Trình bày những giai đoạn của giấc ngủ. Có những loại rối loạn giấc ngủ nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

4.1: Các giai đoạn của giấc ngủ - Phát minh về máy đo điện não đồ (EEG) đã cho phép các nhà khoa học nghiên cứu giấc ngủ theo những cách thức mà từ trước nay chưa thể thực hiện được bằng cách ghi lại hoạt động của não qua những đĩa mềm nhỏ gắn trên hộp sọ. - Có 2 loại giấc ngủ chính: + Giấc ngủ NREM (giấc ngủ mắt không chuyển động nhanh) (hay còn gọi là ngủ không mơ) – Non-Rapid Eye Movement (NREM) Sleep (also known as quiet sleep). + Giấc ngủ REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh) (hay còn gọi là ngủ mơ, ngủ nghịch lý) – Rapid Eye Movement (REM) Sleep (also known as active sleep or paradoxical sleep) - Trước đây, người ta chia giấc ngủ thành 5 giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên gần đây, giai đoạn 3 và 4 được gộp chung lại, chính vì vậy hiện tại có 3 giai đoạn NREM và 1 giai đoạn REM. +Giai đoạn NREM 1 -Giai đoạn 1 là giai đoạn bắt đầu chu kỳ giấc ngủ và có thể coi là giai đoạn ngủ ít nhất. Giai đoạn này được xem là khoảng chuyển tiếp giữa trạng thái tỉnh và trạng thái ngủ. -Trong giai đoạn 1, não sản sinh ra sóng Theta biên độ cao, đây là những sóng não rất chậm. Giai đoạn này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng 5-10 phút). Nếu bạn đánh thức ai đó lúc này, có thể họ sẽ nói họ vẫn chưa ngủ. +Giai đoạn NREM 2 - Giai đoạn 2 của giấc ngủ kéo dài xấp xỉ 20 phút. Não bắt đầu sản sinh hàng loạt các các đợt sóng não có nhịp nhanh. Thân nhiệt bắt đầu giảm và nhịp tim cũng chậm lại. Theo Quỹ Quốc Gia về Giấc Ngủ của Hoa Kỳ, con người dành ra khoảng 50% tổng thời gian ngủ cho giai đoạn này. +Giai đoạn NREM 3 ( Giấc ngủ có sóng chậm) - Trong gian đoạn 3: Các cơ bắt đầu thư giãn, huyết áp và nhịp thở giảm, giấc ngủ sâu bắt đầu. Giai đoạn này trước đây được tách làm 2. Đây là lúc mà các sóng Delta – sóng não sâu, chậm xuất hiện. Bởi vậy nên nó còn được gọi là giấc ngủ Delta. - Trong suốt giai đoạn này, con người giảm phản ứng, tiếng ồn hay những tác động từ môi trường xung quanh có thể không tác động được vào giấc ngủ của họ. Đây cũng là giai đoạn chuyển tiếp giữa ngủ nông và ngủ sâu. - Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng, hầu hết các trường hợp tè dầm sẽ xảy ra trong giai đoạn ngủ sâu này, nhưng gần đây thì người ta đã đưa ra các bằng chứng rằng tè dầm có thể xảy ra ở các giai đoạn khác. Mộng du cũng là hiện tượng thường thấy ở giai đoạn này. +Giai đoạn REM 4(Giấc ngủ có mắt cử động nhanh – REM sleep) -Trong giấc ngủ REM, mắt chuyển động nhanh dưới đôi mắt đóng, nhịp tim, hơi thở và huyết áp của nó tương tự như khi bạn đang thức. Tuy nhiên, các cơ của bạn sẽ gần như bị tê liệt, rồi đột nhiên, sự co thắt dữ dội sẽ xuất hiện, đặc biệt là ở mặt và tay, nhưng sau đó, não sẽ hoạt động tích cực để đè nén các cử động khác. - Hấu hết các giấc mơ sẽ xuất