thầy và sư cô hoan hỷ.

Con có ông ngoại là người xuất gia, từ nhỏ con rất hung hỗn rất là quậy phá hay vọng tưởng về bản thân và rất tham cầu hạnh phúc, chạy theo những thứ con không thuộc về mà quên mất đi những hạnh phúc mà con hiện có. Cho tới khi ông ngoại mất con mới thấy hối hận thấy bừng sáng và sữa đổi lại tâm tánh của mình. Ông ngoại tuy xuất gia nhưng rất khó và cũng rất yêu thương con cháu.. Khó ở đây là những khi vào thăm ngoại ông luôn dạy dỗ con về chuyện học hành và mong con là 1 người thế này 1 người thế kia, thương là những lúc dù con đã 18-20t nhưng khi nằm võng ngủ ông vẫn chờ cho tới khi con ngủ say lặng lẽ đưa võng cho con và đọc những bài chú như chú đại bi ru cho con ngủ với hy vọng con tỉnh tâm con thành 1 người tốt.. Chính vì thấy ông ngoại đặt kỳ vọng và thương mình quá còn bản thân mình thì quá tệ nên con cũng ngại vào thăm ông vì xấu hổ vì không dám đối mặt ông. Lần đó ông ngoại đi Nhập Hạ ở SG khoảng 3 tháng thì ông về, lúc đó nghe ông về nhưng con cũng không thăm cho tới khi ông trở bệnh và nhập viện con thăm ông ở bệnh viện được 1 sau đó vài ngày thì ông mất. Sau khi ông mất thì cuộc đời con như chuyển qua giai đoạn khác, tâm tánh con hiền hơn và trưởng thành hơn. Nhưng con vẫn đau khổ vì những mối tình vì những người con nghĩ sau này sẽ làm vợ con nhưng cuối cùng họ vẫn bỏ con đi, con nghĩ chắc tiền kiếp con gây ra nhiều nghiệp lắm nên kiếp này con mới nặng tình mới chịu nhiều đau khổ trong chuyện tình cảm như vậy... Vào ngày lễ noel năm trước thì 1 lần nữa con lại bị bạn gái chia tay, nhưng nhờ đau khổ lần này tâm con mới biết tới Phật pháp biết tới tu tập.

Con được 1 người bạn giới thiệu nên con hay lên nhà 1 bác Phật tử tại gia, con hay lên bác uống trà và nghe bác nói Pháp nghe bác dạy dỗ để hướng thiện sau đó con mới thấy thích nghe pháp thích tìm hiểu về Phật về chánh niệm về Thiền...v.v, dần dần con xem bác như là thầy là sư phụ của con. Có nhiều người như con lên thầy

lắm, con có rất nhiều đồng hữu trong đó có 1 sư tỷ đã theo thầy tu tập rất lâu rồi và 1 lần tình cờ con lên ngay ngày thầy và tỷ ấy tụng kinh. Lần đầu tiên gặp tỷ ấy con đã thấy có 1 cái gì đó đặc biệt lắm, dù mới gặp nhau lần đầu không nói chuyện với nhau nhiều nhưng khi có tỷ ấy ở bên trong giờ phút đó con thấy tâm rất an lành rất ấm áp, con nhớ thầy con từng dạy:

- Khi con gặp 1 người bình thường có ngoại hình xinh đẹp con sẽ muốn chiếm hữu thì con cho đó là thích nhưng cái thích đó là thích của phàm phu, con sẽ khởi dục và có những suy nghĩ đen tối. Còn có những người khi con nhìn thẳng vào mặt họ con không dám và nhìn vào họ con cũng không dám khởi dục con chỉ thấy an lành thấy hỷ lạc thì lúc đó là cái gì đặc biệt lắm.

