Tiềm năng nông nghiệp cây Ấu Tẩu

  1. Nông nghiệp

  2. Ẩm thực

https://cdn.noron.vn/2021/08/20/cu-au-tau-1629458067.jpg

Ô đầu là cây thuốc có độc, tất cả các phần của cây đều chứa chất gây độc, nhiều nhất là ở củ. Củ ấu tàu rất độc, lượng độc của củ ấu tẩu có thể làm cho người tê cứng chân tay, tắc nghẽn mạch máu, đông máu và chết. Ấu tàu mọc trên cạn và chỉ có ở vùng núi cao. Lá tựa như lá ngải cứu, chia thành ba thuỳ, có răng cưa ở nửa trên. Rễ củ hình nón, mọc thành chuỗi, có củ cái, củ con. Dưới thân cây, rễ cái phình thành củ giống như củ đậu, gọi là củ mẹ. Cạnh cổ rễ cái, mọc ra những củ con. Trên đầu củ con có một búp mang lá ngầm. Sau khi cây nở hoa, củ mẹ sẽ héo và tiêu dần. Củ mẹ thường nhẹ, rỗng, ở giữa màu xám; củ con thì nặng, chắc hơn và lõi màu vàng. Trong dược thư Việt Nam, củ nhỏ được gọi là phụ tử, còn củ lớn được gọi là ô đầu. Phụ tử có độc tính kém hơn ô đầu..

https://cdn.noron.vn/2021/08/20/cay-au-tau-2-1629458088.jpg

Trong trường hợp uống rượu ngâm củ ấu tàu hoặc bệnh nhân tự ý dùng thuốc có chứa aconitin… aconitin ngấm rất nhanh qua da và niêm mạc dạ dày, ruột để vào máu gây nên các triệu chứng: Đầu tiên là các rối loạn cảm giác tại chỗ, cảm giác kiến bò ở lưỡi rồi mất hết cảm giác dẫn tới tê môi, lưỡi, họng và mặt, đôi khi gây cảm giác như đầu to ra; các chi cũng có thể mất cảm giác.

https://cdn.noron.vn/2021/08/20/101620cu-au-tau-1629458215.jpghttps://cdn.noron.vn/2021/08/20/au-tau-1629458103.jpg

Trong Đông y người ta dùng củ Gấu tàu để xoa bóp chữa chân tay đau nhức, sai khớp, bầm da do bị đụng dập. Củ thái lát mỏng đem ngâm rượu để xoa bóp ngoài da, không được uống. Củ ấu tầu có thể dùng 1 lượng nhỏ (3-4 gram/ngày) sắc nước uống, do aconitin dễ dàng thủy phân trong nước ở nhiệt độ cao.

https://cdn.noron.vn/2021/08/20/636233554619303585-1629458156.jpg

Cháo Ấu tàu từ lâu được xem là đặc sản của Hà Giang, người dân trong vùng gọi đây là "cháo độc dược" hay "cháo chết người". Theo những người dân ở đây, khi được chế biến thành cháo, ăn vào không chết người mà còn khiến cơ thể các đấng nam nhi hồi phục năng lực phòng the...? Ngày nay món cháo đặc sản này đã có mặt ở nhiều vùng ở Việt Nam. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều con phố đã bày bán loại cháo này, như trên đường Quang Trung (quận Gò Vấp), đường Cộng Hòa (quận Tân Bình). Củ ấu tẩu có độc nhưng qua kinh nghiệm chế biến khéo léo của người dân Tây Bắc đã trở thành nguyên liệu của món cháo ngon và có ích cho sức khỏe. Theo họ thì:"thông thường cháo ấu tẩu phải nấu trong nồi cơm điện từ 5 giờ chiều ngày hôm trước cho đến 6 giờ sáng ngày hôm sau mới được, nếu nấu bằng bếp củi thì phải ninh với thời gian lâu hơn. Phải nấu lâu như vậy là để khử độc tố có trong củ ấu. Muốn biết cháo ăn được hay chưa thì chỉ có một cách duy nhất là nếm cháo. Khoảng vài phút sau khi nếm cháo, nếu cảm nhận đầu lưỡi tê cứng, máu đông cứng lại... thì có nghĩa là ấu tẩu chưa hết độc"[3]. Khi du lịch ở các tỉnh vùng Tây Bắc như Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu..., du khách thường được giới thiệu có món cháo đặc sản ấu tẩu ăn vào có lợi cho sức khỏe. Ở các chợ của vùng này, củ ấu tẩu cũng được bán để ai có nhu cầu thì mua về tự chế biến. Thực ra tên gọi phổ biến với nhiều người là "cháo ấu tẩu" chứ ít khi gọi cháo ấu tàu.

Từ khóa: 

nông nghiệp

,

ẩm thực