hiện trong giai đoạn 4, giấc ngủ REM. Giấc ngủ REM thể hiện bằng sự chuyển động của mắt, nhịp hô hấp và hoạt động não bộ tăng. Theo Quỹ quốc gia về Giấc Ngủ Hoa Kỳ, con người dành khoảng 20% tổng thời gian ngủ cho giai đoạn này. 4.2: Một giấc ngủ đêm -Cần ghi nhớ một điều là giấc ngủ không tuân thủ theo trình tự các giai đoạn như ở trên. Giấc ngủ bắt đầu ở giai đoạn 1, tiếp tục đến giai đoạn 2 và 3. Sau khi kết thúc giai đoạn 3, gian đoạn 2 lại lặp lại trước khi giấc ngủ REM bắt đầu. Khi giấc ngủ REM kết thúc, cơ thể thường sẽ quay trở lại giai đoạn 2. Chu kỳ giấc ngủ lặp lại những bước này 4 đến 6 lần trong một đêm. Mỗi một vòng sẽ kéo dài trong khoảng 90 phút. -Trong một đêm ngủ bình thường, một người phải trải qua chuỗi của các giai đoạn EEG. Giấc ngủ là sâu nhất trong giai đoạn đầu của buổi đêm và trở nên nông hơn sau đó, khi mà giấc ngủ REM trở nên đáng chú ý hơn (Nguồn: Cartwright). -Các đặc điểm của giấc ngủ thay đổi theo thời gian: +Thời gian ngủ trung bình của một đứa trẻ sơ sinh là 16h/ngày, của một người 70 tuổi thì chỉ có khoảng 6h/ngày và những người lớn tuổi thường có xu hướng thức vào ban đêm nhiều hơn là những người trẻ. Từ đó sự thay đổi về cấu tạo của giấc ngủ cũng sẽ thay đổi. Giaacs ngủREM chiếm 50% thời gian ngủ khi chúng ta còn là trẻ sơ sinh, nhưng nó sẽ giảm đi còn khoảng 25% ở lứa tuổi thanh thiếu niên và thậm chí là giảm xuống thấp nữa khi chúng ta về già. -Các đặc điểm của giấc ngủ thay đổi theo nền văn hóa và các nhóm kinh tế xã hội trong xu hướng giấc ngủ ngày. Các đặc điểm của giấc ngủ cũng chỉ là một vấn đề về sự lựa chọn hoặc cần thiết. Ví dụ, sinh viên các trường Đại học ở Bắc Mĩ ngủ ít hơn những người ở độ tuổi của họ. 4.3: Sự rối loạn giấc ngủ -Có rất nhiều dạng rối loạn giấc ngủ và hầu hết mọi người đều phải trải qua những vấn đề liên quan đến giấc ngủ tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. 4.3.1: Mất ngủ -Mất ngủ (Insomnia) là một tình trạng rối loạn giấc ngủ mà trong đó con người cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày bởi các vấn đề ngủ vào buổi đêm. -Bệnh mất ngủ được chia thành hai loại là mất ngủ ngắn hạn (mất ngủ cấp tính) và mất ngủ kéo dài(mất ngủ mạn tính). Sự phân loại này được thực hiện dựa trên mức độ mất ngủ có thường xuyên hay không? Mất ngủ kéo dài bao lâu? Đối với mất ngủ mạn tính thì thời gian mất ngủ thường kéo dài trong một tháng hoặc có thể lâu hơn. -Những dấu hiệu mất ngủ thường gặp như: . Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không yên giấc và dậy rất sớm. . Người bệnh thường hay tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ, khi đã dậy thì khó ngủ lại được. . Khi ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu. . Khi bệnh ở giai đoạn đầu sẽ có các biểu hiện tâm lý như trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, xương và cơ bắp đau nhức, hành vi bị rối loạn, hay cáu gắt, giảm tập trung… Nếu bệnh kéo dài dễ dẫn đến các hội chứng như khủng hoảng tâm thần, buồn bã chán nản, lo âu và sợ hãi. .Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới, nhất là vào thời kỳ tiền mãn kinh. Lúc này, sẽ có các triệu chứng bệnh mất ngủ như cảm giác khó thở và khó chịu khi ngủ. -Tác hại của mất ngủ về đêm kéo dài .Mất ngủ về đêm kéo dài nếu không điều sớm sẽ dẫn đến bệnh mất ngủ mạn tính đi kèm các triệu chứng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. . Mất ngủ khiến người bệnh dễ mắc các bệnh về hệ thần kinh, tim mạch, bệnh gan, đái tháo đường, hệ miễn dịch bị suy giảm. Ngoài ra, bệnh mất ngủ mạn tính khiến người bệnh luôn thấy buồn ngủ và mệt mỏi, thiếu sức sống. Điều này rất dễ đưa đến các mối nguy hiểm như tại nạn trong khi điều khiển phương tiện, trí nhớ suy giảm nên hay quên những việc cần phải làm, thường lầm lẫn giữa các sự việc, làm việc kém hiệu quả..ảnh hưởng không nhỏ đến công việc. Bên cạnh đó, khi mắc bệnh, người bệnh cũng có những hành vi như không thích tiếp xúc xã giao hay tụ tập nơi đông người, thiếu linh hoạt trong các mối quan hệ. Tất cả những điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. -Cách điều trị: .Dùng thuốc, nhưng chúng cũng có thể trực tiếp gây ra những tác hại nguy hiểm khi kết hợp với chất cồn, làm gián đoạn giấc ngủ REM và cuối cùng sẽ dẫn đến việc tăng thêm sự mất ngủ. Một loại thuốc mới có tên ramelteon, nó có tác dụng giống như melatonin-một hoocmon có liên quan đến giai đoạn ban đầu của một giấc ngủ bình thường. Đây là một loại thuốc khác thường bởi nó hoạt động tốt hơn khi bạn uống trong một thời gian dài. .Áp dụng các liệu pháp tâm lý vào trong điều trị mất ngủ: Liệu pháp tâm lý thường được áp dụng điều trị mất ngủ là ngồi thiền giúp tinh thần thư giãn, thư thái dễ đi vào giấc ngủ. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp thả lỏng cơ thể cũng khiến người bệnh dễ ngủ hơn. Một điều cần lưu ý nữa là người bệnh phải không được lo nghĩ quá nhiều trước khi đi ngủ, hãy tạm gác lại một bên để giấc ngủ đến nhẹ nhàng. 4.3.2: Ác mộng -Ác mộng là những giấc mơ đáng sợ xảy ra trong giấc ngủ REM, nó chiếm từ 4 đến 8% dân số, nhưng nó xảy ra nhiều hơn ở những người đã từng trải qua các rối loạn căng thẳng sau sang chấn. -Dù ác mộng xảy ra trong giấc ngủ REM, tuy chứng hoảng hốt vào ban đêm những hình ảnh của giấc mơ xảy ra trong giai đoạn 4. Đa số đều tỉnh dậy sau khi trải qua chứng hoảng hốt với tiếng thét và sự kinh hoàng có thể kéo dài tới 30 phút, tuy nhiên vào buổi sáng hôm sau thì họ cũng có thể sẽ không nhớ gì về chúng nữa, điều đặc biệt là chứng hoảng hốt xảy ra phổ biến ở con trai. -Giống như chứng hoảng hốt, mộng du không chỉ xảy ra trong giấc ngủ REM và thường xảy ra trong giai đoạn thời thơ ấu. Hầu hết những người bị mộng du đều không nhớ về chuyến hành trình của mình, ngược lại, với những câu chuyện thần thoại thì mộng du không hề có hại. Các loại thuốc cũng giúp giảm đi việc mộng du, nhưng hầu hết các đứa trẻ đơn giản là lớn lên và thoát khỏi vấn đề đó.