Lúc đó con sợ con sẽ nãy sinh tình cảm với tỷ ấy, và con biết nếu duyên này khởi lên sẽ là sai. Người ấy là sư tỷ của con, là bạn đồng tu là thiện tri thức giúp con tu tập sao con đem lòng thương yêu cho được cho nên sau khi về nhà con không mơ mộng không tơ vương gì hết và rồi dần dần mọi thứ con xem như chưa từng có gì hết.

Cho tới 1 ngày thầy con tổ chức 1 đoàn khoảng 40 người đi cúng viếng 2 ngày ở núi Cấm - An Giang và con có tham gia. 40 người chia thành 2 xe con không biết là tỷ ấy ở xe bên kia cho tới khi lên núi con mới gặp lại tỷ ấy sau nhiều tháng, cả ngày hôm đó con cố gắng không tiếp xúc không nói chuyện với tỷ ấy thậm chí con còn làm mặt cau có làm mặt thờ ơ khó chịu khi vô tình ánh mắt của 2 đứa con nhìn nhau ấy thế mà dù không tiếp xúc không nói chuyện như thế nhưng lòng con vẫn thấy thích vẫn thấy an lành thấy thân thuộc với tỷ ấy lắm, dù con làm mặt lạnh lùng thờ ơ ra sao đi nữa thì lúc nào đối với con tỷ ấy cũng nỡ nụ cười. Tới giờ cơm tối thì tỷ ấy chủ động gọi tên con rồi gắp thức ăn cho con nên con cũng mở lòng con không thể làm mặt khó chịu với sư tỷ nữa, tới giờ sinh hoạt thầy con thuyết pháp cho mọi người nghe và ánh mắt của tụi con chạm nhau liên tục con không thể nhịn được mà cứ quay sang nhìn tỷ, con không biết có phải do con thích tỷ ấy nên con bị hoang tưởng hay không nhưng con cảm nhận được tỷ cũng có 1 chút xíu gì đó với con hoặc là đang biết con thích thích tỷ ấy... Lúc con đi ngủ hay lúc con thức lúc nào tỷ cũng chào đón con bằng 1 nụ cười, khi con nhìn lén tỷ ấy cũng chợt nhận ra tỷ ấy đang nhìn con.. Lúc khám phá hang của các bậc tiền nhân ở điện 13, trong hang có 1 đoạn rất khó vượt qua tỷ ấy bảo là cho chị mượn tay và con đáp lại khi con cầm đôi bàn tay ấy con không muốn buông 1 tí nào cả cho tới khi sư tỷ lấy nó lại.. Sau đó con mới chợt nhận ra nếu duyên đã tới thì không có cách nào để kìm nó lại được cả, nên con chấp nhận 1 sự thật là con thích sư tỷ của con rồi. Lúc cả đoàn soạn hành lý đi về con biết là sẽ không gặp lại tỷ nữa nên con tiếc nuối lắm con vội vội vàng vàng soạn balo thật nhanh rồi nhìn tới nhìn lui tìm tỷ ấy, trong 1 đoàn 40 người với du khách xung quanh đông như thế vậy mà tụi con vẫn tìm được nhau, trong lúc con vội vàng đi tìm tỷ ấy như thế thì từ lúc nào tỷ ấy đã đứng ở 1 góc nhìn sẵn con - nhìn con đang đi tìm tỷ, khi tìm được tỷ rồi thì ánh mắt con cũng dừng lại và con lên xe, khi lên xe con cũng ngoảnh mặt lại 2 lần và tụi con nhìn nhau nhưng lúc này mặt tỷ không còn nụ cười mà trông hơi buồn và có phần nào khó gần lắm.

