Hỏi xoáy Đáp hay

Hỏi xoáy Đáp hay

Hỏi xoáy Đáp hay là chủ đề để các thành viên thoả sức tham gia đố vui, thử sức với các câu hỏi trắc nghiệm kiến thức, hỏi nhanh đáp gọn thuộc mọi lĩnh vực khác. Các câu hỏi và trả lời hài hước, troll nhưng trí tuệ các bạn nhé

Hoạt động nhóm

Bài viết1369
Câu hỏi1347
Thành viên8477

Không xác định được bản thân muốn học ngành gì?

Em là một học sinh cấp 3. Hiện tại em thực sự rối và cảm thấy như đi vào một không gian "mây mù lạc lối" khi không biết nên thực sự theo học ngành gì, thậm chí là không biết nên vào đại học nào hay cả chính sở thích của bản thân.

Em có cân nhắc những lời khuyên từ gia đình và thầy cô như theo ngành kỹ thuật mật mã, lập trình phần mềm hay thiết kế đồ hoạ, nhưng rồi em lại chú ý đến những ngành như cơ điện tử hay cơ khí hàng không. Em cũng đã có những tìm hiểu cơ bản về việc xin học bổng du học nếu có cơ hội.

Về khả năng của bản thân thì em học tốt các môn tự nhiên, khả năng tư duy toán và giải quyết vấn đề ở mức khá, tham gia hoạt động nhóm tốt, có nền tảng và tiếng Anh tốt.

Em cảm thấy những kĩ năng của em phát triển đều đều, không có gì quá nổi bật để xác định hướng đi tương lai và em cũng không thực sự biết được sở thích của bản thân là gì nên những lời khuyên từ mọi người sẽ là nguồn thông tin quan trọng để giúp em phần nào hiểu hơn về con đường "gỡ rối" cho bản thân.

Vật lí và hoá học cái nào dễ học hơn?

Mọi người chỉ cần trả lời môn nào là được ạ 🥲

Nếu Nguyễn Tri Phương chủ động tấn công Pháp trong trận Đại Đồn Chí Hòa liệu có thắng nổi không?

GS. Trần Văn Giàu viết:

Tuy có chủ trương "vừa công vừa thủ", nhưng không hơn gì Tôn Thất Hiệp, Thống tướng Nguyễn Tri Phương vẫn án binh bất động, chỉ khác một điều là ông tập trung sức lực quân dân (khoảng 30.000 người) không phải vào việc đánh mà vào việc xây dựng Đại đồn Chí Hòa nhằm bao vây địch chặt chẽ hơn, tính không cho địch bung ra rộng hơn nữa.

Nguyễn Tri Phương và các võ quan, văn quan cao cấp của triều đình lúc bấy giờ, mang nặng "võ khí chủ nghĩa". Họ hốt sợ trước vũ khí bắn xa mạnh và đúng cùng tàu to của đối phương. Họ đâu có biết rằng yếu tố quyết định là lòng dân, là tinh thần binh sĩ... (Tổng tập, tr. 81). Và Đại đồn thiếu cao thừa rộng, mặt thì yếu, mặt thì mạnh, địch dễ leo vào đánh xuyên hông, đánh bọc hậu... Công trình này xây dựng gần một năm với công sức của mấy vạn quân và dân, chỉ bảo vệ được hơn một ngày thì mất!... Đại đồn Chí Hòa, biểu hiện chiến lược phòng thủ tai hại của tướng Nguyễn Tri Phương!...[15]

Chắc quân đội Pháp hồi xưa tấn công cũng ào ào xông lên giống quân Nhật trong clip youtube này. Tôi xem clip quân Nhật thì nghĩ quân Pháp chắc cũng giống vậy (chỉ là hơn Việt Nam ta về súng ống thôi còn Việt Nam thì dùng súng hỏa mai, kiếm,...)

Theo các bạn nếu dùng yếu tố quyết định là lòng dân, là tinh thần binh sĩ.... như GS Trần Văn Giàu nói thì liệu có thắng Pháp trong trận Đại Đồn Chí Hòa không?

Tại sao kẻ xấu thì thường sống tốt, còn người lương thiện lại phải sống rất khổ?

