Tại sao kẻ xấu thì thường sống tốt, còn người lương thiện lại phải sống rất khổ?

  1. Xã hội

  2. Hỏi xoáy Đáp hay

Mình thấy kẻ xấu, kẻ ti tiện thường có một cuộc sống rất dễ dàng, rồi giàu sang sung túc đến nỗi chẳng có ai đoán được họ là người xấu cả. Trong khi đó người lương thiện, chẳng làm gì nên tội thì lại có cuộc sống chẳng mấy đủ đầy, thậm chí còn khổ ơi là khổ. Tại sao lại có sự đối lập vô lý như vậy? Phải chăng nhân quả là không có thật?

https://cdn.noron.vn/2023/02/23/covid19vanguycongheolaihoanngheosau30namcuanhieuquocgia-15864284991586428544750x0-1677120973.jpg
Từ khóa: 

xã hội

,

hỏi xoáy đáp hay

Sau khi có kinh nghiệm "làm người" một thời gian đủ lâu rồi mình phát hiện ra : con người khổ đau vì "không đủ tàn nhẫn".
Nội tâm quá yếu ớt sẽ dễ dàng bị kẻ tàn nhẫn hơn làm tổn thương.
Ngược đời, kẻ có thể tàn nhẫn thì lại có sức mạnh nội tâm cựclớn, không chịu ảnh hưởng bởi bất luận ánh mắt khinh khi hay là đạo lý luân thường, bản thân là trên hết nên nghiễm nhiên, bọn họ sống rất tốt.
Trả lời
Sau khi có kinh nghiệm "làm người" một thời gian đủ lâu rồi mình phát hiện ra : con người khổ đau vì "không đủ tàn nhẫn".
Nội tâm quá yếu ớt sẽ dễ dàng bị kẻ tàn nhẫn hơn làm tổn thương.
Ngược đời, kẻ có thể tàn nhẫn thì lại có sức mạnh nội tâm cựclớn, không chịu ảnh hưởng bởi bất luận ánh mắt khinh khi hay là đạo lý luân thường, bản thân là trên hết nên nghiễm nhiên, bọn họ sống rất tốt.

kẻ xấu thường sống thảnh thơi vì họ không có lương tâm, họ không thấy bứt rứt hay bất an về những điều họ đã làm, nên họ cứ thế mà ngủ ngon. Còn người tốt thì luôn cắn rứt lương tâm, luôn phải nghĩ xem làm sao để không gây tổn hại cho người khác, vì thế mà cứ vắt tay lên trán nằm nghĩ, không thể nào ngủ ngon được😁https://cdn.noron.vn/2023/02/23/1153510403579435-1677170295.jpg

1. Thế nào là người tốt, người lương thiện? Thế nào là người xấu? Chẳng có 1 cái quy chuẩn chung nào để khẳng định 1 sự việc hay 1 người là tốt hay xấu. Tốt xấu nó chỉ là nhận định của từng người theo góc nhìn của bản thân họ thôi.

2. Nhân quả chỉ có theo ý nghĩa nguyên nhân và kết quả. Còn cái ở hiền gặp lành bla bla thì ko có đâu. Còn nếu bạn tin vào cái "nhân quả", "kiếp trước", "nghiệp báo" gì đấy, thì bạn hoàn toàn có thể giải thích là do "kiếp trước" nào đấy sống lỗi nên "kiếp này" phải chịu khổ :v. Nhưng như thế có công bằng ko? Hiển nhiên là ko, người ta chẳng thừa hưởng cái quái gì từ "kiếp trước", ko ký ức, ko kiến thức, ko tiền bạc, ko quan hệ, thân xác cũng ko phải luôn - cơ mà họ lại phải chịu hậu quả do 1 đứa nào khác gây ra.

3. Lương thiện ko phải lý do mà người ta khổ, khổ là do năng lực kém, ko biết tranh đấu, chớp lấy cơ hội trước mặt hoặc do quá đen (nhưng số người đen như cờ hó mực cũng ít lắm). Hãy sống lương thiện, nhưng đừng sống ngu.

