TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ ODA CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nhật Bản chính thức có quan hệ viện trợ cho Việt Nam kể từ năm 1975 nhưng đến năm 1979 bị đình chỉ. Đến năm 1992, Nhật chính thức công bố nối lại viện trợ cho Việt Nam và bắt đầu cho Việt Nam vay 45,5 tỷ yên , lãi suất 1%, thời gian tả trong vòng 30 năm, 10 năm đầu không phải trả lãi. Quyết định khôi phục lại viện trợ cho Việt Nam đã có ý nghĩa quan trọng trong mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam- Nhật Bản , mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác giữa 2 nước trên nhiều lĩnh vực. Về phía Nhật Bản, quyết định này phản ánh ý chí mạnh mẽ của Nhật Bản nhằm muốn củng cố địa vị chính trị và kinh tế của mình trên trường quốc tế, trước mắt là tạo mối quan hệ hợp tác tương trợ với ASEAN. Quyết định này cũng cho thấy Nhật Bản ủng hộ các chính sách đổi mới toàn diện của Việt Nam và sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam phát triển về kinh tế, xã hội và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống, giúp Việt Nam nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay. Về phía Việt Nam, viện trợ của Nhật Bản là động lực để Việt Nam phát triển, từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có nền kinh tê trung bình. Trong thời gian nhận viện trợ ODA từ Nhật Bản, bộ mặt của Việt Nam đã đối khác, có nhiều công trình xây dựng được dựng lên chính từ vốn ODA của Nhật Bản, chẳng hạn như cầu Nhật Tân, sân bay quốc tế Nội Bài...là những công trình lớn do Nhật Bản tài trợ. Không chỉ viện trợ cho cơ sở hạ tầng mà các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo....cũng được Nhật Bản quan tâm đúng mức và có những hỗ trợ nhất định giúp Việt Nam khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thời điểm hiện tại. Những khoản vốn đầu tư và viện trợ của nước ngoài vào Việt Nam tại thời điểm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới, bắt kịp với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ. Không chỉ cung cấp ODA cho Việt Nam, Nhật Bản còn giúp Việt Nam thu hút viện trợ từ các tổ chức tài chính kinh tế khác như ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế IFM. Không chỉ là một trong những nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam năm 1992, Nhật Bản cũng luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Chính phủ Việt Nam, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tính đến nay, tài trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đã đạt con số khoảng 2.600 tỷ yên. Tại Kỳ họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 8 vừa diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida đã khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc tiếp tục cung cấp nguồn vốn ODA. Bộ trưởng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc tiếp tục cung cấp nguồn vốn ODA trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực và ứng phó với biến đổi khí hậu.... “Chính phủ Nhật Bản sẽ hợp tác với Việt Nam trong quá trình triển khai gói tín dụng 110 tỷ yên hỗ trợ các nước châu Á xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, cũng như khoản viện trợ 750 tỷ yên theo “Sáng kiến kết nối Nhật Bản - Mê Kông” vừa công bố ngày 2/5 vừa qua”, Bộ trưởng Fumio Kishida cho biết. Theo đó, Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam thông qua việc triển khai Giai đoạn VI Sáng kiến chung Việt - Nhật trong năm 2016; quyết tâm triển khai hiệu quả các dự án lớn, trong đó có Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam. Cũng tại Kỳ họp Ủy ban hỗn hợp vừa qua, hai bên đã nhất trí việc Nhật Bản sẽ nghiên cứu hỗ trợ Việt Nam xây dựng đối sách cơ bản và lâu dài với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng đang diễn ra tại miền Trung và miền Nam. Nhân dịp này, ông Kishida đã cùng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng ký công hàm trao đổi vốn vay ODA của Nhật Bản tài khóa 2015 cho Dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM giai đoạn II (khoản vay 3) trị giá hơn 20 tỷ yên và khoản viện trợ không hoàn lại phi dự án trị giá khoảng 501 triệu yên cho Việt Nam. Ngoài ra, Ngoại trưởng Nhật Bản và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cũng đã ký công hàm trao đổi viện trợ không hoàn lại tài khóa 2016 cho Dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực trị giá 390 triệu yên, tương đương hơn 3,6 triệu USD. Trước đó, vào tháng 2/2016, Chính phủ Nhật Bản đã ký cam kết cung cấp cho Chính phủ Việt Nam khoản ODA vốn vay đợt 1 năm tài khóa 2015 trị giá 95,167 tỷ yên. Mục tiêu của nguồn vốn vay này nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể, khoản vay ODA này sẽ giúp Chính phủ Việt Nam triển khai 4 chương trình, dự án bao gồm: Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi (30 tỷ yên); Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cảng Lạch Huyện, phần hạ tầng cảng (32,287 tỷ yên) và phần cầu đường (22,88 tỷ yên); Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu chu kỳ VI (10 tỷ yên). Như vậy, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam. Hầu hết các công trình hạ tầng giao thông lớn của Việt Nam đều có vốn ODA của Nhật Bản như cầu Cần Thơ, đường 5, cầu Nhật Tân, đại lộ Võ Nguyên Giáp, Cảng hàng không Nội Bài giai đoạn 2…. Nguồn vốn này đã và đang trở thành nguồn lực tài chính quan trọng để đầu tư phát triển các lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Được biết, đến năm 2020, Nhật Bản sẽ phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cung cấp 110 tỷ yên viện trợ ODA cho châu Á để xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Đối với Việt Nam, trong năm tài khóa 2016 kéo dài từ tháng 4/2016 đến hết tháng 3/2017, Nhật Bản sẽ tăng gấp 2,5 lần nguồn viện trợ ODA lên khoảng 290 tỷ yên.
