Trầm cảm và những triệu chứng của nó

  1. Tâm lý học

Trầm cảm và những triệu chứng của nó

https://cdn.noron.vn/2021/07/21/12572276955106-1626841824.webp

Trầm cảm là gì?

Theo tổ chức WHO: “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung”.

https://cdn.noron.vn/2021/07/21/12572276955102-1626841625.jpg

Trong rối loạn trầm cảm được chia làm nhiều loại bao gồm: Rối loạn điều hòa khí sắc, rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn trầm cảm dai dẳng, rối loạn cảm xúc tiền kinh nguyệt, rối loạn trầm cảm do một bệnh cơ thể (DSM-V)

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về rối loạn điều hòa khí sắc (Disruptive mood dysregukayion Disorder).

Rối loạn điều hòa khí sắc là: một tình trạng mà trẻ em hoặc thanh thiếu niên thường xuyên cảm thấy cáu kỉnh, tức giận và bộ phát thường xuyên, dữ dội. Các triệu chứng của rối loạn khí sắc vượt ra ngoài “tâm trạng tồi tệ”.

Các triệu chứng của rối loạn khí sắc: 

A: Các cơn bùng nổ cảm xúc trầm trọng tái diễn dai dẳng, thể hiện dưới dạng ngôn ngữ (ví dụ: cơn giận dữ) và/hoặc hành vi (ví dụ: xâm hại người khác hoặc hủy hoại tài sản) và hoàn toàn không tương tích với hoàn cảnh hoặc cường độ kích thích.

B: Các cơn bùng nổ không tương thích với mức độ phát triển

C: Các cơn bùng nổ xuất hiện trung bình 3 lần (hoặc hơn) trong một tuần

D: Giữa hai lần bùng nổ, khí sắc thường là trạng thái kích thích hoặc bực bội, kéo dài dai dẳng, gần như suốt ngày, hầu như ngày nào cũng trong tình trạng như vậy. Người xung quanh (ví dụ: bố mẹ, giáo viên, bạn bè) đều dễ dàng nhận thấy tình trạng này.

E: Những biều hiện trên phải kéo dài ít nhất 12 tháng. Trong khoảng thời gian này, không có giai đoạn kéo dài đến 3 tháng mà không có bất cứ biểu hiện triệu chứng trong các triệu chứng tiêu chuẩn trên.

F: Tiêu chuẩn A và D phải uất hiện trong 2 (hoặc nhiều hơn) hoàn cảnh (ví dụ: ở nhà, ở trường học, với bạn bè), mức độ nặng thể hiện ở ít nhất trong một hoàn cảnh 

G: Chẩn đoán lần đầu được đưa ra trước 6 tuổi hoặc sau 18 tuổi

H: Trong tiền sử hoặc đã được quan sát thấy các triệu chứng trong tiêu chuẩn A-E khởi phát trươc 10 tuổi

I: Triệu chứng không phải là do tác dụng sinh lý của một chất hoặc một bệnh cơ thể hay bệnh thần kinh khác

Tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về rối loạn trầm cảm chủ yếu (Major Depressive Disorder)

A. Năm (hoặc hơn) trong số các triệu chứng sau được biểu hiện trong thời gian 2 tuần và biểu hiện một số sự thay đổi mức độ chức năng trước đây, có ít nhất 1 trong các triệu chứng hoặc là (1) khí sắc giảm, hoặc là (2) mất thích thú/sở thích.

Ghi chú: Không bao gồm các triệu chứng là hậu quả rõ ràng của bệnh cơ thể hoặc hoang tưởng hoặc ảo giác không phù hợp với khí sắc.

1. Khí sắc giảm ở phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hằng ngày, nhận biết hoặc bởi chính bệnh nhân (ví dụ: cảm giác buồn hoặc cảm xúc trống rỗng) hoặc được quan sát bởi người khác (ví dụ: thấy bệnh nhân khóc). Ghi chú: ở trẻ em và vị thành niên khí sắc có thể bị kích thích.

2. Giảm sút rõ ràng các thích thú/sở thích ở tất cả hoặc hầu như tất cả các hoạtđộng, có phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hằng ngày (được chỉ ra hoặc bởi bệnh nhân, hoặc từ sự quan sát của người khác).

