Tử cấm thành có phải được xây dựng bởi người Việt Nam?

  1. Lịch sử

  2. Văn hóa

Hôm trước có đọc được một tiêu đề là Tử Cấm Thành công trình văn hóa vĩ đại của Trung Quốc được xây dựng bởi người Việt Nam. Có thật như vậy không ạ ?

Từ khóa: 

trung quốc

,

tử cấm thành

,

lịch sử

,

văn hóa

Thêm chút về Nguyễn An trong sử sách Trung Quốc- chỉ bàn những thành tích, công trình do ông thiết kế.

Minh sử : “Nguyễn An có đầu óc khéo léo, phụng lệnh Thành Tổ thiết kế thành trì, cung điện với hàng trăm dinh thự, công sở ở Bắc Kinh.[…]. Đời Chính Thống, xây lại Tam điện, sửa sông Dương Thôn, đều có công. Giữa đời Cảnh Thái, sửa sông Trương Thu rồi chết, trong túi không có nổi 10 đồng vàng.”

Minh thực lục :

Năm 1436 : Vua (Minh Anh Tông) mệnh thái giám Nguyễn An, đô đốc đồng tri Thẩm Thanh, thiếu bảo công bộ thượng thư Ngô Trung suất mấy vạn người trùng tu, xây dựng lại thành Bắc Kinh 9 cửa, vốn đã xây từ thời Vĩnh Nhạc …

Năm 1441 : Minh An Tông ban thưởng Nguyễn An 50 lượng vàng, 100 lượng bạc, 1 vạn quan tiền giấy …. do công xây ba điện, hai cung ….[liệt kê các viên quan góp công]

Năm 1442: Hữu thị lang bộ công Vương Hựu tâu “Thần vâng lệnh cùng thái giám Nguyễn An đi xem xét khắp các bờ sông, đê bãi từ sông Bồ đến huyện Khuếch (xung quanh Bắc Kinh) hơn 20 chỗ…xin cấp dân phu, vật liệu đến sửa chữa cho tiện lợi.

Năm 1443: Kinh thành xây bằng gach đá, trong là đất nên hay bị sạt lở, hư hỏng. Nên lệnh thái giám Nguyễn An, Thành quốc công Chu Dũng, Tu võ bá Thẩm Vinh, thượng thư Vương Cẩn, thị lang Vương Hữu đốc suất tu sửa lại thành bằng gạch nung.

Năm 1449: Sai thái giám Nguyễn An, Trần Đỉnh đi xem xét thủy lộ vận tải từ Thông Châu (gần Bắc Kinh) đến Nam Kinh – chắc là kiểm tra Đại Vận hà.

Như thế, tổng kết những thành quả của Nguyễn An:

- Đứng đầu đội ngũ tu sửa lại thành Bắc Kinh 

- Tu sửa lại chứ không phải xây dựng từ đầu tam điện (3 điện quan trọng nhất trong tử cấm thành là Thái, Trung, Bảo Hòa), hai cung (Càn thành và Khôn Thái cung là chỗ ở của vua và hoàng hậu) – và cũng Nguyễn An đứng đầu công

- Tu sửa các công trình thủy lại quanh Bắc Kinh

- Kiểm tra, xem xét tuyến thủy lộ Đại Vận hà.

Có thắc mắc là, đọc thực lục thời Minh Thành Tổ không thấy ghi chép nào về Nguyễn An, hầu như chép vào thời Anh Tông mà lần nào cũng đứng đầu danh sách – chứng tỏ đã có vị thế cao về chuyên môn. Còn Minh sử vẫn là sách soạn đời Thanh nên mình nghĩ theo Minh thực lục là chắc chắn nhất.

Nguồn: Van Cao Nguyen - Hội những người thích tìm hiểu lịch sử

Trả lời

Thêm chút về Nguyễn An trong sử sách Trung Quốc- chỉ bàn những thành tích, công trình do ông thiết kế.

Minh sử : “Nguyễn An có đầu óc khéo léo, phụng lệnh Thành Tổ thiết kế thành trì, cung điện với hàng trăm dinh thự, công sở ở Bắc Kinh.[…]. Đời Chính Thống, xây lại Tam điện, sửa sông Dương Thôn, đều có công. Giữa đời Cảnh Thái, sửa sông Trương Thu rồi chết, trong túi không có nổi 10 đồng vàng.”

Minh thực lục :

Năm 1436 : Vua (Minh Anh Tông) mệnh thái giám Nguyễn An, đô đốc đồng tri Thẩm Thanh, thiếu bảo công bộ thượng thư Ngô Trung suất mấy vạn người trùng tu, xây dựng lại thành Bắc Kinh 9 cửa, vốn đã xây từ thời Vĩnh Nhạc …

Năm 1441 : Minh An Tông ban thưởng Nguyễn An 50 lượng vàng, 100 lượng bạc, 1 vạn quan tiền giấy …. do công xây ba điện, hai cung ….[liệt kê các viên quan góp công]

Năm 1442: Hữu thị lang bộ công Vương Hựu tâu “Thần vâng lệnh cùng thái giám Nguyễn An đi xem xét khắp các bờ sông, đê bãi từ sông Bồ đến huyện Khuếch (xung quanh Bắc Kinh) hơn 20 chỗ…xin cấp dân phu, vật liệu đến sửa chữa cho tiện lợi.

Năm 1443: Kinh thành xây bằng gach đá, trong là đất nên hay bị sạt lở, hư hỏng. Nên lệnh thái giám Nguyễn An, Thành quốc công Chu Dũng, Tu võ bá Thẩm Vinh, thượng thư Vương Cẩn, thị lang Vương Hữu đốc suất tu sửa lại thành bằng gạch nung.

Năm 1449: Sai thái giám Nguyễn An, Trần Đỉnh đi xem xét thủy lộ vận tải từ Thông Châu (gần Bắc Kinh) đến Nam Kinh – chắc là kiểm tra Đại Vận hà.

Như thế, tổng kết những thành quả của Nguyễn An:

- Đứng đầu đội ngũ tu sửa lại thành Bắc Kinh 

- Tu sửa lại chứ không phải xây dựng từ đầu tam điện (3 điện quan trọng nhất trong tử cấm thành là Thái, Trung, Bảo Hòa), hai cung (Càn thành và Khôn Thái cung là chỗ ở của vua và hoàng hậu) – và cũng Nguyễn An đứng đầu công

- Tu sửa các công trình thủy lại quanh Bắc Kinh

- Kiểm tra, xem xét tuyến thủy lộ Đại Vận hà.

Có thắc mắc là, đọc thực lục thời Minh Thành Tổ không thấy ghi chép nào về Nguyễn An, hầu như chép vào thời Anh Tông mà lần nào cũng đứng đầu danh sách – chứng tỏ đã có vị thế cao về chuyên môn. Còn Minh sử vẫn là sách soạn đời Thanh nên mình nghĩ theo Minh thực lục là chắc chắn nhất.

Nguồn: Van Cao Nguyen - Hội những người thích tìm hiểu lịch sử

Chính xác thì Tổng công trình sư người Việt tên Nguyễn An, đi sang Trung Quốc theo hệ cống nạp từ nhỏ.