Kết thúc chuyến hành trình ở núi cấm sau khi về nhà con bắt đầu quán chiếu, con tự dối lòng mình tự đặt nhiều câu hỏi như tỷ ấy lớn hơn mình tận 3 tuổi ngoại hình thì cũng tàm tạm thôi mình thiếu gì những cô nàng xinh hơn tại sao phải thích tỷ ấy và đâu phải lần đầu tiên mình thích 1 người có gì khó đâu mà không buông bỏ được... Với tư cách 1 người tu tập con cảm thấy rất xấu hổ khi tâm con lại thích tỷ ấy nhưng cũng với tư cách 1 người tu tập con biết tình cảm trong con rất thật, con thừa nhận là con có tham cầu khi thích tỷ con mong sau này được ở bên, được cưới tỷ về rồi 2 tụi con cùng nhau tu tập... Nhưng ngoài chuyện đó ra thật lòng con không vì vẻ bề ngoài không vì ái dục hay vì 1 cái gì hết, con chỉ muốn ở bên chăm lo cho tỷ và cho tỷ thật nhiều hạnh phúc, từ lúc nào trong lòng con đã không muốn thêm 1 ai nữa con chỉ muốn người hơn con 3 tuổi này sẽ làm vợ con sẽ cùng con đi hết đoạn đường ở kiếp này.

Từ khi trong lòng có tỷ thì con tu tập siêng năng và tu tốt hơn trước lắm, con biết tỷ đã theo thầy lâu nên phẩm hạnh cao hơn con nên con gáng theo cho kịp để xứng với tỷ ấy. Lúc tâm con khởi tham sân si hay khởi dục khi nhìn những người con gái khác thì con nghĩ ngay tới tỷ ấy để định tâm con lại, khi tâm con rong đuổi ở quá khứ hay vọng tưởng tới tương lai con cũng nghĩ tới tỷ ấy và bắt đầu quán hơi thở, lúc con vừa định làm gì sai trái con cũng sẽ nhớ hình ảnh nụ cười của tỷ ấy như 1 lời nhắc rằng " không được làm như thế, như thế là xấu không xứng với tỷ ".. Tỷ của con bây giờ như là chánh niệm trong con là động lực cho con vậy.

Dự định của con suốt thời gian qua và sau này sẽ là cố găng nâng cao khả năng tu tập của bản thân sau khi đã tiến bộ con sẽ đem hết những gì trong lòng con đi nói với tỷ ấy, và cho dù tỷ ấy có từ chối con cũng sẽ không buồn, những ngày qua khi không được ở bên tỷ thì dù có nhớ nhưng con cũng không buồn.. Con biết còn nhiều đời nhiều kiếp về sau, con chỉ xin tỷ tỷ 1 cơ hội nếu nhiều đời nhiều kiếp về sau nhân duyên đã đủ con chỉ mong được 1 lần bước đi cùng tỷ ấy, chỉ cần như thế thôi con đã mãn nguyện rồi.

Con cảm ơn quý thầy và sư cô đã nghe đôi dòng tâm sự của con, trước đây có nhiều vướng mắc con hay hỏi thầy con nhưng chuyện này thì không được nên con không biết nói cùng ai, con chân thành cảm ơn quý thầy và sư cô !

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

Chào bạn, mình thấy câu chuyện khá dễ thương. Vậy là bạn của bạn bây giờ là người thực hành Phật pháp như cư sĩ hay đã nhập dòng thánh để thành tu sĩ? Nếu bạn là tu sĩ thì thật tiếc là ước mơ kia không phù hợp nữa vì tu sĩ thì phải giữ giới độc cư. Còn nếu chỉ là cư sĩ hay người quy y bình thường thì vẫn có thể gắn bó với bạn đạo mà.

