THIÊN KIẾN XÁC NHẬN ( Confirmation bias).

  1. Tâm lý học

  2. Khoa học

⚠️ Nguồn: iammaitrang, trangtamli, wikipedia , news straits times và tổng hợp từ nhiều nguồn khác.

▶️ Trước khi vào vấn đề chính, mình muốn hỏi bạn một câu hỏi:

➡️ Bạn hãy điền giúp mình 3 chữ cái tiếp theo của dãy sau:

A, B, C, D, ... (không hề đố mẹo nha)😊

Có phải câu trả lời của bạn là: E, F, G đúng không? Hoàn toàn chính xác✅

⏩ Vậy bạn rút ra được quy luật của dãy này là gì: Là chữ đứng liền sau chữ đằng trước ở trong bảng chữ cái Alphabet? Không chính xác

⚠️ Nhưng nếu mình nói rằng: đằng sau dãy đó là J, Z, F,... cũng hoàn toàn chính xác thì sao❓

🧐 Vậy rốt cuộc quy luật của dãy chữ này là gì❓ Câu trả lời của mình chỉ đơn giản là: Những chữ đằng sau chỉ cần là những chữ cái còn thiếu trong bảng chữ cái Alphabet thôi (không tính đến thứ tự).

⚠️✔✅Và câu hỏi trên chính là một ví dụ về ''Thiên kiến xác nhận''. Và thực ra thì đây là một thiên lệch phổ biến của con người.

'' Thiên kiến xác nhận''

( TKXN)

• Thiên: thiên vị.

• Kiến: Ý kiến cá nhân, chủ quan của bạn hoặc là mộ niềm tin có được thông qua ''kinh nghiệm'' và biến nó thành một nhận định/ ý kiến, khi nhìn nhận một vấn đề nào đó được bạn tiếp nhận thông tin.

• Xác nhận: Khẳng định.

➡️➡️➡️➡️ TKXN có thể hiểu đơn giản là: một dạng '' Thiên lệch nhận thức''. Khi mà con người tiếp nhận một thông tin nào đó, thì họ luôn luôn ưu tiên những ý kiến chủ quan cá nhân của bản thân, hay tìm mọi bằng chứng để củng cố cho niềm tin cố hữu mà họ được học, được dạy và được lớn lên cùng.

Và chính vì lí do đó, họ đã bỏ qua rất nhiều các khả năng, các trường hợp hay các góc nhìn khác. Hay nói cách khác những TKXN đó thường rất phiến diện.

♻️♻️ Quay trở lại với câu hỏi ở đầu bài viết. Có phải ngay khi các bạn nhìn thấy dãy chữ A, B, C, D,.... thì các bạn đều tin rằng tiếp theo đó sẽ là: E, F, G không? Và rõ ràng một điều là quy luật mà các bạn nghĩ tới nó rất hợp lí.

Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng trong trường hợp này thì nó hơi phiến diện, và mang tính kinh nghiệm được học một chút không?

Hơi lan man một chút, để mình lấy thử những ví dụ sau cho các bạn dễ hình dung nha:

🌝Thiên kiến xác nhận trong thực tế: Nguyên nhân và hệ quả 🌝

⏸⏸ Hãy cùng thảo luận 2 vấn đề sau:

▶️Vấn đề1:

Các bạn có thấy rằng: ít nhất một trong số chúng ta, đã từng được lớn lên với một tư duy và suy nghĩ rằng: nước mắt là không có tốt hay không?

Ví như hồi bé chúng ta khóc là sẽ có người ra dỗ dành. Hay thi thoảng bị ba mẹ mắng mà khóc, thì ba mẹ cũng thường bảo chúng ta phải nín. Đi học mà bạn khóc (vì bất kể lí do gì), thì bạn bè cũng thường đến an ủi rồi bảo rằng: mình phải nín đi hay chưa?

