Trong triều đại Tây Sơn, vị tướng nào được mệnh danh là ''đệ nhất đại đao''?

  1. Hỏi xoáy Đáp hay

Có một nhân vật được mệnh danh là thế ? Bạn có biết đó là ai không ?

#Hỏi #Lịch sử

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

lịch sử

,

tây sơn

,

hỏi xoáy đáp hay

Danh tướng Trần Quang Diệu (1746–1802) là một trong Tây Sơn thất hổ của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã cố sức chiến đấu để bảo vệ vương triều này, nhưng không thành công, và cả hai đều bị vua Gia Long xử tội chết.

Theo lời kể dân gian, Trần Quang Diệu là người rất giỏi võ. Lúc nhỏ, theo sách "Nhà Tây Sơn" Trần Quang Diệu học văn học võ nhiều thầy. Lớn lên, một lần ông đi săn trên núi Kim Sơn ở Hoài Ân, tình cờ gặp được một ông lão tên là Diệp Đình Tòng, vì can tội giết chết một viên tri huyện tham ô, mà ông và vợ con phải trốn vào đây. Trong hơn 20 năm dài ấy, không chịu nổi sơn lam chướng khí, vợ con ông đều đã lần lượt qua đời. Ông Tòng là người thông thạo cả năm món binh khí, đó là: đao, kiếm, kích, thương và cung. Tuy nhiên, Trần Quang Diệu chỉ học môn đại đao.

Năm năm sau, thầy mất. Trần Quang Diệu băng núi đến Vĩnh Thạnh, rồi nghe tin Nguyễn Nhạc là người có chí lớn (lúc này Nguyễn Nhạc đang làm chủ sòng bạc ở Kiên Mỹ), nên tìm đến làm quen. Chính vì mối giao tình này, nên khi Nguyễn Nhạc cùng hai em là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa, Trần Quang Diệu liền tham gia phong trào Tây Sơn ngay từ buổi đầu.

Theo lời kể dân gian, thì một hôm Trần Quang Diệu trên đường từ Hoài Ân vào Kiên Mỹ để gặp Nguyễn Nhạc, thì bị cọp dữ tấn công. Chống trả được một hồi, ông Diệu vừa bị thương vừa đuối sức. Bùi Thị Xuân tình cờ đi qua liền xông vào mới cứu được mạng ông. Ít lâu sau, nhờ Nguyễn Nhạc đứng ra làm chủ hôn, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân trở thành vợ chồng, rồi cùng trải bao gian lao dưới ngọn cờ khởi nghĩa Tây Sơn.

KL: Có lẽ Trần Quang Diệu chỉ học môn đại đao cho nên mới được mệnh danh là "đệ nhất đại đao"....

Trả lời

Danh tướng Trần Quang Diệu (1746–1802) là một trong Tây Sơn thất hổ của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông cùng với vợ là nữ tướng Bùi Thị Xuân đã cố sức chiến đấu để bảo vệ vương triều này, nhưng không thành công, và cả hai đều bị vua Gia Long xử tội chết.

Theo lời kể dân gian, Trần Quang Diệu là người rất giỏi võ. Lúc nhỏ, theo sách "Nhà Tây Sơn" Trần Quang Diệu học văn học võ nhiều thầy. Lớn lên, một lần ông đi săn trên núi Kim Sơn ở Hoài Ân, tình cờ gặp được một ông lão tên là Diệp Đình Tòng, vì can tội giết chết một viên tri huyện tham ô, mà ông và vợ con phải trốn vào đây. Trong hơn 20 năm dài ấy, không chịu nổi sơn lam chướng khí, vợ con ông đều đã lần lượt qua đời. Ông Tòng là người thông thạo cả năm món binh khí, đó là: đao, kiếm, kích, thương và cung. Tuy nhiên, Trần Quang Diệu chỉ học môn đại đao.

Năm năm sau, thầy mất. Trần Quang Diệu băng núi đến Vĩnh Thạnh, rồi nghe tin Nguyễn Nhạc là người có chí lớn (lúc này Nguyễn Nhạc đang làm chủ sòng bạc ở Kiên Mỹ), nên tìm đến làm quen. Chính vì mối giao tình này, nên khi Nguyễn Nhạc cùng hai em là Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa, Trần Quang Diệu liền tham gia phong trào Tây Sơn ngay từ buổi đầu.

Theo lời kể dân gian, thì một hôm Trần Quang Diệu trên đường từ Hoài Ân vào Kiên Mỹ để gặp Nguyễn Nhạc, thì bị cọp dữ tấn công. Chống trả được một hồi, ông Diệu vừa bị thương vừa đuối sức. Bùi Thị Xuân tình cờ đi qua liền xông vào mới cứu được mạng ông. Ít lâu sau, nhờ Nguyễn Nhạc đứng ra làm chủ hôn, Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân trở thành vợ chồng, rồi cùng trải bao gian lao dưới ngọn cờ khởi nghĩa Tây Sơn.

KL: Có lẽ Trần Quang Diệu chỉ học môn đại đao cho nên mới được mệnh danh là "đệ nhất đại đao"....

-Đáp án là tướng Trần Quang Diệu.

Ông nằm trong ''Tây Sơn thất hổ tướng” - danh hiệu người đời chỉ 7 danh tướng của nhà Tây Sơn. Họ từng cùng vua Quang Trung lập những chiến công hiển hách trên chiến trường.