Có một điểm mình sẽ chọn khác bạn, cái này do thầy mình dạy mình thôi. Nếu thấy tham khởi vì tình ái, thay vì kìm lại theo lý trí thì ta nên đẩy nó lên cực đại thử xem sao bạn ạ. Kìm hãm cảm xúc hoặc neo cảm xúc vào một đối tượng không phải là con đường giải thoát mà chỉ làm chúng ta đi vòng quanh thôi. Khoan hãy gặp cô gái kia hay cô nào khác vội nhé, bây giờ bạn giải quyết bài tập này một mình trước đã. Bạn đang có đà tu tập nên khác với người thường, đây rất có thể là một cơ hội quý để bạn ngộ. Hãy đi một mình đến tận cùng để xem sau tham là gì nhé. Mình không tiết lộ câu trả lời ở đây mà sẽ phản hồi nếu bạn thực hành thành công;)

Trả lời

Chào bạn, mình thấy câu chuyện khá dễ thương. Vậy là bạn của bạn bây giờ là người thực hành Phật pháp như cư sĩ hay đã nhập dòng thánh để thành tu sĩ? Nếu bạn là tu sĩ thì thật tiếc là ước mơ kia không phù hợp nữa vì tu sĩ thì phải giữ giới độc cư. Còn nếu chỉ là cư sĩ hay người quy y bình thường thì vẫn có thể gắn bó với bạn đạo mà.

Có một điểm mình sẽ chọn khác bạn, cái này do thầy mình dạy mình thôi. Nếu thấy tham khởi vì tình ái, thay vì kìm lại theo lý trí thì ta nên đẩy nó lên cực đại thử xem sao bạn ạ. Kìm hãm cảm xúc hoặc neo cảm xúc vào một đối tượng không phải là con đường giải thoát mà chỉ làm chúng ta đi vòng quanh thôi. Khoan hãy gặp cô gái kia hay cô nào khác vội nhé, bây giờ bạn giải quyết bài tập này một mình trước đã. Bạn đang có đà tu tập nên khác với người thường, đây rất có thể là một cơ hội quý để bạn ngộ. Hãy đi một mình đến tận cùng để xem sau tham là gì nhé. Mình không tiết lộ câu trả lời ở đây mà sẽ phản hồi nếu bạn thực hành thành công;)

"Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai", chỉ một niệm khởi sân mà kết quả là muôn ngàn chướng ngại nảy sanh. Cho nên đừng nên vì sự việc nhỏ nhặt mà gây ra chuyện hại người hại mình, tức tối la hét là hành vi của kẻ ngu muội. Tuy chúng ta chưa thể là một người thông minh, nhưng tối thiểu chúng ta cũng đủ trí tuệ ngăn cản mình làm một con người ngu dại. Xem nhẹ hơn mọi sự việc không như ý, đồng thời tìm thấy ích lợi trong im lặng, giác ngộ ý thiền trong cuộc sống. Từ đó chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống không cần phải mệt mỏi như ta tưởng, cũng không phải khốn khó như ta đã gặp. Những sự việc nhỏ nhặt cũng giống như những hạt cát trong đôi giày đã làm cho bạn khó chịu. Thế thì bạn lựa chọn cách giũ bỏ hạt cát hay vứt bỏ đôi giày? Chúng ta không thể không mang giày, vì còn con đường dài phía trước, thế thì tại sao chúng ta không chịu giũ bỏ hạt cát!
Cảm xúc có sức mạnh to lớn, vừa có thể khơi dậy tiềm năng vô hạn của con người, vừa có thể đẩy người ta xuống vực thẳm. Khi gặp chuyện không như ý muốn, nếu không thể điều chỉnh tâm trạng, ta sẽ trở thành nô lệ của cảm xúc, cuộc sống cũng lệch khỏi quỹ đạo bình thường. Mọi người đều có thể gặp bất hạnh, nhưng bất hạnh nhất là những người chôn vùi mình trong chính sự bất hạnh ấy. Mong rằng, trong cuộc đời hữu hạn này, bạn và tôi đều không trở thành người như vậy.
Tất cả khổ đau đều bắt nguồn từ sự mong cầu hạnh phúc cho riêng bản thân mình.
Mặc dù đa số chúng ta sống như những ông vua, bà hoàng, song chúng ta vẫn rất thành thạo trong việc tìm cách tự chuốc khổ vào mình – chẳng có cái gì là đủ cả. Người giàu thì khổ về của cải, kẻ nghèo thì lại khổ vì thiếu của cải. Ngài Milarepa đã sống trong một cái hang, chẳng có thức ăn, thức uống nhưng ngài lại là người hạnh phúc nhất cõi đời. Thật ra thì chúng ta chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc trong tâm của chúng tâm mà thôi. Nếu tâm có tật bám chấp khổ đau thí nó sẽ tạo khổ đau và xem mọi thứ là kẻ thù hay mối đe dọa.
Nếu chúng ta không bám chấp trong tâm thì ngay cả một hoàn cảnh khó khăn thực sự, như bệnh tật chẳng hạn, sẽ không bị xem là khổ đau. Hiểu biết rõ về nhân quả sẽ giúp chúng ta chấp nhận hoàn cảnh hiện tại và sẽ dạy chúng ta cách từ bỏ khổ đau trong tương lai. Nhân quả có thể được giải thích rất dễ dàng – tính yêu thương là nhân của hạnh phúc; chấp ngã là nhân của khổ đau. Do đó, trong Ba mươi bảy pháp hành Bồ tát đạo có lời dạy:
"Tất cả khổ đau đều bắt nguồn từ sự mong cầu hạnh phúc cho bản thân mình. Chư Phật toàn hảo khởi hiện từ tâm vị tha."
Garchen Rinpoche
Trích "Những Khai Thị Từ Bậc Tôn Quý"
Đừng bị hấp dẫn, dối lừa bởi cái huyền bí, thâm mật, hãy nhìn vào đạo hạnh hiển nhiên dung dị!!!
Thế nhưng, câu hỏi do đây mà nảy sinh ra là: “Tại sao ai đó lại chọn để theo một truyền thống này nọ hay một vị thầy này nọ?” Liệu người ấy đã thật sự có hiểu biết căn bản để có thể chân thật gắn kết với cái truyền thống đó, ông thầy đó hay chưa? Hay là họ cứ mê mê, say say như thế mà chẳng có một căn cứ, một nguyên cớ nào cho thật là rõ ràng, chân xác cả? [...]
Lời khuyên của thầy gửi tới các bạn là:
hãy học hỏi, khảo sát nhiều hơn,
hãy tư duy, đào bới sâu hơn,
hãy so sánh cách đối nhân xử thế,
hãy xem xét phẩm hạnh chính yếu,
hãy xem xét cách hành xử, cách nhìn nhận sự việc,
hãy xem cả lời nói lẫn việc làm,
đừng dừng nơi lời nói, hãy nhìn sâu vào đức hạnh,
đừng dừng nơi cửa miệng, hãy nhìn sâu vào con tim,
đừng nghe cái uyên áo êm tai, hãy nhìn sâu vào toan tính ẩn giấu trong tâm,
đừng bị hấp dẫn, dối lừa bởi cái huyền bí, thâm mật, hãy nhìn vào đạo hạnh hiển nhiên dung dị!!!
Thầy hy vọng thư này sẽ đem lại cho các bạn một vài ý tưởng và định hướng cho đường tu.
Hungkar Dorje Rinpoche
Trích “Gửi Người Tìm Thầy Học Đạo”
Một người với trí thông minh ngoại hạng nhưng chỉ có một chút tinh tấn sẽ chỉ là một hành giả hạng thấp. Nhưng một người ít thông minh mà lại tinh tấn phi thường thì sẽ trở thành một hành giả thượng thừa. Không có chút tinh tấn nào thì mọi phẩm hạnh sẽ trở thành vô dụng. - Patrul Rinpoche

"Ái biệt ly khổ", "Sở cầu bất đắc". Tu là bớt khổ vậy mà vẫn khổ nhỉ? Đó là suy nghĩ của mình thôi, mình để lại bình luận mang tính chia sẻ chứ không biết nên khuyên gì.