▶️ Hệ quả:

❌Với bản thân:

👉👉Bạn có nhận ra rằng chính hành động cộng dồn đó đã tạo một hệ quả những thói quen trong vô thức của mình hay không?

👉kiểu như: khi các bạn lớn lên, mỗi lần mình muốn khóc hay rơi nước mắt (dù vui hay buồn) thì auto chúng ta sẽ quay mặt đi chỗ khác. Hay có những bạn ngửa mặt lên trời cho nước mắt ngừng rơi, v.v.. đại loại là các phản xạ để tránh người khác thấy bản thân bạn đang khóc.

❌Với người khác:

Và một điều bạn cũng không ngờ rằng, chính bạn cũng đang luôn hỏi han và an ủi khi thấy một ai đó khóc trước mặt bạn. Điều đó có đúng với bạn không? Mình không chắc 😂😂😅😁.

💢💢Lý do của hệ quả trên là gì?
Đó chính là những thiên kiến mà bạn đã ngầm khẳng định và xác nhận nó trong quá trình bạn được giáo dục và lớn lên
Giải pháp:
💢🧠💫Có bao giờ bạn tự nghĩ và hỏi bản thân rằng: tại sao tôi đang muốn khóc mà tôi là cứ phải kìm nó lại hay không? Nước mắt có xấu không, tại sao lại không được để cho người khác thấy? Hay chỉ đơn giản: đây là cảm xúc của tôi mà, tại sao tôi không được tự do với nó?

👉Bởi vì bạn đã lớn lên trong một môi trường ai cũng như vậy. Lời khuyên mình muốn dành cho bạn là: Cảm xúc dù vui, buồn hay phẫn nộ, v.v... thì chúng là cảm xúc của bạn, hãy yêu thương chúng. Và hãy để chúng được diễn ra một cách tự do (khi bạn sẵn sàng).

▶️ Vấn đề 2:

❌ (Màu da và giới tính) Bạn có bao giờ để ý rằng: 👉 Phần đông mọi người xung quanh bạn (bao gồm một số bạn trẻ) đều cho rằng:

👉 Màu da đẹp là da sáng/trắng, còn màu da xấu/chưa đẹp là da nâu/đen hay không? (mình muốn nói đến màu da, chứ không có đề cập đến tình trạng da nha).

👉 Đem giới tính của các bạn LGBT+ ra để trêu đùa theo một chiều hướng không được tích cực cho lắm.

▶️ Hệ quả:

Hệ quả của những vấn đề trên:

👉 Hình thành một thiên kiến trong suy nghĩ của đa số những bạn đó là: Cái gì khác biệt (mình đang đề cập đến đặc điểm chứ không nói đến tài năng nha) và không giống với phần đông đa số còn lại (ở trong một tập thể) sẽ được cho là sai, là xấu.

👉 Không khách quan khi nhìn nhận và đánh giá một sự việc.

▶️ Nguyên nhân:
giống VD1.
▶️ Hiểu đúng: ✅
Màu da và giới tính là hai thứ bạn được sinh ra với nó. Hãy hiểu rằng:

✅ nó là đặc điểm của bạn chứ không phải là khuyết điểm. Nên nếu họ có vấn đề với bạn thì đấy là vấn đề của họ chứ không phải của bạn.

🌝Hệ quả của thiên kiến xác nhận ( các trường hợp và hệ quả sau đây đã được các nhà tâm lí học nghiên cứu và thực nghiệm)🌝

