Trung Quốc đã có mấy nhà du hành bay vào vũ trụ?

  1. Kiến thức chung

Các tàu vũ trụ của Trung Quốc có phải hoàn toàn do người Trung Quốc thiết kế hay không?

Từ khóa: 

kiến thức chung

Năm 2003 tôi có mặt tại Bắc Kinh và chứng kiến trên tivi cuộc du hành vũ trụ đầu tiên của nhà du hành Trung Quốc Dương Vĩnh Lợi trên con tàu vũ trụ mang tên Thần Châu 5. Khi đó tại nơi tiễn nhà phi hành này lên không trung, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã có mặt. Cách đây 2 năm, ngày 12-10-2005 tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền thuộc tỉnh Cam Túc con tầu Thần Châu 6 đã xuất phát, mang theo hai nhà du hành vũ trụ là Phỉ Tuấn Long (40 tuổi) và Nhiếp Hải Thắng (41 tuổi). Tại hiện trường tiễn đưa, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã căn dặn: "Phải một lần nữa cho thế giới biết nhân dân Trung Quốc có chí khí, có lòng tin, có năng lực và không ngừng vươn lên đỉnh cao khoa học kỹ thuật". Đúng 5 giờ 34 phút ngày 17-10-2005 tàu vũ trụ Thần Châu 6 sau 55 ngày bay trên quỹ đạo không gian đã hạ cánh an toàn xuống một địa điểm thuộc huyện Tử Tứ Vương thuộc Khu tự trị Nội Mông. Điểm hạ cánh chỉ cách nơi dự tính có 1km. Trong lần bay này hai nhà du hành đã mang vào vũ trụ 10g đất, trong đó có 1g đất lấy từ tòa nhà 109 tầng ở Đài Bắc (Đài Loan) và 2 tác phẩm nghệ thuật của Cao Chiếm Tưởng - nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Trung Quốc. Để có thành công này có sự đóng góp rất lớn của Trường Đại học hàng không Vũ trụ Bắc Kinh (tôi đã có dịp đến thăm trường này) và nhiều đơn vị nghiên cứu, sản xuất khác.Ngoài các nhà khoa học trong nước còn có sự đóng góp rất lớn của các Hoa Kiều đã từng trưởng thành ở nước ngoài. Trong số này có GS Lý Thung Huyên đến từ Đài Loan, ông đã từng du học tại Mỹ và đã công tác tại Trung tâm Luke Cide danh tiếng. Năm 1993, ông về Bắc Kinh và trực tiếp tham gia đào tạo nhiều chuyên gia về tàu con thoi và tên lửa vũ trụ. Năm 1997, ông được phong Viện sĩ và được bầu vào Chính Hiệp (như UBTƯ Mặt trận Tổ quốc của ta). Tổng thiết kế Thần Châu 6 là Trương Bá Nam (mới có 43 tuổi) và Tổng thiết kế Thần Châu 5 là Viện sĩ Thục Phát Nhẫn. Số chuyên gia tham gia vào việc chế tạo Thần Châu 6 có trên 80 người, trong đó có Vương Vĩnh Chí từng được đào tạo ở Nga và Châu Kiến Bình từng du học tại Mỹ. Tôi đã có dịp làm việc tại Trung tâm khoa học Trung Quan Thôn ở Bắc Kinh, là nơi có tới 300 đơn vị nghiên cứu khoa học, trong đó 60% các giám đốc là Hoa kiều từ nước ngoài trở về và chỉ riêng trong các năm 2002-2004 chính quyền Bắc Kinh đã chi 72 triệu USD dành cho các nhà khoa học là Hoa kiều lập các cơ sở nghiên cứu và sản xuất thuộc các lĩnh vực khoa học mũi nhọn tại đây.
Trả lời
Năm 2003 tôi có mặt tại Bắc Kinh và chứng kiến trên tivi cuộc du hành vũ trụ đầu tiên của nhà du hành Trung Quốc Dương Vĩnh Lợi trên con tàu vũ trụ mang tên Thần Châu 5. Khi đó tại nơi tiễn nhà phi hành này lên không trung, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã có mặt. Cách đây 2 năm, ngày 12-10-2005 tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền thuộc tỉnh Cam Túc con tầu Thần Châu 6 đã xuất phát, mang theo hai nhà du hành vũ trụ là Phỉ Tuấn Long (40 tuổi) và Nhiếp Hải Thắng (41 tuổi). Tại hiện trường tiễn đưa, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã căn dặn: "Phải một lần nữa cho thế giới biết nhân dân Trung Quốc có chí khí, có lòng tin, có năng lực và không ngừng vươn lên đỉnh cao khoa học kỹ thuật". Đúng 5 giờ 34 phút ngày 17-10-2005 tàu vũ trụ Thần Châu 6 sau 55 ngày bay trên quỹ đạo không gian đã hạ cánh an toàn xuống một địa điểm thuộc huyện Tử Tứ Vương thuộc Khu tự trị Nội Mông. Điểm hạ cánh chỉ cách nơi dự tính có 1km. Trong lần bay này hai nhà du hành đã mang vào vũ trụ 10g đất, trong đó có 1g đất lấy từ tòa nhà 109 tầng ở Đài Bắc (Đài Loan) và 2 tác phẩm nghệ thuật của Cao Chiếm Tưởng - nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Trung Quốc. Để có thành công này có sự đóng góp rất lớn của Trường Đại học hàng không Vũ trụ Bắc Kinh (tôi đã có dịp đến thăm trường này) và nhiều đơn vị nghiên cứu, sản xuất khác.Ngoài các nhà khoa học trong nước còn có sự đóng góp rất lớn của các Hoa Kiều đã từng trưởng thành ở nước ngoài. Trong số này có GS Lý Thung Huyên đến từ Đài Loan, ông đã từng du học tại Mỹ và đã công tác tại Trung tâm Luke Cide danh tiếng. Năm 1993, ông về Bắc Kinh và trực tiếp tham gia đào tạo nhiều chuyên gia về tàu con thoi và tên lửa vũ trụ. Năm 1997, ông được phong Viện sĩ và được bầu vào Chính Hiệp (như UBTƯ Mặt trận Tổ quốc của ta). Tổng thiết kế Thần Châu 6 là Trương Bá Nam (mới có 43 tuổi) và Tổng thiết kế Thần Châu 5 là Viện sĩ Thục Phát Nhẫn. Số chuyên gia tham gia vào việc chế tạo Thần Châu 6 có trên 80 người, trong đó có Vương Vĩnh Chí từng được đào tạo ở Nga và Châu Kiến Bình từng du học tại Mỹ. Tôi đã có dịp làm việc tại Trung tâm khoa học Trung Quan Thôn ở Bắc Kinh, là nơi có tới 300 đơn vị nghiên cứu khoa học, trong đó 60% các giám đốc là Hoa kiều từ nước ngoài trở về và chỉ riêng trong các năm 2002-2004 chính quyền Bắc Kinh đã chi 72 triệu USD dành cho các nhà khoa học là Hoa kiều lập các cơ sở nghiên cứu và sản xuất thuộc các lĩnh vực khoa học mũi nhọn tại đây.