Sau khi đọc xong câu chuyện của bạn thì cảm thấy câu chuyện này, mối duyên này có thể là thuận duyên hoặc nghịch duyên; khi tu học không nên dính mắc tình cảm, nó sẽ làm bạn có tâm ma; khi một người thích một bông hoa, họ sẽ có tâm muốn sở hữu được nó nhưng khi họ yêu bông hoa, họ sẽ muốn bông hoa đó được sống, không hái, mà chỉ tưới nước bón phân.
Nếu bạn còn dính mắc với tà tâm thì bạn không thể nào tiến bộ trong con đường giác ngộ, chỉ có khổ đau đeo bám bạn. Tôi không biết bạn của bạn tu học ở mức độ nào đã, đang và sẽ trở thành cư sĩ chưa? Hay chỉ là hàng Phật tử. Hay ý muốn của đạo hữu đó sẽ trở thành vị tu sĩ? Bạn có thể gắn bó với vị đạo hữu đó để tinh tấn trong bước đường tu tập của bản thân, không nên dính mắc sẽ trở ngại cho vị đó.
Duyên với Phật, vốn là không thể cưỡng cầu. Có người sinh ra, chỉ để hưởng thụ. Có người lại chỉ biết vậy rồi dừng. Nhưng cũng có người sinh ra, để truy cầu những điều cao cả hơn. Mỗi người một cuộc sống, một kiếp số. Người vô duyên không thể độ. Người hữu duyên không độ cũng tự tìm cầu. Bản thân còn chưa giải thoát, thì nên tự cố gắng nỗ lực buông xả. Đừng chuyện mình chưa lo, đã cho chuyện của người. Biết có duyên đến đâu thì giúp đến đấy. Việc gì cũng làm hết mình rồi, liền tự thanh thản thôi. Mây nước cuối trời, luân hồi vạn dặm, chẳng thể lưng chừng. Chỉ có thể làm đến cùng và vượt qua tất cả. Đừng hẹn kiếp sau, vì kiếp sau chắc gì còn được làm người.
Con người sinh ra rồi chết đi, chết rồi tái sinh trở lại, quanh quẩn mãi trong vòng luân hồi, nhưng không phải ai cũng tái sinh trở lại thành người đâu. Tùy theo những nguyên nhân phức tạp mà có khi tái sinh thành loài vật, loài ma quỷ, hay các sinh vật khác nữa. Cõi giới chúng ta đang sống không phải là cõi giới duy nhất, còn có những cõi giới của các sinh vật khác mà chúng ta không nhìn thấy đó thôi. Ta có thể gọi đó là những chiều không gian khác nhau hay thế giới vô hình cũng được vì các giác quan hiện nay của chúng ta không thể cảm nhận được những thế giới này. Tuy nhiên, không thấy được không có nghĩa là chúng không hiện hữu.
Luân hồi có thể tạm coi như là một trường học lớn, trong đó mọi sinh vật đều phải học cho đến khi tiến đến sự hiểu biết toàn vẹn. Sự tiến hóa hay thoái hóa là yếu tố quan trọng để chắc rằng sinh vật đã học được bài học mà họ cần học. Nếu chưa học được thông suốt thì phải học lại và đó là nguyên tắc của luật Nhân quả. Gây nhân nào thì gặt quả đó. Bất cứ một hành động nào tạo ra đều có kết quả ngược lại, có khi xảy ra ngay lập tức, có khi xảy ra sau đó trong kiếp sống khác.
Một người thông minh sẽ học được từ những sai lầm của mình nhanh chóng, rồi tự mình thay đổi để không phạm lỗi lầm đó nữa. Những người không biết điều này phải học đi học lại mãi, trải qua nhiều kiếp sống, cho đến khi học được bài học mà họ phải học. Một người thiếu hiểu biết sống bằng bản năng, thay vì sử dụng bộ óc thông minh, thường chuyển kiếp trở lại thành những loài thú. Vì đầu óc của họ chưa phát triển đầy đủ, chưa học được bài học rõ ràng, nên phải trở lại để học hỏi trong nhiều kiếp làm các loài vật khác nhau trước khi trở lại làm người.
