Tôn giáo đối với con người

  1. Văn hóa

     

IMG_4477

Chùa Thanh Hà, trụ sở giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa (Ảnh tác giả chụp)


Ở Việt Nam phổ biến đạo Phật, đạo Mẫu, đạo Thiên chúa giáo, ... Đa số người Việt đi chùa và đến cửa đền. Đạo Thiên chúa có tổ chức riêng rất chặt chẽ.

    Tư tưởng tịch cực Phật hòa nhập vào truyền thống tốt đẹp của dân tộc trở thành bản sắc văn hóa dân tộc. Đạo Thiên chúa giáo hay Ki tô giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XV, XVI. Khi xâm chiếm Việt Nam, thực dân Pháp đã coi Ki tô giáo như một công cụ đi đầu trong công cuộc chinh phuc, đồng hóa về mặt văn hóa. Ki tô giáo cũng đã gặp những lực cản trước khi trở thành tôn giáo chính thức ở Việt Nam. Mẫu và tín ngưỡng thờ Mẫu là tôn giáo dân gian được đa số người Việt Nam tìm tới.

    Đức Phật và các câu chuyện về người rất nhiều. Phật giáo là một lối sống. Người Việt đến với đạo Phật vì tôn giáo này gần gũi với đời sống, tâm tư và tình cảm của họ. Nhân dân ta có quan niệm "Ở hiền thì gặp lành". Đạo Phật đề cao nhân tính. Đọc truyện cổ tích , ta luôn gặp hình tượng ông Bụt, ông Bụt luôn xuất hiện đúng lúc con người cần và giải quyết khó khăn thắc mắc của họ. Qua nhân vật này, dân gian muốn nói tới tính thiện và sự bênh vực cái thiện. Đến với đạo Phật là ta tìm cái thiện ở trong mình. Cái thiện sẽ cứu rỗi chính mình và đem lại điều tốt đẹo cho xã hội.

    Nếu ta đến các chùa chiền hiện nay, các ngôi chùa vẫn thường làm lễ cúng sao, giải hạn, đốt vàng mã. Người mẹ là hình ảnh đặc biệt đối với người Việt Nam. Mẫu tức là mẹ. Ngoài Tứ phủ, chúa Liễu Hạnh, Tản Viên Sơn, Phù Đổng, Chử Đồng Tử là bốn vị thánh đã được suy tôn là Tứ bất tử. Đây là tín ngưỡng văn hoá bản địa của người Việt Nam với nhiều nhiều điểm đặc sắc như lên đồng, hát chầu văn.

     Các lễ hội văn hóa diễn ra ở nước ta đều gắn liền với tục thờ cúng tổ tiên, biết ơn tiền nhân và mong muốn may mắn đến với mình. Người đến chùa cúng cỗ chay và đặt tiền lên ban thờ Phật. Người đến đền vẫn có thể đến trước tượng Quan Thế Âm Bồ Tát thường đặt trong khuôn viên đền để thành tâm kính cẩn và mong điều may mắn, cũng như thỉnh kinh và tụng kinh. Quan niệm tâm linh của người Việt gắn liền vơi tục thờ cúng tổ tiên, nói tới điều này không thể không nói tới tục đốt mã hay còn gọi "xá tội vong nhân" vài tháng bảy âm lịch. Người Việt cho rằng những đồ mã gửi xuống cho người đã khuất sẽ khiến họ được đủ đầy và yên ổn. Tháng bảy âm lịch cũng có một ngày lễ rất lớn trong Phật giáo là Vu Lan.

    Con người đến với tôn giáo là đến với nhu cầu tâm linh của mình. Trước kia, làng của ngừơi Việt Nam bao giờ cũng có đình, đền, chùa, miếu,... Những ngôi nhà thờ đã xuất hiện ở Việt Nam trong cuộc đụng độ văn hoá phương Đông và phương Tây. Người Việt Nam về cơ bản đã có sự chọn lọc, dung hoà với một nền văn hoá hoàn toàn xa lạ với mình mà vẫn giữ vững được gốc rễ văn hoá. Tuy nhiên, như một lẽ tự nhiên, giao lưu văn hóa mạnh mẽ hiện nay khiến các phong tục của người phương Tây được chúng ta tiếp nhận cởi mở, Halowin, Noel, Valentine, ... đi vào cuộc sống thường nhật.

    Tôn giáo hướng con người tới những điều tốt đẹp trong cuộc trong cuộc sống. Đạo Phật có câu "Sống phúc âm trong lòng dân tộc", đạo Thiên chúa có câu "Sống tốt đời đẹo đạo", đạo Mẫu không cho phép mê tín dị đoan, ...

    Tôi đến với tôn giáo vì cái thiện trong các tôn giáo ấy. Tôi yêu văn hóa dân gian Việt Nam, đi chơi Noel, thích nghe tiếng chuông nhà thờ và đặc biệt tôi rất trân trọng vẻ đẹp và lý tưởng sống của đạo Phật. Tất nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, các tôn giáo vẫn còn có chỗ hạn chế. Điều này là không thể tránh khỏi và đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi chúng ta.

Từ khóa: 

đạo phật

,

đạo mẫu

,

đạo thiên chúa

,

chùa

,

tâm linh

,

văn hóa

Rất thích bài viết của ban! Cô đọng nhưng vẫn đủ bao quát. Gia đình mình tuy chỉ thờ ông bà, nhưng bản thân rất thích triết lý nhà Phật. Trong các hệ tư tưởng như Phật, Đạo, Nho, Công giáo...cá nhân mình thấy hệ tư tưởng Phật gia là gần với thực tế nhất, và nó đã có ảnh hưởng ko nhỏ trong việc định hình nhân cách & con người mình. Hiện mình đang từ từ nghiên cứu thêm Đạo Mẫu. ^_^

P/s: cá nhân mình tin rằng những hạn chế của các tôn giáo/hệ tư tưởng thuần tâm linh có thể được bổ sung & làm cho hoàn thiện bằng khoa học. Giống như mối quan hệ khó có thể tách rời giữa Phật Giáo & vật lý lượng tử vậy.

Trả lời

Rất thích bài viết của ban! Cô đọng nhưng vẫn đủ bao quát. Gia đình mình tuy chỉ thờ ông bà, nhưng bản thân rất thích triết lý nhà Phật. Trong các hệ tư tưởng như Phật, Đạo, Nho, Công giáo...cá nhân mình thấy hệ tư tưởng Phật gia là gần với thực tế nhất, và nó đã có ảnh hưởng ko nhỏ trong việc định hình nhân cách & con người mình. Hiện mình đang từ từ nghiên cứu thêm Đạo Mẫu. ^_^

P/s: cá nhân mình tin rằng những hạn chế của các tôn giáo/hệ tư tưởng thuần tâm linh có thể được bổ sung & làm cho hoàn thiện bằng khoa học. Giống như mối quan hệ khó có thể tách rời giữa Phật Giáo & vật lý lượng tử vậy.