Trình bày một đặc trưng của văn học trung đại ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Có thể nói, văn học chính là dòng chảy của lịch sử và nhà văn chính là “người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”. “Sứ mệnh cao cả và đồng thời cũng là trách nhiệm của người cầm bút là phải làm sao để mỗi tác phẩm của mình phải là một sự phát minh về hình thức và sự khám phá về nội dung”. Chính vậy mà văn học Việt Nam thế kỉ X – XVIII đã phát triển đến độ đỉnh cao của văn học viết với hàng loạt những tác gia nổi tiếng. Một trong những ấn tượng đậm nét về văn học thời kì này có lẽ do văn học trung đại Việt Nam thường cảm thụ và diễn tả thế giới thông qua một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt. Thật vậy, trong văn học trung đại, hệ thống ước lệ được nhà văn sử dụng triệt để và rộng rãi trong sự cảm nhận và diễn đạt thế giới. Xét về nghĩa đen, Thiều Chửu trong “Từ điển Hán Việt” giải thích, “ước” theo tiếng Hán là sợi tơ nhỏ, mang hàm ý ràng buộc, trong khi đó “lệ” là “lấy cái này làm chuẩn mực cho cái kia”. Hay Bửu Kế trong “Từ điển Hán Việt từ nguyên” giải thích, “ước” có nghĩa là “giao hẹn”, “lệ” là “phép tắc được ấn định”, như vậy “ước lệ” là “một cái gì mà số đông đã công nhận”. Tuy có nhiều cách giải thích về từ ước lệ, nhưng ta có thể hiểu “ước lệ là những quy ước đã thành lệ, thành thói quen, những quy ước về mặt nghệ thuật của cả một cộng đồng, trong đó bao hàm cả người sáng tác và người thưởng thức”, đặc trưng thi pháp này được hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến phân chia về địa vị và đẳng cấp, có lễ nghi, khuôn phép và do cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học. Đặc trưng tính ước lệ trong thi pháp văn học trung đại trước hết được thể hiện ở tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ. Không phải ngẫu nhiên mà văn học thời này được gọi là văn chương bác học, đó là bởi nó bao gồm đội ngũ sáng tác và thưởng thức là những tao nhân mặc khách – những tầng lớp nho sĩ Hán học, trí thức trong xã hội. Trong xã hội phong kiến, những nho sĩ khi đi thi phải thuộc làu kinh sử, hiểu biết về điển cố, điển tích, trong bụng phải có vạn quyển sách. Chính vì người sáng tác có vốn hiểu biết rất sâu rộng nên đỏi hỏi người tiếp nhận cũng phải có một vốn hiểu biết vô cùng phong phú về những thi liệu, văn liệu rút ra từ những áng văn bất hủ. Chẳng hạn như thiền sư Đỗ Pháp Thuận viết “Quốc tộ” để dành cho hoàng đế Lê Hoàn khi được hỏi “vận nước dài ngắn thế nào?”. Hay như độc giả của Nguyễn Khuyến là Dương Khuê cho nên khi bạn mất, Nguyễn Khuyến như toan gác bút: “Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết Viết đưa ai, ai biết mà đưa” Không dừng lại ở đó, văn chương bác học còn có khuynh hướng lý tưởng hóa để tạo ra một thế giới hoàn toàn khác với đời sống thực tại. Trong sự cách điệu hóa đó, thiên nhiên được coi là “khuôn vàng thước ngọc” cho con người, cái đẹp được lý tưởng hóa để trở thành cái hoàn mỹ. Điều này khác hoàn toàn với văn học hiện đại. Nếu như văn học trung đại lấy thiên nhiên là một nét đẹp hoàn hảo cho con người soi vào thì văn học hiện đại lại lấy con người làm chuẩn mực để viết về thiên nhiên. Để miêu tả vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” “nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã rất tài tình: “Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” (Truyện Kiều) Đó là một vẻ đẹp mà thiên nhiên phải “ghen”, phải “hờn”, hiếm có ở trên đời. Cây cối trong văn chương cũng đều là những hình tượng mang tính nghệ thuật như tùng, cúc, trúc, mai,… Ví như Nguyễn Trãi thân mật nói với trúc: “Hoa, liễu chiều xuân cũng hữu tình Ưa mi vì bởi tiết mi thanh” (Trúc) Hay khi thấy nhành mai trên cành, nhà thơ không nỡ bẻ: “Mai chẳng bẻ bởi thương cành ngọc” Hơn thế, người ta còn quan niện những hình tượng đẹp là những hình tượng được cách điệu hóa cao độ, độc đáo. Thơ Nguyễn Trãi về thiên nhiên mang nhiều hình tượng sinh động đến quái dị làm cho người ta không thể không kinh ngạc: “Tuyết sóc leo cây điểm phấn Cõi đông dải nguyệt in câu” (Ngôn chí, 13) Có lẽ vì những quan niệm về cái đẹp trong ngôn ngữ thơ mà những nhà thơ trung đại thường xem nhẹ văn xuôi vì cho rằng nó gần với đời sống thực tại và người