Trả lời
4.1: Các giai đoạn của giấc ngủ - Phát minh về máy đo điện não đồ (EEG) đã cho phép các nhà khoa học nghiên cứu giấc ngủ theo những cách thức mà từ trước nay chưa thể thực hiện được bằng cách ghi lại hoạt động của não qua những đĩa mềm nhỏ gắn trên hộp sọ. - Có 2 loại giấc ngủ chính: + Giấc ngủ NREM (giấc ngủ mắt không chuyển động nhanh) (hay còn gọi là ngủ không mơ) – Non-Rapid Eye Movement (NREM) Sleep (also known as quiet sleep). + Giấc ngủ REM (giấc ngủ mắt chuyển động nhanh) (hay còn gọi là ngủ mơ, ngủ nghịch lý) – Rapid Eye Movement (REM) Sleep (also known as active sleep or paradoxical sleep) - Trước đây, người ta chia giấc ngủ thành 5 giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên gần đây, giai đoạn 3 và 4 được gộp chung lại, chính vì vậy hiện tại có 3 giai đoạn NREM và 1 giai đoạn REM. +Giai đoạn NREM 1 -Giai đoạn 1 là giai đoạn bắt đầu chu kỳ giấc ngủ và có thể coi là giai đoạn ngủ ít nhất. Giai đoạn này được xem là khoảng chuyển tiếp giữa trạng thái tỉnh và trạng thái ngủ. -Trong giai đoạn 1, não sản sinh ra sóng Theta biên độ cao, đây là những sóng não rất chậm. Giai đoạn này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn (khoảng 5-10 phút). Nếu bạn đánh thức ai đó lúc này, có thể họ sẽ nói họ vẫn chưa ngủ. +Giai đoạn NREM 2 - Giai đoạn 2 của giấc ngủ kéo dài xấp xỉ 20 phút. Não bắt đầu sản sinh hàng loạt các các đợt sóng não có nhịp nhanh. Thân nhiệt bắt đầu giảm và nhịp tim cũng chậm lại. Theo Quỹ Quốc Gia về Giấc Ngủ của Hoa Kỳ, con người dành ra khoảng 50% tổng thời gian ngủ cho giai đoạn này. +Giai đoạn NREM 3 ( Giấc ngủ có sóng chậm) - Trong gian đoạn 3: Các cơ bắt đầu thư giãn, huyết áp và nhịp thở giảm, giấc ngủ sâu bắt đầu. Giai đoạn này trước đây được tách làm 2. Đây là lúc mà các sóng Delta – sóng não sâu, chậm xuất hiện. Bởi vậy nên nó còn được gọi là giấc ngủ Delta. - Trong suốt giai đoạn này, con người giảm phản ứng, tiếng ồn hay những tác động từ môi trường xung quanh có thể không tác động được vào giấc ngủ của họ. Đây cũng là giai đoạn chuyển tiếp giữa ngủ nông và ngủ sâu. - Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng, hầu hết các trường hợp tè dầm sẽ xảy ra trong giai đoạn ngủ sâu này, nhưng gần đây thì người ta đã đưa ra các bằng chứng rằng tè dầm có thể xảy ra ở các giai đoạn khác. Mộng du cũng là hiện tượng thường thấy ở giai đoạn này. +Giai đoạn REM 4(Giấc ngủ có mắt cử động nhanh – REM sleep) -Trong giấc ngủ REM, mắt chuyển động nhanh dưới đôi mắt đóng, nhịp tim, hơi thở và huyết áp của nó tương tự như khi bạn đang thức. Tuy nhiên, các cơ của bạn sẽ gần như bị tê liệt, rồi đột nhiên, sự co thắt dữ dội sẽ xuất hiện, đặc biệt là ở mặt và tay, nhưng sau đó, não sẽ hoạt động tích cực để đè nén các cử động khác. - Hấu hết các giấc mơ sẽ xuất hiện trong giai đoạn 4, giấc ngủ REM. Giấc ngủ REM thể hiện bằng sự