3. Giảm cân rõ ràng, cả khi không ăn kiêng, hoặc tăng cân (ví dụ: thay đổi hơn5% trọng lượng cơ thể trong một tháng), giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệnghầu như hằng ngày. Lưu ý: trẻ em mất khả năng đạt được cân nặng cần thiết.

4. Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như hằng ngày.

5. Kích động hoặc vận động tâm thần chậm hầu như hằng ngày (được quan sát bởi người khác, không chỉ cảm giác của bệnh nhân là không yên tĩnh hoặc chậm chạp).

6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như hằng ngày.

7. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (có thể là hoang tưởng) hầu như hằng ngày (không chỉ là tự khiểm trách hoặc kết tội liên quan đến các vấn đề mắc phải).

8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khó đưa ra quyết định hầu như hằng ngày (bệnh nhân tự thấy, hoặc người khác nhận thấy).

9. Ý nghĩ tiếp tục về cái chết (không chỉ là sợ chết), ý định tự sát tái diễn không có một kế hoạch trước, một hành vi tự sát hoặc một kế hoạch cụ thể để tự sát thành công.

B. Các triệu chứng không thoả mãn cho một giai đoạn hỗn hợp.

C. Các triệu chứng được biểu hiện rõ ràng, là nguyên nhân ảnh hưởng đến các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.

D. Các triệu chứng không phải là hậu quả sinh lí trực tiếp của một chất (ví dụ: ma tuý, thuốc) hoặc do một bệnh cơ thể (ví dụ: bệnh nhược giáp).

E. Các triệu chứng không được giải thích tốt bởi có tang, nghĩa là sau khi mất người thân, các triệu chứng bền vững hơn 2 tháng, được đặc trưng bởi rối loạn chức năng rõ ràng, có ý nghĩ mình là vô dụng, ý tưởng tự sát, các triệu chứng loạn thần hoặc vận động tâm thần chậm.

https://cdn.noron.vn/2021/07/21/90679366112731569-1626841782.jpg

Tiếp theo rối loạn trầm cảm dai dẳng (loạn khí săc) (Persistent Depressive Disorder/Dysthymia) và các triệu chứng của nó

A. Khí sắc giảm trong phần lớn của ngày, nhiều ngày có hơn là ngày không,

được bệnh nhân nhận thấy hoặc được quan sát bởi người khác trong thời gian ít

nhất 2 năm. Lưu ý: ở trẻ em và vị thành niên khí sắc có thể là bị kích thích và

thời gian cần ít nhất là 1 năm.

B. Biểu hiện trong thời gian trầm cảm 2 hoặc hơn các triệu chứng sau:

1. Giảm cảm giác ngon miệng hoặc ăn quá nhiều.

2. Ít ngủ hoặc ngủ nhiều.

3. Giảm năng lượng và mệt mỏi.

4. Tự tin giảm.

5. Giảm khả năng tập trung hoặc khó quyết định.

6. Cảm giác tuyệt vọng.

B. Trong giai đoạn kéo dài 2 năm (một năm cho trẻ em hoặc vị thành niên) bệnh

nhân không bao giờ không có các triệu chứng thoả mãn tiêu chuẩn A và B trong

thời gian kéo dài hơn 2 tháng, mỗi lần.

C. Không một giai đoạn trầm cảm nào biểu hiện trong thời gian 2 năm đầu của

tổn thương (một năm cho trẻ em và vị thành niên), nghĩa là bệnh không được

giải thích tốt hơn bởi rối loạn trầm cảm chủ yếu mãn tính hoặc rối loạn trầm cảm

chủ yếu có lui bệnh một phần. Lưu ý: có thể có một giai đoạn trầm cảm chủ yếu

trước đó với điều kiện đã có lui bệnh hoàn toàn (không có các dấu hiệu và triệu

chứng trong vòng 2 tháng) trước khi xuất hiện rối loạn khí sắc. Ngoài ra, sau 2

năm đầu (một năm với trẻ em và vị thành niên) của rối loạn khí sắc, có thể có

các giai đoạn trầm cảm chủ yếu, trong trường hợp này, sẽ được đặt cả 2 chẩn

đoán khi thoả mãn các tiêu chuẩn cho giai đoạn trầm cảm chủ yếu.