ta cũng chỉ dùng ngòi bút tả thực cho những nhân vật phản diện như: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm: “Con người Bùi Kiệm máu dê Ngồi thề lê mặt như sề thịt trâu” (Nguyễn Đình Chiểu) Mặt khác, tính ước lệ trong văn học trung đại còn được thể hiện qua tính sùng cổ. Tính sùng cổ ở đây là thói quen ưa dùng những điển tích, điển cố mà có đặc điểm này là do quan niệm về thời gian phi tuyến tính. Người Việt từ xưa đã có xu hướng hướng về quá khứ và trong văn chương cũng vậy, những nhà văn thường mượn những hình ảnh thơ xưa và đó như một điểm sáng nghệ thuật của toàn bài. “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều có câu: “Muôn hồng nghìn tía đua tươi Chúa xuân nhìn hái một hai bông gần” “Muôn hồng nghìn tía” xuất phát từ câu thơ Đường: “Vạn tử thiên hồng tổng thị xuân” (Muôn hồng nghìn tía, tất cả đều là xuân) “Chúa xuân” lấy từ chữ “Đông quân” là tên một vị thần Mặt trời hiện ra từ phương đông và thống trị mùa xuân. Không chỉ vậy, đặc trưng ước lệ trong văn học trung đại còn được thể hiện thông qua một nghệ thuật ước lệ có tính phi ngã. Trong xã hội phong kiến, ý thức cá nhân không có điều kiện để phát triển, đánh giá một con người thông qua địa vị xã hội, dòng dõi, đẳng cấp,… Nhưng vẫn có hàng loạt những tác gia vượt lên trên những quan niệm của xã hội phong kiến để khẳng định mình như Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du,…: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quệt rồi” (Mời trầu – Hồ Xuân Hương) Hay: “Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” (Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du) Có thể nói, ước lệ là một trong những đặc trưng thi pháp chung của văn học mà thời kì nào cũng mang những màu sắc rất riêng biệt. Và ước lệ trong văn học trung đại mang những độc đáo mà khó có thể tìm kiếm với hàng loạt những tác gia nổi tiếng như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu,… mà những tác phẩm còn có giá trị thời đại đến tận sau này. Đặc trưng ước lệ cùng với những đặc trưng thi pháp khác dường như đã phần nào khẳng định sức sống vững bền của văn học Việt Nam thế kỉ X – đầu thế kỉ XVIII.
Trả lời
Có thể nói, văn học chính là dòng chảy của lịch sử và nhà văn chính là “người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”. “Sứ mệnh cao cả và đồng thời cũng là trách nhiệm của người cầm bút là phải làm sao để mỗi tác phẩm của mình phải là một sự phát minh về hình thức và sự khám phá về nội dung”. Chính vậy mà văn học Việt Nam thế kỉ X – XVIII đã phát triển đến độ đỉnh cao của văn học viết với hàng loạt những tác gia nổi tiếng. Một trong những ấn tượng đậm nét về văn học thời kì này có lẽ do văn học trung đại Việt Nam thường cảm thụ và diễn tả thế giới thông qua một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt. Thật vậy, trong văn học trung đại, hệ thống ước lệ được nhà văn sử dụng triệt để và rộng rãi trong sự cảm nhận và diễn đạt thế giới. Xét về nghĩa đen, Thiều Chửu trong “Từ điển Hán Việt” giải thích, “ước” theo tiếng Hán là sợi tơ nhỏ, mang hàm ý ràng buộc, trong khi đó “lệ” là “lấy cái này làm chuẩn mực cho cái kia”. Hay Bửu Kế trong “Từ điển Hán Việt từ nguyên” giải thích, “ước” có nghĩa là “giao hẹn”, “lệ” là “phép tắc được ấn định”, như vậy “ước lệ” là “một cái gì mà số đông đã công nhận”. Tuy có nhiều cách giải thích về từ ước lệ, nhưng ta có thể hiểu “ước lệ là những quy ước đã thành lệ, thành thói quen, những quy ước về mặt nghệ thuật của cả một cộng đồng, trong đó bao hàm cả người sáng tác và người thưởng thức”, đặc trưng thi pháp này được hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến phân chia về địa vị và đẳng cấp, có lễ nghi, khuôn phép và do cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học. Đặc trưng tính ước lệ trong thi pháp văn học trung đại trước hết được thể hiện ở tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ. Không phải ngẫu nhiên mà văn học thời này được gọi là văn chương bác học, đó là bởi nó bao gồm đội ngũ sáng tác và thưởng thức là những tao nhân mặc khách – những tầng lớp nho sĩ Hán học, trí thức trong xã hội. Trong xã hội phong kiến, những nho sĩ khi đi thi phải thuộc làu kinh sử, hiểu biết về điển cố, điển tích, trong bụng phải có vạn quyển sách. Chính vì người sáng tác có vốn hiểu biết rất sâu rộng nên đỏi hỏi người tiếp nhận cũng phải có một vốn hiểu biết vô cùng phong phú về những thi liệu, văn liệu rút ra từ những áng văn bất hủ. Chẳng hạn như thiền sư Đỗ Pháp Thuận viết “Quốc tộ” để dành cho hoàng đế Lê Hoàn khi được hỏi “vận nước dài ngắn thế nào?”