Trình bày các kĩ năng giải quyết vấn đề cơ bản trong môn Toánở phổ thông ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Những kỹ năng cơ bản mà người học thường phải sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề ở các bài toán cụ thể gặp phải trong khuôn khổ chương trình Toán học phổ thông là: - Thu thập dữ liệu : là bước cần thiết để có đủ các dữ kiện phục vụ cho các bước xử lý bài toán sau này. - Biện luận trực tiếp – gián tiếp: tùy vào từng dạng toán có thể trực tiếp nhìn ra hướng giải hoặc phải trải qua các bước phân tích sơ bộ để dự đoán hướng giải dựa trên quan điểm hoặc trực giác. - Phản chứng: dùng để chứng minh một mệnh đề, khẳng định nào đó bằng cách đặt giả thiết phản chứng. - Quy nạp: được sử dụng để chứng minh một mệnh đề đúng với mọi số tự nhiên. - Cụ thể hóa và tổng quát hóa: Theo G.Polya: “ Đặc biệt hóa là chuyển từ việc nghiên cứu một tập hợp đối tượng đã cho sang việc nghiên cứu một tập hợp nhỏ hơn chứa trong tập hợp đã cho”, thường dùng để minh họa, giải thích những khái niệm , định lý tổng quát bằng những trường hợp riêng lẻ cụ thể. “Khái quát hóa là chuyển từ việc nghiên cứu một tập hợp đối tượng đã cho đến việc nghiên cứu một tập hợp lớn hơn, bao gồm nghiên cứu cả tập hợp ban đầu”, bằng cách nêu một số đặc điểm chung của các phần tử trong tập hợp xuất phát. [6, tr. 16]
Trả lời
Những kỹ năng cơ bản mà người học thường phải sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề ở các bài toán cụ thể gặp phải trong khuôn khổ chương trình Toán học phổ thông là: - Thu thập dữ liệu : là bước cần thiết để có đủ các dữ kiện phục vụ cho các bước xử lý bài toán sau này. - Biện luận trực tiếp – gián tiếp: tùy vào từng dạng toán có thể trực tiếp nhìn ra hướng giải hoặc phải trải qua các bước phân tích sơ bộ để dự đoán hướng giải dựa trên quan điểm hoặc trực giác. - Phản chứng: dùng để chứng minh một mệnh đề, khẳng định nào đó bằng cách đặt giả thiết phản chứng. - Quy nạp: được sử dụng để chứng minh một mệnh đề đúng với mọi số tự nhiên. - Cụ thể hóa và tổng quát hóa: Theo G.Polya: “ Đặc biệt hóa là chuyển từ việc nghiên cứu một tập hợp đối tượng đã cho sang việc nghiên cứu một tập hợp nhỏ hơn chứa trong tập hợp đã cho”, thường dùng để minh họa, giải thích những khái niệm , định lý tổng quát bằng những trường hợp riêng lẻ cụ thể. “Khái quát hóa là chuyển từ việc nghiên cứu một tập hợp đối tượng đã cho đến việc nghiên cứu một tập hợp lớn hơn, bao gồm nghiên cứu cả tập hợp ban đầu”, bằng cách nêu một số đặc điểm chung của các phần tử trong tập hợp xuất phát. [6, tr. 16]