D. Không bao giờ có một giai đoạn hưng cảm, pha trộn hoặc hưng cảm nhẹ và

không bao giờ thoả mãn các tiêu chuẩn cho rối loạn khí sắc chu kì.

E. Rối loạn không xuất hiện trong phạm vi một loạn thần mạn tính như TTPL

hoặc rối loạn hoang tưởng.

F. Rối loạn không phải là kết quả sinh lí trực tiếp của một chất (ví dụ ma tuý,

thuốc) hoặc một bệnh cơ thể (ví dụ nhược giáp).

G. Các triệu chứng là nguyên nhân ảnh hưởng lâm sàng rõ ràng trong các lĩnh

vực xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực chức năng quan trọng khác.

Được biệt định nếu như:

- Khởi phát sớm: nếu khởi phát xuất hiện trước năm 21 tuổi.

- Khởi phát muộn: nếu khởi phát ở tuổi 21 hoặc muộn hơn.

- Có yếu tố không đặc trưng.

Chẩn đoán phân biệt:

- Chẩn đoán phân biệt giữa loạn khí sắc và rối loạn trầm cảm chủ yếu là rất khó

do thực tế là cả 2 rối loạn có triệu chứng giống nhau nhưng sự khác biệt giữa

chúng ở giai đoạn khởi phát, độ dài, độ bền và mức độ nặng không dễ đánh giá

hồi cứu.

Rối loạn trầm cảm chủ yếu được xác định từ một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm

chủ yếu riêng rẽ có các giai đoạn lui bệnh giữa các cơn trầm cảm chủ yếu, trong

khi loạn khí sắc được đặc trưng bởi các triệu chứng trầm cảm nhẹ và biểu hiện

liên tục trong nhiều năm.

- Các triệu chứng trầm cảm có thể là một yếu tố phối hợp thường xuyên của rối

loạn tâm thần mạn tính (ví dụ của rối loạn phân liệt cảm xúc, TTPL, rối loạn

hoang tưởng). Một chẩn đoán riêng rẽ rối loạn khí sắc không đặt ra nếu như các

triệu chứng xuất hiện chỉ trong phạm vi của RLTT (bao gồm cả pha di chứng).

- Rối loạn khí sắc cần được phân biệt với rối loạn cảm xúc do một bệnh cơ thể.

Chẩn đoán là rối loạn cảm xúc do bệnh cơ thể, có yếu tố trầm cảm, nếu như các

rối loạn cảm xúc được coi là kết quả sinh lí trực tiếp của bệnh cơ thể, thường là

bệnh mãn tính (vữa xơ động mạch). Điểm nhấn mạnh này được đặt cơ sở trên

tiền sử, số liệu cận lâm sàng, khám cơ thể.

- Một rối loạn cảm xúc tạo ra bởi một chất được phân biệt với rối loạn khí sắc từ

thực tế là bệnh nhân có sử dụng một chất (ví dụ ma tuý, thuốc hoặc chất độc)

được coi là bệnh sinh trong liên quan với rối loạn cảm xúc.

- Bệnh nhân loạn khí sắc thường có rối loạn nhân cách phối hợp. Khi bảng lâm

sàng của một bệnh nhân thoả mãn các tiêu chuẩn cho cả rối loạn khí sắc và rối

loạn nhân cách, cả 2 chẩn đoán đều được đặt ra.

Chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm trầm cảm và các rối loạn liên quan đến trầm cảm, triệu chứng của nó. Và giờ đây chúng ta còn thường hay nói tôi “Trầm cảm quá” không. Hãy hiểu đúng về trầm cảm và nó sẽ giúp bạn hiểu bản thân mình hơn đó.

Từ khóa: 

tâm lý học

Giai đoạn này sẽ có nhiều người trầm cảm đây :) tiếp tục chia sẻ Mạnh nhé
Trả lời
Giai đoạn này sẽ có nhiều người trầm cảm đây :) tiếp tục chia sẻ Mạnh nhé

Nhiều người vẫn nói "trầm cảm quá" như kiểu một câu đùa vui 🙁