Tại sao những người hay nói đạo lý thường sống như...?
Trên mạng rất hay thấy mọi người dùng câu này. Mà ngẫm ra cũng khá nhiều trường hợp đúng.
Theo mọi người là vì sao?
tâm lý học
,xã hội
Người hay nói đạo lý có thể sống như loz, có thể ko; cái này chưa biết được, tùy người, tùy thời điểm. Nhưng người đến đạo lý cơ bản mà cũng ko biết thì chắc chắn là sống như loz rồi :v :v :v.
Nội dung liên quan
Ghost Wolf
Người hay nói đạo lý có thể sống như loz, có thể ko; cái này chưa biết được, tùy người, tùy thời điểm. Nhưng người đến đạo lý cơ bản mà cũng ko biết thì chắc chắn là sống như loz rồi :v :v :v.
Nguyễn Quang Vinh
Utca
Theo ý kiến riêng của mình thì:
Đầu tiên "người hay nói đạo lý, thường sống như..."--> câu này đầu tiên là ám chỉ trong đời, chúng ta sẽ thường gặp những người nói đạo lý mà sống rất sai. Còn những người hay nói đạo lý nhưng sống đúng với đạo lý thì vẫn có, nhưng chúng ta ít gặp. Hoặc là số người nói đạo lý nhưng sống dở chiếm đa số trong tổng số những người nói đạo lý. Số người nói được làm được chiếm rất ít chứ không phải là không có, vừa quý vừa hiếm. Ví dụ: các vị Phật, Chúa, Bồ-tát, thiên thần, thiện tri thức,... chỉ chiếm số ít chứ không nhiều trong tổng số những người theo tôn giáo. Không phải ai theo đạo cũng sống đúng được với đạo.
Tiếp theo, để phân tích lý do của việc nói đạo lý mà sống như... (tức là tập trung vào giải thích vấn đề của nhóm người đa số trong tổng số người nói đạo lý kia) thì có lẽ phải xét tới:
+Thứ nhất: người biết nhiều đạo lý thì mới hay nói đạo lý được --> có vốn triết lý, có thể là qua trải nghiệm cuộc sống hoặc chăm chỉ đọc sách hoặc học đạo lý
+Thứ hai: hay nói đạo lý tức là cũng có sẵn sự tự tin bên trong, thích giao tiếp, thích nói cho mọi người cái mình biết, thích bày tỏ ý kiến --> cũng khá giỏi, có năng lực, có chủ kiến, có khả năng học và tiếp thu
+Thứ ba: Đạo lý không giống như những kiến thức thông thường trong sách vở, không phải thuộc hiểu nhớ là xong. Có những triết lý vô cùng cao siêu, thâm diệu, cần trải nghiệm cuộc sống, chiêm nghiệm, rồi mới chứng nghiệm được nó. Tức là học tập đạo lý và hiểu theo cách hiểu của mình hay là thuộc nó thì cũng chỉ là đi học thôi, còn thử thách cuộc đời chính là đi thi, là áp dụng nó, mục đích cuối cùng không phải để sở hữu được nó mà mục đích là để tĩnh tại vượt qua sóng gió cuộc đời và sống đời bình an. Vậy cho nên rất khó để mà kiên định cả đời sống được với lời mình nói nếu như không nghiêm khắc, kỉ luật với chính bản thân mình, biết soi xét chính mình. Lơ là một phút là cũng có thể thi trượt. Bên cạnh đó, hiểu sai đạo lý rất nguy hiểm, vì như thế mình sẽ áp dụng sai lầm nó trong cuộc sống và từ đó gây cho mình đau khổ.
Từ ba điều trên suy ra: những người giỏi và biết nhiều đạo lý dễ sống không đúng được với lời mình nói có thể bắt nguồn từ:
+Nếu chỉ tiếp thu đạo lý qua sách vở mà không có trải nghiệm cuộc sống thì rất dễ hiểu sai --> sống sai
+Bởi vì giỏi nên họ dễ sinh ra kiêu ngạo. Đọc nhiều sách đạo lý nên dễ tưởng là mình đã có được đạo lý, thấy mình biết nhiều rồi nên không chịu học hỏi từ cuộc sống nữa, giữ mãi một chủ kiến sai lầm của mình và phản ứng với cuộc đời --> khó tiếp thu ý kiến người khác hay khó unlearn những cái sai mà mình đã học được --> sai lầm chồng chất sai lầm.
+Có nhiều sự thông thái lại càng dễ gia tăng sự tự mãn, bơm phồng cái tôi, từ đó sự ganh ghét đố kị với người khác cũng ngầm gia tăng. Nếu không nghiêm khắc với bản thân sẽ dẫn tới sa ngã theo những hướng rất nguy hiểm: sử dụng triết lý, đạo lý để che mắt thiên hạ để làm việc trái với đạo lý.
Trên đây là những gì mà mình nghĩ được ra. Mình nghĩ vấn đề không nằm ở hành động nói đạo lý, mà nằm ở người thực hiện hành động ấy thì đúng hơn.
Nguyễn Hữu Hoài
Sông sâu tĩnh lặng. Lúa chín cúi đầu.
Người hiểu đạo lý, thấu hiểu sự đời thường cảm thấy bản thân không đủ tư cách dạy người khác. Còn người nông cạn thường như ếch ngồi đáy giếng, không nhận thức nổi cái khiếm khuyết của mình, thậm chí không biết hành động của mình trái với điều mình nói.
Chắc cũng có vài ba loại nói đạo lý, nhưng ko dám lạm bàn nhiều. Các bạn lại bảo tôi hay nói đạo lý thì khổ. :)))
Van Du
Lê Văn Thuận
Tôi thấy nói đạo lý nó rất là bình thường.đôi khi cô đơn người ta lấy đó để làm điểm tựa,động lực để sống tốt đẹp hơn
Vuong The Bao
Nguyễn Hoàng Đặng
Thach Do
Quá Mỹ Bất Ái