Trả lời
Nhật Bản chính thức có quan hệ viện trợ cho Việt Nam kể từ năm 1975 nhưng đến năm 1979 bị đình chỉ. Đến năm 1992, Nhật chính thức công bố nối lại viện trợ cho Việt Nam và bắt đầu cho Việt Nam vay 45,5 tỷ yên , lãi suất 1%, thời gian tả trong vòng 30 năm, 10 năm đầu không phải trả lãi. Quyết định khôi phục lại viện trợ cho Việt Nam đã có ý nghĩa quan trọng trong mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam- Nhật Bản , mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác giữa 2 nước trên nhiều lĩnh vực. Về phía Nhật Bản, quyết định này phản ánh ý chí mạnh mẽ của Nhật Bản nhằm muốn củng cố địa vị chính trị và kinh tế của mình trên trường quốc tế, trước mắt là tạo mối quan hệ hợp tác tương trợ với ASEAN. Quyết định này cũng cho thấy Nhật Bản ủng hộ các chính sách đổi mới toàn diện của Việt Nam và sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam phát triển về kinh tế, xã hội và nhiều lĩnh vực khác trong đời sống, giúp Việt Nam nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay. Về phía Việt Nam, viện trợ của Nhật Bản là động lực để Việt Nam phát triển, từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có nền kinh tê trung bình. Trong thời gian nhận viện trợ ODA từ Nhật Bản, bộ mặt của Việt Nam đã đối khác, có nhiều công trình xây dựng được dựng lên chính từ vốn ODA của Nhật Bản, chẳng hạn như cầu Nhật Tân, sân bay quốc tế Nội Bài...là những công trình lớn do Nhật Bản tài trợ. Không chỉ viện trợ cho cơ sở hạ tầng mà các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo....cũng được Nhật Bản quan tâm đúng mức và có những hỗ trợ nhất định giúp Việt Nam khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thời điểm hiện tại. Những khoản vốn đầu tư và viện trợ của nước ngoài vào Việt Nam tại thời điểm này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới, bắt kịp với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ. Không chỉ cung cấp ODA cho Việt Nam, Nhật Bản còn giúp Việt Nam thu hút viện trợ từ các tổ chức tài chính kinh tế khác như ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế IFM. Không chỉ là một trong những nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam năm 1992, Nhật Bản cũng luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Chính phủ Việt Nam, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tính đến nay, tài trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đã đạt con số khoảng 2.600 tỷ yên. Tại Kỳ họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 8 vừa diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida đã khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc tiếp tục cung cấp nguồn vốn ODA. Bộ trưởng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc tiếp tục cung cấp nguồn vốn ODA trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực và ứng phó với biến đổi khí hậu.... “Chính phủ Nhật Bản sẽ hợp tác với Việt Nam trong quá trình triển khai gói tín dụng 110 tỷ yên hỗ trợ các nước châu Á xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, cũng như khoản viện trợ 750 tỷ yên theo “Sáng kiến kết nối Nhật Bản - Mê Kông” vừa công bố ngày 2/5 vừa qua”, Bộ trưởng Fumio Kishida cho biết. Theo đó, Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam thông qua việc triển khai Giai đoạn VI Sáng kiến chung Việt - Nhật trong năm 2016; quyết tâm triển khai hiệu quả các dự án lớn, trong đó có Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam. Cũng tại Kỳ họp Ủy ban hỗn hợp vừa qua, hai bên đã nhất trí việc Nhật Bản sẽ nghiên cứu hỗ trợ Việt Nam xây dựng đối sách cơ bản và lâu dài với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng đang diễn ra tại miền Trung và miền Nam. Nhân dịp này, ông Kishida đã cùng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng ký công hàm trao đổi vốn vay ODA của Nhật Bản tài khóa 2015 cho Dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM giai đoạn II (khoản vay 3) trị giá hơn 20 tỷ yên và khoản viện trợ không hoàn lại phi dự án trị giá khoảng 501 triệu yên cho Việt Nam. Ngoài ra, Ngoại trưởng Nhật Bản và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cũng đã ký công hàm trao đổi viện trợ không hoàn lại tài khóa 2016 cho Dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực trị giá 390 triệu yên, tương đương hơn 3,6 triệu USD. Trước đó, vào tháng 2/2016, Chính phủ Nhật Bản đã ký cam kết cung cấp cho Chính phủ Việt Nam khoản ODA vốn vay đợt 1 năm tài khóa 2015 trị giá 95,167 tỷ yên. Mục tiêu của nguồn vốn vay này nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể, khoản vay ODA này sẽ giúp Chính phủ Việt Nam triển khai 4 chương trình, dự án bao gồm: Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đoạn Đà Nẵng - Quảng Ngãi (30 tỷ yên); Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, cảng Lạch Huyện, phần hạ tầng cảng (32,287 tỷ yên) và phần cầu đường (22,88 tỷ yên); Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu chu kỳ VI (10 tỷ yên). Như vậy, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam. Hầu hết các công trình hạ tầng giao thông lớn của Việt Nam đều có vốn ODA của Nhật Bản như cầu Cần Thơ, đường 5, cầu Nhật Tân, đại lộ Võ Nguyên Giáp, Cảng hàng không Nội Bài giai đoạn 2…. Nguồn vốn này đã và đang trở thành nguồn lực tài chính quan trọng để đầu tư phát triển các lĩnh vực hạ tầng kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Được biết, đến năm 2020, Nhật Bản sẽ phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cung cấp 110 tỷ yên viện trợ ODA cho châu Á để xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao. Đối với Việt Nam, trong năm tài khóa 2016 kéo dài từ tháng 4/2016 đến hết tháng 3/2017, Nhật Bản sẽ tăng gấp 2,5 lần nguồn viện trợ ODA lên khoảng 290 tỷ yên.