Vì sao dạ dày không chịu tác dụng phân giải của axit và pepsin?

  1. Khoa học

Dạ dày thường xuyên tiết ra nhiều axit và men pepsin để tiêu hóa chất protein (thịt, cá...). Bản thân dạ dày cũng cấu tạo bởi protein, vậy vì sao nó không chịu tác dụng phân giải của axit và pepsin?

Từ khóa: 

khoa học

Đúng là dạ dày có các tế bào viền thường xuyên bài tiết ra axit clohydric (HC1) làm cho dịch vị của dạ dày có tính axit rất cao (pH = 1). Ở đây và thân dạ dày còn có các tế bào gọi là tế bào chính thường xuyên tiết ra loại men tiêu hóa chưa hoạt động gọi là pepsinôgen. Nhờ có HC1 do dạ dày sinh ra mà pepsinôgen chuyển thành men tiêu hóa pepsin. Pepsin hoạt động phân hủy prôtêin thích hợp nhất ở pH = 1,8- 3,5. Sở dĩ thành dạ dày được bảo vệ chặt chẽ là do có một lớp chất nhày che chả. Các chất này được sinh ra ở môn vị và tâm vị và ngoài tác dụng bao bọc thành dạ dày, nó còn giúp cho thức ăn được bôi trơn để chuyển được dễ dàng, nhanh chóng.
Trả lời
Đúng là dạ dày có các tế bào viền thường xuyên bài tiết ra axit clohydric (HC1) làm cho dịch vị của dạ dày có tính axit rất cao (pH = 1). Ở đây và thân dạ dày còn có các tế bào gọi là tế bào chính thường xuyên tiết ra loại men tiêu hóa chưa hoạt động gọi là pepsinôgen. Nhờ có HC1 do dạ dày sinh ra mà pepsinôgen chuyển thành men tiêu hóa pepsin. Pepsin hoạt động phân hủy prôtêin thích hợp nhất ở pH = 1,8- 3,5. Sở dĩ thành dạ dày được bảo vệ chặt chẽ là do có một lớp chất nhày che chả. Các chất này được sinh ra ở môn vị và tâm vị và ngoài tác dụng bao bọc thành dạ dày, nó còn giúp cho thức ăn được bôi trơn để chuyển được dễ dàng, nhanh chóng.