▶️ VD1:
👉 Trong những năm 1960, nhà tâm lý học nhận thức Peter Cathcart Wason đã thực hiện nhiều thí nghiệm được biết đến với tên gọi: Nghiên cứu kiểm tra giả thiết của Watson. Ông mô tả rằng: nhiều người có khuynh hướng tìm kiếm những thông tin, xác nhận những niềm tin sẵn có của họ. Không may thay là dạng thiên kiến này có thể khiến chúng ta, không thể nhìn nhận tình huống một cách khách quan. Nó cũng có thể tác động lên cách ta đưa ra quyết định và có thể đưa đến những lựa chọn kém hoặc sai lầm.
👉 Ví dụ, trong suốt mùa bầu cử, con người ta có khuynh hướng tìm kiếm những thông tin tích cực tô điểm cho những ứng cử viên họ yêu thích. Họ cũng sẽ tìm những thông tin khiến ứng cử viên đối phương nhuốm màu tiêu cực.
👉 Bằng cách tìm ra những dữ liệu khách quan, phiên giải thông tin theo hướng ủng hộ những niềm tin sẵn có và chỉ nhớ những chi tiết “cùng hướng” với những niềm tin này, họ thường bỏ lỡ thông tin quan trọng. Mà những chi tiết và dữ liệu này có thể ảnh hưởng lên quyết định về ứng cử viên nào nên ủng hộ.
▶️ VD2:
👉 Như Catherine A. Sanderson có đề cập trong cuốn “Tâm lý học xã hội” của mình, thiên kiến xác nhận cũng giúp hình thành và tái xác nhận những khuôn mẫu mà ta có về người khác.
👉 “Chúng ra ngó lơ những thông tin “phản pháo” lại những mong đợi của chúng ta. Ta sẽ nhớ (và lặp lại) những thông tin mang tính rập khuôn và quên đi hoặc ngó lơ những thông tin “không đúng khuôn”, đây là cách mà những khuôn mẫu được duy trì thậm chí ngay cả khi bằng chứng ngược lại rành rành ngay trước mắt. Nếu bạn biết được người bạn mới người Canada ghét khúc côn cầu và yêu du thuyền, còn người bạn mới người Mexico ghét đồ ăn cay và yêu nhạc rap thì khả năng cao là bạn sẽ ít nhớ đến những thông tin “không đúng khuôn” này hơn.”

🌝 Kết luận 🌝:

👉 Không may thay, tất cả chúng ta đều có thiên kiến xác nhận. Thậm chí ngay cả khi bạn tin chắc mình là người có đầu óc cực kỳ cởi mở và chỉ quan sát những sự thật trước khi đưa ra kết luận thì khả năng cao là cuối cùng vẫn sẽ có một thiên kiến nào đó định hình ý kiến của bạn. Thậm chí có là như vậy đi chăng nữa nhưng nếu ta biết về thiên kiến xác nhận và chấp nhận sự tồn tại của nó thì ta có thể nỗ lực để nhận ra nó bằng cách luôn tò mò về những góc nhìn trái ngược và thực sự lắng nghe những gì người khác nói và tại sao họ lại nói vậy. Điều này có thể giúp chúng ta nhìn nhận những vấn đề và những niềm tin tốt hơn từ góc nhìn khác, mặc dù ta vẫn sẽ cần rất nhiều tỉnh táo để vượt qua thiên kiến xác nhận của chính mình 👈
⚠️⚠️P/S: ở cả 2 ví dụ mà mình nêu ra cho chủ đề Thiên kiến xác nhận này:
Mình chỉ đề cập đến một bộ phận người chứ không quy chụp tất cả. Rất mong mọi người đọc và đón nhận bài viết này với một cái nhìn mở và khách quan nhất ⚠️⚠️
___ Peace ___

Từ khóa: 

tâm lý học

,

khoa học

Đọc càng nhiều sách thì càng dễ bị rơi vào mớ thiên kiến xác nhận của người khác

Trả lời

Đọc càng nhiều sách thì càng dễ bị rơi vào mớ thiên kiến xác nhận của người khác

Vượt qua được gia đình, nhà trường, xã hội mà không dính phải thiên kiến xác nhận là một cá nhân có ngộ tính cực kì cao, bạn nhỉ? Đáng tiếc là vì nhiều lý do, các thành phần kể trên thường cố gắng nhồi một loại thiên kiến xác nhận nào đó vào đầu trẻ, trước khi trẻ trưởng thành.

Khái niệm này khá mới nhỉ