Thương trường và Chiến trường

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp



Trước mình chỉ quan tâm tới chuyện nước này đánh nước kia. Giờ ra kinh doanh cty Gamize và đọc thêm về kinh tế mới thấy các tập đoàn lớn cũng giống những đế chế lắm. Nội mảng điện thoại đã có Apple, Samsung. Mảng công nghệ có Facebook, Google. Mảng thương mại điện tử có Amazon, Alibaba. Thậm chí 2 hàng giò chả gần nhà mình cũng chiến đấu với nhau quyết liệt giành khách chứ chẳng cần kể tới các ông khổng lồ trên.

Những tập đoàn kinh tế có nhân viên là quân lính, giám đốc là quân sư, hội đồng quản trị là vua chúa, sản phẩm là vũ khí, thị trường là chiến trường. Họ có thể tiêu diệt và sáp nhập các công ty nhỏ, hoặc ảnh hưởng tới cả một quốc gia. Đến mức binh pháp còn áp dụng được vào kinh tế thì ghê rồi.

Ông chủ của tập đoàn Starbucks khởi nghiệp năm 1971 từ một ý tưởng khi đang ở trên Ý, nhưng tới tận năm 2018 ông mới dám mở cửa hàng đầu tiên tại đây. Cứ cho ông là một hoàng đế lọc lõi đã xâm lược rất nhiều vùng đất, nhưng để chinh phục một cường quốc cà phê, nơi mỗi tách cà phê là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, cùng một lực lượng hùng hậu 57000 hàng quán, thì vẫn cần chiến lược thật siêu việt. Và đó là cái kịch tính, cái hay của kinh doanh.

Chiến tranh kinh tế tuy không gây thương vong lớn về người (trừ phi ban giám đốc rủ nhau treo cổ tập thể), nhưng nó có thể đẩy một đất nước hùng mạnh tới chỗ kiệt quệ. Như Hoa Kỳ từng hạ gục Liên Xô một phần nhờ thao túng giá dầu, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Xô, khiến siêu cường này vỡ vụn thành từng mảnh.


---

Gamize:


Từ khóa: 

kinh tế

,

chiến trường

,

khởi nghiệp

,

thương trường

,

kinh doanh và khởi nghiệp

Chính trị trong kinh tế (các công ty) và chính trị trên quan trường , chiến trường nó cũng tương đồng lắm :))

Trả lời

Chính trị trong kinh tế (các công ty) và chính trị trên quan trường , chiến trường nó cũng tương đồng lắm :))