. Hay như độc giả của Nguyễn Khuyến là Dương Khuê cho nên khi bạn mất, Nguyễn Khuyến như toan gác bút: “Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết Viết đưa ai, ai biết mà đưa” Không dừng lại ở đó, văn chương bác học còn có khuynh hướng lý tưởng hóa để tạo ra một thế giới hoàn toàn khác với đời sống thực tại. Trong sự cách điệu hóa đó, thiên nhiên được coi là “khuôn vàng thước ngọc” cho con người, cái đẹp được lý tưởng hóa để trở thành cái hoàn mỹ. Điều này khác hoàn toàn với văn học hiện đại. Nếu như văn học trung đại lấy thiên nhiên là một nét đẹp hoàn hảo cho con người soi vào thì văn học hiện đại lại lấy con người làm chuẩn mực để viết về thiên nhiên. Để miêu tả vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” “nghiêng nước nghiêng thành” của Thúy Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã rất tài tình: “Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” (Truyện Kiều) Đó là một vẻ đẹp mà thiên nhiên phải “ghen”, phải “hờn”, hiếm có ở trên đời. Cây cối trong văn chương cũng đều là những hình tượng mang tính nghệ thuật như tùng, cúc, trúc, mai,… Ví như Nguyễn Trãi thân mật nói với trúc: “Hoa, liễu chiều xuân cũng hữu tình Ưa mi vì bởi tiết mi thanh” (Trúc) Hay khi thấy nhành mai trên cành, nhà thơ không nỡ bẻ: “Mai chẳng bẻ bởi thương cành ngọc” Hơn thế, người ta còn quan niện những hình tượng đẹp là những hình tượng được cách điệu hóa cao độ, độc đáo. Thơ Nguyễn Trãi về thiên nhiên mang nhiều hình tượng sinh động đến quái dị làm cho người ta không thể không kinh ngạc: “Tuyết sóc leo cây điểm phấn Cõi đông dải nguyệt in câu” (Ngôn chí, 13) Có lẽ vì những quan niệm về cái đẹp trong ngôn ngữ thơ mà những nhà thơ trung đại thường xem nhẹ văn xuôi vì cho rằng nó gần với đời sống thực tại và người ta cũng chỉ dùng ngòi bút tả thực cho những nhân vật phản diện như: Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm: “Con người Bùi Kiệm máu dê Ngồi thề lê mặt như sề thịt trâu” (Nguyễn Đình Chiểu) Mặt khác, tính ước lệ trong văn học trung đại còn được thể hiện qua tính sùng cổ. Tính sùng cổ ở đây là thói quen ưa dùng những điển tích, điển cố mà có đặc điểm này là do quan niệm về thời gian phi tuyến tính. Người Việt từ xưa đã có xu hướng hướng về quá khứ và trong văn chương cũng vậy, những nhà văn thường mượn những hình ảnh thơ xưa và đó như một điểm sáng nghệ thuật của toàn bài. “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều có câu: “Muôn hồng nghìn tía đua tươi Chúa xuân nhìn hái một hai bông gần” “Muôn hồng nghìn tía” xuất phát từ câu thơ Đường: “Vạn tử thiên hồng tổng thị xuân” (Muôn hồng nghìn tía, tất cả đều là xuân) “Chúa xuân” lấy từ chữ “Đông quân” là tên một vị thần Mặt trời hiện ra từ phương đông và thống trị mùa xuân. Không chỉ vậy, đặc trưng ước lệ trong văn học trung đại còn được thể hiện thông qua một nghệ thuật ước lệ có tính phi ngã. Trong xã hội phong kiến, ý thức cá nhân không có điều kiện để phát triển, đánh giá một con người thông qua địa vị xã hội, dòng dõi, đẳng cấp,… Nhưng vẫn có hàng loạt những tác gia vượt lên trên những quan niệm của xã hội phong kiến để khẳng định mình như Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du,…: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quệt rồi” (Mời trầu – Hồ Xuân Hương) Hay: “Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như” (Độc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du) Có thể nói, ước lệ là một trong những đặc trưng thi pháp chung của văn học mà thời kì nào cũng mang những màu sắc rất riêng biệt. Và ước lệ trong văn học trung đại mang những độc đáo mà khó có thể tìm kiếm với hàng loạt những tác gia nổi tiếng như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu,… mà những tác phẩm còn có giá trị thời đại đến tận sau này. Đặc trưng ước lệ cùng với những đặc trưng thi pháp khác dường như đã phần nào khẳng định sức sống vững bền của văn học Việt Nam thế kỉ X – đầu thế kỉ XVIII.