Trình bày nhận xét về tứ thơ trong bài Đăng cao của Đỗ Phủ ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tứ thơ trong Đăng cao được xắp xếp theo motip thường thấy là tả cảnh ngụ tình. Cảnh thiên nhiên được vẽ nên bằng những nét nhanh, mạnh, dữ dội (“cấp”, “bất tận”, “tiêu tiêu”, “cổn cổn”) bên cạnh và đan xen là vẻ đẹp thanh tao, yên bình (“chử thanh”, “sa bạch”, “thiên cao”) dường như vừa là bão giông trong lòng người trước vẻ đẹp thiên nhiên. Không chỉ vậy, cảnh thiên nhiên còn được vẽ thêm hai nét vô cùng ảm đạm buồn rầu “khiếu ai” và “phi hồi”. Đoạn tả cảnh này dường như không chỉ dừng lại ở việc đưa đến một không gian buồn ảm đạm khi đăng cao, mà dường như là một bức tranh về cuộc đời một con người luôn đau đáu suy tư về thời loạn ly của đất nước, sự khổ cực của người dân. Đây cũng là tiền đề chắc chắn cho tứ thơ sau được tuôn trào. Tứ thơ đầu vừa là cảnh khi thấy lúc lên cao, lại dường như là những trăn trở về cuộc đời của một tâm hồn lớn, thì tứ thơ sau, dựa vào đó, là cảm xúc của tác giả khi lên cao. Tứ thơ sau là thuật lòng, với những nét vẽ chân thực về cảnh về người. Người xa ngàn dặm (“vạn lý” ở đây mang nghĩa là xa nơi ở) vẫn chỉ là khách giữa mùa thu hiu hắt, tóc pha sương mang đầy gian nan khổ hận, lại mang bệnh tật, già nua. “Trọc tửu bôi” được đưa đến như là tấm gương phản chiếu cuộc đời cay đắng, nhưng nồng nàn, đục vẩn nhưng luôn giữ được hương sắc và tâm hồn. Hai tứ thơ chủ đạo này liên kết với nhau tạo nên một mạch cảm xúc vừa rành mạnh trong thơ, vừa đan xen trong cảnh, trong tình, vừa làm nổi bật nhau, vừa là cơ sở cho các tứ thơ khác điểm xuyết cho bài thơ. Đây là một bài thơ Đường mẫu mực với phần đầu tả cảnh ngụ tình, phần sau là tả tình, với khởi nguồn cảm hứng thơ là tức cảnh, sinh tình. Cảnh buồn vì lá rụng, nước trôi, đưa ý thơ xuất hiện là nỗi nhớ nhà da diết. Đó không chỉ là một tình yêu quê hương, tấm lòng hướng về quê hương của một con người xa xứ lúc “đèn tàn trước gió”, mà còn là cả một sự trăn trở khôn nguôi về cả một thời kỳ, một đất nước, một quê hương đang trong những lúc phong ba, sầu thảm. Không chỉ dừng lại ở một bài thơ thất ngôn được coi là số 1 của Thi thánh (Dương Luân), “quán quân thơ thất ngôn kim cổ (Hồ Ứng Lân), mà bài thơ còn gây ấn tượng mạnh mẽ với màu sắc thơ Đỗ Phủ, luôn “tả thực chi tiết” (Lương Khải Siêu), bám sát đời sống, luôn trăn trở về đời, về mình, về sự cơ cực của dân chúng, hưng vong của thiên hạ, và nhất là đặt bản thân mình trong đó, không tách rời.
Trả lời
Tứ thơ trong Đăng cao được xắp xếp theo motip thường thấy là tả cảnh ngụ tình. Cảnh thiên nhiên được vẽ nên bằng những nét nhanh, mạnh, dữ dội (“cấp”, “bất tận”, “tiêu tiêu”, “cổn cổn”) bên cạnh và đan xen là vẻ đẹp thanh tao, yên bình (“chử thanh”, “sa bạch”, “thiên cao”) dường như vừa là bão giông trong lòng người trước vẻ đẹp thiên nhiên. Không chỉ vậy, cảnh thiên nhiên còn được vẽ thêm hai nét vô cùng ảm đạm buồn rầu “khiếu ai” và “phi hồi”. Đoạn tả cảnh này dường như không chỉ dừng lại ở việc đưa đến một không gian buồn ảm đạm khi đăng cao, mà dường như là một bức tranh về cuộc đời một con người luôn đau đáu suy tư về thời loạn ly của đất nước, sự khổ cực của người dân. Đây cũng là tiền đề chắc chắn cho tứ thơ sau được tuôn trào. Tứ thơ đầu vừa là cảnh khi thấy lúc lên cao, lại dường như là những trăn trở về cuộc đời của một tâm hồn lớn, thì tứ thơ sau, dựa vào đó, là cảm xúc của tác giả khi lên cao. Tứ thơ sau là thuật lòng, với những nét vẽ chân thực về cảnh về người. Người xa ngàn dặm (“vạn lý” ở đây mang nghĩa là xa nơi ở) vẫn chỉ là khách giữa mùa thu hiu hắt, tóc pha sương mang đầy gian nan khổ hận, lại mang bệnh tật, già nua. “Trọc tửu bôi” được đưa đến như là tấm gương phản chiếu cuộc đời cay đắng, nhưng nồng nàn, đục vẩn nhưng luôn giữ được hương sắc và tâm hồn. Hai tứ thơ chủ đạo này liên kết với nhau tạo nên một mạch cảm xúc vừa rành mạnh trong thơ, vừa đan xen trong cảnh, trong tình, vừa làm nổi bật nhau, vừa là cơ sở cho các tứ thơ khác điểm xuyết cho bài thơ. Đây là một bài thơ Đường mẫu mực với phần đầu tả cảnh ngụ tình, phần sau là tả tình, với khởi nguồn cảm hứng thơ là tức cảnh, sinh tình. Cảnh buồn vì lá rụng, nước trôi, đưa ý thơ xuất hiện là nỗi nhớ nhà da diết. Đó không chỉ là một tình yêu quê hương, tấm lòng hướng về quê hương của một con người xa xứ lúc “đèn tàn trước gió”, mà còn là cả một sự trăn trở khôn nguôi về cả một thời kỳ, một đất nước, một quê hương đang trong những lúc phong ba, sầu thảm. Không chỉ dừng lại ở một bài thơ thất ngôn được coi là số 1 của Thi thánh (Dương Luân), “quán quân thơ thất ngôn kim cổ (Hồ Ứng Lân), mà bài thơ còn gây ấn tượng mạnh mẽ với màu sắc thơ Đỗ Phủ, luôn “tả thực chi tiết” (Lương Khải Siêu), bám sát đời sống, luôn trăn trở về đời, về mình, về sự cơ cực của dân chúng, hưng vong của thiên hạ, và nhất là đặt bản thân mình trong đó, không tách rời.