Mình thấy kẻ xấu, kẻ ti tiện thường có một cuộc sống rất dễ dàng, rồi giàu sang sung túc đến nỗi chẳng có ai đoán được họ là người xấu cả. Trong khi đó người lương thiện, chẳng làm gì nên tội thì lại có cuộc sống chẳng mấy đủ đầy, thậm chí còn khổ ơi là khổ. Tại sao lại có sự đối lập vô lý như vậy? Phải chăng nhân quả là không có thật?

https://cdn.noron.vn/2023/02/23/covid19vanguycongheolaihoanngheosau30namcuanhieuquocgia-15864284991586428544750x0-1677120973.jpg

Những người không ủng hộ án tử hình liệu họ có nghĩ đến nạn nhân, gia đình nạn nhân hoặc gia đình họ khi bị kẻ thủ ác ra tay giết người không?

Mới tranh cãi với luật sư Ngô Ngọc Trai và một số bạn và bị chặn trên Facebook.

Luật sư Ngô Ngọc Trai thì ủng hộ việc không tử hình còn mình thì ủng hộ phải có án tử hình với những tội phạm giết người. Mình nói việc ủng hộ là mình nghĩ đến nạn nhân chết tức tưởi dưới tay kẻ thủ ác và gia đình nạn nhân đang rất đau khổ vì sự ra đi oan ức của người thân.

Còn một số bạn không ủng hộ án tử hình thì nghĩ đến tội nhân, gia đình tội nhân, sự khó khăn của thẩm phán khi tuyên án tử.

Tại sao những người không ủng hộ án tử hình họ không nghĩ đến nạn nhân, gia đình nạn nhân hoặc thậm chí gia đình họ nếu không may có kẻ thủ ác giết người thân của họ?

Nếu dùng dùi cui đánh nát đít thằng kiến trúc sư Nguyễn Thành Phương đang mắc ỉa thì nó có phọt cứt ra không?

Nhìn thằng kiến trúc sư Nguyễn Thành Phương từ chối đo nồng độ cồn và đòi đi ỉa thì tui rất ngứa mắt và ước gì làm tiếp thị sữa dùng gậy hoặc dùi cui đánh nát đít thằng kiến trúc sư Nguyễn Thành Phương. Câu hỏi là đang đánh vào đít nó thì nó có phọt cứt ỉa ra quần không?

Phong kiến Phương Tây (ví dụ Anh, Pháp, Ý,...) và phong kiến Phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam, Cao Ly,...) thì cái nào tiến bộ hơn?

Mình lấy một phim cổ trang Ý là Elisa di Rivombrosa ra để so sánh. Trong phần 01 có cảnh bá tước giết tể tướng (tất nhiên bị phu nhân tể tướng vu oan) và bị ghép tội phản loạn chống vua.

Vấn đề ở đây là chỉ có bá tước đó bị kết tội và xét xử đàng hoàng ở tòa án. Kết quả bá tước đó bị kết tội chém đầu, tước danh hiệu và tịch thu tài sản sung vào công quỹ. Gia đình bá tước như chị gái, họ hàng tam tộc và cửu tộc thì không bị liên lụy gì hết.

Nếu đặt ở bối cảnh phong kiến Phương Đông thì gia đình và họ hàng bá tước đó chắc chắn sẽ bị tru di tam tộc hoặc cửu tộc (giống gia đình Nguyễn Trãi).

Do vậy mình cho rằng chế độ phong kiến Phương Tây tiến bộ hơn phong kiến Phương Đông.

Tại sao không tử hình Napoléon Bonaparte?

Mình thắc mắc là sau trận Waterloo thì Napoléon Bonaparte bị tống giam. Tại sao người ta không tử hình ông ấy với tội danh phản loạn chẳng hạn?

Ví dụ:

Napoléon trốn khỏi Elba ngày 26 tháng 2 năm 1815. Ông cập bến ở Golfe-Juan trên đất liền Pháp, hai ngày sau đó[140].

Trung đoàn số 5 được gửi tới để ngăn chặn ông và nối lại tuyến đường tới nam Grenoble vào mùng 7 tháng 3 năm 1815. Napoléon tiếp cận đội quân một mình, xuống ngựa và khi đứng trong tầm đạn, ông hét lên: "Ta ở đây. Giết Hoàng đế của các người đi, nếu các người muốn"[141].

Những người lính đáp lại bằng tiếng hô "Hoàng đế Vạn tuế!" ("Vive L'Empereur!") và hành quân cùng Napoléon tới Paris; Louis XVIII bỏ chạy.

Do vậy theo mình chừng tội này đủ kết tội phản loạn để kết án tử hình rồi. Do vậy mình thắc mắc tại không tử hình Napoléon Bonaparte?