chuyển động của mắt, nhịp hô hấp và hoạt động não bộ tăng. Theo Quỹ quốc gia về Giấc Ngủ Hoa Kỳ, con người dành khoảng 20% tổng thời gian ngủ cho giai đoạn này. 4.2: Một giấc ngủ đêm -Cần ghi nhớ một điều là giấc ngủ không tuân thủ theo trình tự các giai đoạn như ở trên. Giấc ngủ bắt đầu ở giai đoạn 1, tiếp tục đến giai đoạn 2 và 3. Sau khi kết thúc giai đoạn 3, gian đoạn 2 lại lặp lại trước khi giấc ngủ REM bắt đầu. Khi giấc ngủ REM kết thúc, cơ thể thường sẽ quay trở lại giai đoạn 2. Chu kỳ giấc ngủ lặp lại những bước này 4 đến 6 lần trong một đêm. Mỗi một vòng sẽ kéo dài trong khoảng 90 phút. -Trong một đêm ngủ bình thường, một người phải trải qua chuỗi của các giai đoạn EEG. Giấc ngủ là sâu nhất trong giai đoạn đầu của buổi đêm và trở nên nông hơn sau đó, khi mà giấc ngủ REM trở nên đáng chú ý hơn (Nguồn: Cartwright). -Các đặc điểm của giấc ngủ thay đổi theo thời gian: +Thời gian ngủ trung bình của một đứa trẻ sơ sinh là 16h/ngày, của một người 70 tuổi thì chỉ có khoảng 6h/ngày và những người lớn tuổi thường có xu hướng thức vào ban đêm nhiều hơn là những người trẻ. Từ đó sự thay đổi về cấu tạo của giấc ngủ cũng sẽ thay đổi. Giaacs ngủREM chiếm 50% thời gian ngủ khi chúng ta còn là trẻ sơ sinh, nhưng nó sẽ giảm đi còn khoảng 25% ở lứa tuổi thanh thiếu niên và thậm chí là giảm xuống thấp nữa khi chúng ta về già. -Các đặc điểm của giấc ngủ thay đổi theo nền văn hóa và các nhóm kinh tế xã hội trong xu hướng giấc ngủ ngày. Các đặc điểm của giấc ngủ cũng chỉ là một vấn đề về sự lựa chọn hoặc cần thiết. Ví dụ, sinh viên các trường Đại học ở Bắc Mĩ ngủ ít hơn những người ở độ tuổi của họ. 4.3: Sự rối loạn giấc ngủ -Có rất nhiều dạng rối loạn giấc ngủ và hầu hết mọi người đều phải trải qua những vấn đề liên quan đến giấc ngủ tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. 4.3.1: Mất ngủ -Mất ngủ (Insomnia) là một tình trạng rối loạn giấc ngủ mà trong đó con người cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày bởi các vấn đề ngủ vào buổi đêm. -Bệnh mất ngủ được chia thành hai loại là mất ngủ ngắn hạn (mất ngủ cấp tính) và mất ngủ kéo dài(mất ngủ mạn tính). Sự phân loại này được thực hiện dựa trên mức độ mất ngủ có thường xuyên hay không? Mất ngủ kéo dài bao lâu? Đối với mất ngủ mạn tính thì thời gian mất ngủ thường kéo dài trong một tháng hoặc có thể lâu hơn. -Những dấu hiệu mất ngủ thường gặp như: . Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không yên giấc và dậy rất sớm. . Người bệnh thường hay tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ, khi đã dậy thì khó ngủ lại được. . Khi ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu. . Khi bệnh ở giai đoạn đầu sẽ có các biểu hiện tâm lý như trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, xương và cơ bắp đau nhức, hành vi bị rối loạn, hay cáu gắt, giảm tập trung… Nếu bệnh kéo dài dễ dẫn đến các hội chứng như khủng hoảng tâm thần, buồn bã chán nản, lo âu và sợ hãi. .Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới, nhất là vào thời kỳ tiền mãn kinh. Lúc này, sẽ có các triệu chứng bệnh mất ngủ như cảm giác khó thở và khó chịu khi ngủ. -Tác hại của mất ngủ về đêm kéo dài .Mất ngủ về đêm kéo dài nếu không điều sớm sẽ dẫn đến bệnh mất ngủ mạn tính đi kèm các triệu chứng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. . Mất ngủ khiến người bệnh dễ mắc các bệnh về hệ thần kinh, tim mạch, bệnh gan, đái tháo đường, hệ miễn dịch bị suy giảm. Ngoài ra, bệnh mất ngủ mạn tính khiến người bệnh luôn thấy buồn ngủ và mệt mỏi, thiếu sức sống. Điều này rất dễ đưa đến các mối nguy hiểm như tại nạn trong khi điều khiển phương tiện, trí nhớ suy giảm nên hay quên những việc cần phải làm, thường lầm lẫn giữa các sự việc, làm việc kém hiệu quả..ảnh hưởng không nhỏ đến công việc. Bên cạnh đó, khi mắc bệnh, người bệnh cũng có những hành vi như không thích tiếp xúc xã giao hay tụ tập nơi đông người, thiếu linh hoạt trong các mối quan hệ. Tất cả những điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. -Cách điều trị: .Dùng thuốc, nhưng chúng cũng có thể trực tiếp gây ra những tác hại nguy hiểm khi kết hợp với chất cồn, làm gián đoạn giấc ngủ REM và cuối cùng sẽ dẫn đến việc tăng thêm sự mất ngủ. Một loại thuốc mới có tên ramelteon, nó có tác dụng giống như melatonin-một hoocmon có liên quan đến giai đoạn ban đầu của một giấc ngủ bình thường. Đây là một loại thuốc khác thường bởi nó hoạt động tốt hơn khi bạn uống trong một thời gian dài. .Áp dụng các liệu pháp tâm lý vào trong điều trị mất ngủ: Liệu pháp tâm lý thường được áp dụng điều trị mất ngủ là ngồi thiền giúp tinh thần thư giãn, thư thái dễ đi vào giấc ngủ. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp thả lỏng cơ thể cũng khiến người bệnh dễ ngủ hơn. Một điều cần lưu ý nữa là người bệnh phải không được lo nghĩ quá nhiều trước khi đi ngủ, hãy tạm gác lại một bên để giấc ngủ đến nhẹ nhàng. 4.3.2: Ác mộng -Ác mộng là những giấc mơ đáng sợ xảy ra trong giấc ngủ REM, nó chiếm từ 4 đến 8% dân số, nhưng nó xảy ra nhiều hơn ở những người đã từng trải qua các rối loạn căng thẳng sau sang chấn. -Dù ác mộng xảy ra trong giấc ngủ REM, tuy chứng hoảng hốt vào ban đêm những hình ảnh của giấc mơ xảy ra trong giai đoạn 4. Đa số đều tỉnh dậy sau khi trải qua chứng hoảng hốt với tiếng thét và sự kinh hoàng có thể kéo dài tới 30 phút, tuy nhiên vào buổi sáng hôm sau thì họ cũng có thể sẽ không nhớ gì về chúng nữa, điều đặc biệt là chứng hoảng hốt xảy ra phổ biến ở con trai. -Giống như chứng hoảng hốt, mộng du không chỉ xảy ra trong giấc ngủ REM và thường xảy ra trong giai đoạn thời thơ ấu. Hầu hết những người bị mộng du đều không nhớ về chuyến hành trình của mình, ngược lại, với những câu chuyện thần thoại thì mộng du không hề có hại. Các loại thuốc cũng giúp giảm đi việc mộng du, nhưng hầu hết các đứa trẻ đơn giản là lớn lên và thoát khỏi vấn đề đó.