Bạn đặt niềm tin vào vị Thầy tâm linh cho tất cả những đời sau của bạn. Chính Ngài là người sẽ dạy cho bạn những gì nên làm và không nên làm. Nếu bạn gặp một vị Thầy giả mạo mà không quán sát đúng đắn, bạn sẽ ném đi cơ hội của một người có khả năng tích lũy công đức trong suốt cả đời, và những điều kiện tự do và thuận duyên của đời người mà bạn đang có sẽ bị phí hoại. Điều đó cũng giống như chỉ vì lầm tưởng là cái bóng cây nên bạn bị một con rắn độc cuộn tròn dưới một thân cây giết chết khi bạn tới gần.
Bởi không quán sát vị Thầy một cách cẩn trọng,
Những kẻ sùng kính đã lãng phí công đức tích lũy,
Giống như nhận lầm rắn độc là bóng cây,
Bị lừa gạt, họ đánh mất tự do mà cuối cùng họ đã tìm thấy.
Đức Phật đã thuyết pháp thoại này cho vợ chồng của gia chủ, cha mẹ Nakulā. Khi Đức Thế Tôn ngụ tại khu rừng Bhesakalā ở Bhagga, vào buổi sáng Ngài đi khất thực đến trú xứ của hai người ấy. Cả hai người đã bày tỏ rằng họ rất thương yêu nhau và hài lòng về nhau, họ muốn gặp mặt nhau ở đời sau nữa. Đức Phật đã dạy rằng, nếu họ muốn gặp nhau từ đời này đến đời sau, yêu thương và hạnh phúc, cả hai người phải đồng tín, đồng giới, đồng thí và đồng trí tuệ, như vậy sẽ gặp nhau nữa. Bốn nhân duyên tạo xứng đôi vợ chồng là:
1. Đồng có đức tin (Samasaddhā), nghĩa là cả hai người đều có chánh tín, tin tưởng Tam bảo, tin lý nghiệp báo.
2. Đồng có giới hạnh (Samasīla), nghĩa là cả hai người đều giữ giới, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.
3. Đồng có bố thí (Samacāgā), nghĩa là cả hai người đều có tâm rộng rãi, xả tài, thích phân phát tài sản đến người nghèo khó, biết cúng dường đến các sa môn.
4. Đồng có trí tuệ (Samapaññā) nghĩa là cả hai người đều có trí hiểu biết chân chánh, có chánh kiến, thấy biết nhân quả, thấy biết bản chất cuộc đời, nhận thức được bốn sự thật khổ - tập - diệt - đạo. - A.II.61
Nếu chúng ta thực hành quy y nhưng không phát khởi tình yêu chân thật thì sẽ có rất ít lợi lạc. Mỗi khi chúng ta nghĩ về vị đạo sư tâm linh của mình thì tình yêu và lòng sùng kính phải dâng trào cho đến mức làm chúng ta ứa nước mắt. Khi chúng ta có sự sùng kính chân thật và mạnh mẽ này thì đây được coi như một dấu hiệu của sức nóng, một sức nóng phát sinh trong tâm thức đủ sức làm tan chảy băng giá của tâm thức, vốn được kết tinh từ những tập khí liên quan đến các cảm xúc tiêu cực.
Do đó, chúng ta liên tục phải thiền định về lòng từ ái, lòng sùng kính và lòng bi mẫn cho đến khi dấu hiệu trào nước mắt xảy ra. Giáo pháp về Đại viên mãn dạy rằng khi lòng sùng kính chân thật này trào dâng cho đến nỗi người ta phải bật khóc, người ta có thể thoáng thấy chân tâm của mình. Chúng ta phải tinh tấn thực hành lòng bi mẫn cho đến khi đạt được cảm xúc trào lệ ấy.