Thực tế khi bạn hỏi ra câu này thì có thể phán đoán sơ bộ bạn là người tốt. Để giải thích cho 1 người tốt như bạn câu hỏi này khá rắc rối vì có nhiều lý luận bạn sẽ phản cảm. Bởi vì bạn không đặt ra một tiêu chuẩn cho việc phân biệt người tốt với người xấu nên mình sẽ sử dụng tiêu chuẩn người xấu là người mà hại người lợi mình và hại người không lợi mình. Còn người tốt sẽ là phần còn lại. 
- Nói sơ lược về người xấu(NX) tại sao lại sống sung sướng: NX ở đây như mình nói họ hại người lợi mình, và có lý luận "khi nào bị bắt mới là tội phạm, khi chưa bị bắt bạn vẫn là người tốt", "trên thế giới không có đúng và sai, chỉ có lợi ích là vĩnh hằng". Với 2 lý luận cơ sở này làm phương châm sống thì NX họ có thể đạp lên pháp luật, thao túng pháp luật, lách luật, và thế là giàu, sống sung sướng. Như người ta nói, những cái kiếm tiền nhiều nhất đều ghi trên hình pháp(luật hình sự). 
- Cái thứ 2 nói về người tốt, là phần còn lại, tại vì đây là mớ hỗn độn giữa tốt, người tốt làm việc ác, người ác làm việc tốt: Ở phần này, chúng ta không nói đến những người giàu, tầng lớp trung lưu mà nói đến những người mà bạn nói khổ, rất khổ, sống không đủ đầy, chẳng làm nên tội. Theo một cách mà nói không ai trên đời không mang tội gì hết. Việc nghèo đói, khổ sở hay không làm nên tội thực tế ra hoàn toàn là liên quan đến suy nghĩ, cách lý giải đối với thế giới, nói tóm lại bạn muốn hiểu thì đó chính là tam quan(Thế giới quan hay là vũ trụ quan, giá trị quan, nhân sinh quan). Khi một người có tam quan đủ và rộng thì họ sẽ thay đổi được hoàn cảnh của mình, còn những người cơ bản không thay đổi, có nhiều định kiến, bảo thủ hay cổ hủ thì việc nghèo đói hay khổ là việc gần như đương nhiên. Còn làm sao để thay đổi tam quan thì học là đường duy nhất, mình không phải nói về đi đến trường, học là trao dồi kiến thức, tranh luận, thảo luận để tìm ra lý luận chính xác. Quan trọng nhất là có tinh thần cầu tiến là lạc quan.
Cái cuối cùng là nhân quả, thực sự mà nói bạn còn tin vào cái này thì bạn còn ngây thơ lắm, nhưng đừng buồn, có nhiều người già còn ngây thơ hơn bạn kìa. Nhân quả là thuyết nhảm nhí nhất mình từng nghe và biết đến, nhân quả gán vào cuộc sống giống như bạn lấy công thức toán học để yêu đương ấy. Nhân quả cái kiểu như là người ác nhận ác báo, con cháu sống khổ sở ?? Không, có nhiều gia tộc họ giàu từ đời này sang đời khác, truyền thừa cả mấy chục thế hệ, làm ác nhiều đến nối không ai nhớ nổi nhưng họ vẫn giàu :)(còn họ sống vui vẻ hay không thì hên xui nhá )

Có thể nhiều bạn sẽ phản bác mình. Nhưng luôn luôn là vật chất quyết định ý thức. Khi bạn giàu có thì bạn là người tốt dễ hơn là người xấu. Còn khi bạn nghèo khó thì bạn thành người xấu dễ hơn là trở thành người tốt. Nó không đúng với tất cả nhưng đa số là như vậy.

Bạn có tiền, bạn giúp đỡ được người khác --> Bạn là người tốt.

Bạn không có tiền, bạn không giúp được ai, bạn vào bước đường cùng, bạn bần cùng và thành đạo tặc --> Bạn là người xấu.

Bởi vậy, để không trở thành người xấu thì trước hết bạn phải đủ sống đã rồi hãy bàn đến chuyện ai tốt, ai không tốt. 

Không có người xấu, người tốt. Chỉ có hành động xấu, hành động tốt thôi nhé mn.

      Mk nghĩ nếu b tin nhân quả có thật thì b sẽ không hỏi câu này. 
      Có 2 ý để lý giải cho câu hỏi này (trên bình diện cá nhân): 
- Bạn chưa gặp được người lương thiện sống tốt và "kẻ xấu" sống khổ thôi. 
- Còn nếu hiểu theo nhân quả thì b sẽ k hỏi câu này. Bởi kiếp này b tốt, k có nghĩa là vô lượng kiếp trước đó bạn tốt. Hay kiếp này b tệ thì vô lượng các kiếp trc b cx tệ.  
_ Hơn nữa, tốt hay xấu thì cx rất tương đối. B thấy xấu, k có nghĩa ng khác thấy xấu. Chung quy lại thì việc j xảy ra cx có lý do của nó. Cứ tập trung vào bản thân và làm những điểu mk tin là đc r. 

Chào bạn! Để trả lời cho câu hỏi của bạn sẽ có hai hướng. Một là chỉ nhìn về những điều mà mắt có thể thấy, tai có thể nghe. Hai là mở rộng hơn ra tìm hiểu về những điều mắt chưa thể thấy, tai chưa thể nghe. 

Ở góc nhìn thứ nhất, bạn sẽ luôn cảm thấy rằng có gì đó không ổn cho lắm, bởi vì bạn sẽ thấy người tốt thì hay gặp trắc trở, khổ nạn, còn người xấu thì cứ được sống sung sướng, nhiều tiền...

Ở góc nhìn thứ hai, đây là góc nhìn cho phép bạn mở rộng hơn rất nhiều thứ, từ tri thức cho đến tâm trí, nó cho phép bạn khám phá về những bí ẩn, những điều mà bạn chưa từng có cơ hội biết đến và tiếp xúc, khi hiểu đủ sâu sắc thì bạn sẽ có những nhìn nhận và lý giải những sự việc diễn ra quanh mình một cách toàn vẹn hơn.

Để dễ hình dung hơn, bạn có thể nghĩ đến câu chuyện thầy bói xem voi. Nếu chỉ quan tâm đến những gì mình sờ được tận tay như các ông thầy bói thì sẽ dễ 'phán' không đúng sự thật về hình dáng con voi, ông sờ được cái tai thì nói voi như cái quạt, ông sờ được cái chân thì nói con voi giống như cột đình..., nhưng rõ ràng chúng ta biết là con voi không phải như những điều các ông ấy nói, để tả đúng hình dáng của con voi ấy thì cách duy nhất là phải xem được tổng thể, thường thì để hiểu được một vấn đề thì cần nhảy ra khỏi nó thì mới có thể nhìn thông suốt được nó bạn ạ.

Vậy nên để trả lời cho câu hỏi trên, bạn hãy thử nhảy ra ngoài vùng mắt có thể thấy, tai có thể nghe để có cái nhìn bao quát hơn xem sao bạn nhé! Gửi bạn một cuốn sách hay có thể giúp bạn:https://vi.falundafa.org/book/zfl_html/index.html