TƯ DUY ĐÚNG VỀ NÔNG NGHIỆP( sử dụng phân bón thời đại mới)

  1. Nông nghiệp

I. Vai trò của các hợp chất sinh học

           Thế giới các loài gây bệnh thực vật rất đa dạng, phong phú và ngày càng phát sinh thêm nhiều loại mới nguy hiểm và khó chữa trị. Chúng tấn công vào cơ thể thực vật bằng rất nhiều cách qua đường khí khổng, mao mạch hoặc qua vết thương để rồi sinh sôi nảy nở ở trong khoảng gian bào. Khi các nhóm gây bệnh thực vật tấn công làm cây trồng bị bệnh dẫn đến giảm năng suất và chất lượng nông sản.

1.     ARTEMISININ

Công thức phân tử: C15H22O5

Cấu hình không gian của Artemisinin

Năm 1972, trong một nghiên cứu, Tu Youyou - một nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra hoạt chất Artemisinin trong lá khô của cây Artemisia annua (thanh hao hoa vàng). Tháng 5 năm 2004, Tổ chức y tế thế giới mới chính thức công nhận artemisinin là một loại thuốc kỳ diệu, thay thế được nhiều loại thuốc chống sốt rét ác tính. Và cho tới nay, artemissin được sử dụng trên toàn thế giới. Hiện nay, từ một số thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng Artemisinin có khả năng giải phóng một lượng gốc Oxy tự do làm tiêu huỷ trùng sốt rét do tác động đến các enzym hoặc những phần có chức năng quan trọng như ti thể của chúng.

           ¬Artemisinin với cây trồng:

Artemisinin có hoạt động chống lại một loạt các nấm gây bệnh cho cây trồng như:

-        Gaeumannomyces graminis var. tritici

-        Rhizoctonia cerealis,

-        Gerlachia nivalis

-        Verticillium dahliae…

Điều này hổ trợ cho vai trò của artemisinin như là một tác nhân bảo vệ đối với cây trồng.

Aspirin, hay acetylsalicylic acid (ASA)(acetosal) là một dẫn xuất của acid salicylic, thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid; có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm; nó còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, khi dùng liều thấp kéo dài có thể phòng ngừa đau tim và hình thành cục nghẽn trong mạch máu.

¬Aspirin với cây trồng:

Aspirin có tác dụng ức chế sự phát triển nhiều loại ký sinh, sâu bệnh, ngăn chặn và hạn chế bệnh trên cây trồng, không gây hại cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

2.      BERBERIN

Công thức cấu tạo: C20H18NO4

     Cấu hình không gian:

Berberin còn có tên khác là berberinsunfate hoặc chlohydrate

Berberin đã được biết đến với vì các tác dụng chữa sốt, sốt rét, lỵ, đau mắt, mụn nhọt, các bệnh của gan mật, viêm nhiễm đường tiêu hoá… Các tác dụng phổ biến nhất của berberin là chống tiêu chảy do vi khuẩn, ký sinh trùng đường ruột, điều trị viêm kết mạc, đau mắt đỏ do kích thích bên ngoài như (gió, nắng, lạnh, bụi, khói…) và điều trị bệnh mắt hột. Ngoài ra berberin cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm nấm, nhiễm bội nấm và còn có tác dụng chống tác hại của vi khuẩn tả, E.coli. Chất này được chiết xuất chủ yếu từ các thảo dược rất sẵn có ở nước ta, chủ yếu là cây vàng đằng, ngoài ra còn thấy ở một số cây họ hoàng (hoàng liên, thỏ hoàng liên, hoàng bá …)

Những nghiên cứu mới đây các nhà khoa học còn cho biết: berberin có khả năng ức chế bài tiết ion trong lòng ruột, ức chế co cơ, giảm cholesterol và triglycerid, chống tiểu đường, ức chế cơn nhịp nhanh thất, giảm viêm cho người bị viêm khớp, tăng tiểu cầu của những bệnh nhân xuất huyết, giảm tiểu cầu tiên phát và thứ phát, kích thích sự bài tiết và thải trừ bilirubin.

4. LYSINE

¬ Khái niệm Lysine

Lysine là một axit amin có chứa 2 nhóm (-NH2) và một nhóm (-COOH).

Công thức cấu tạo

Cấu trúc không gian

Tên quốc tế : 2,6-diaminohexanoic acid

Công thức hóa học: C6H14N2O2

Khối lượng phân tử gam: 146.188 g/mol

Lysine là một α-amino acid

¬ Đặc tính:

Lysine là một axit amin rất cần cho hoạt động sống của người và động vật. Nghĩa là cơ thể không tự tổng hợp được nó, phải lấy từ nguồn cung cấp bên ngoài, hay nói cách khác là lấy từ nguồn thức ăn. (chúng thuộc loại axit amin không thay thế).

Lysine giữ vai trò sống còn trong sự tổng hợp protein. Nó là chìa khoá trong việc sản xuất các enzyme, hoocmon và các kháng thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống trả với bệnh tật.

Cơ thể người và động vật thiếu lysine sẽ khó hoạt động bình thường, đặc biệt ở động vật còn non và trẻ em sẽ xảy ra hiện tượng chậm lớn , trí tuệ phát triển kém, dễ thiếu men tiêu hoá và nội tiết tố. Chính vì thế lysine là một loại axít amin thường được thêm vào khẩu phần ăn của trẻ em và của gia súc.


¬ Đối với cây trồng:

               Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra Lysine là một trong 20 loại axít amin quan trọng có vai trò chính trong quá trình tổng hợp protein, khả năng chịu đựng biến đổi của thời tiết và bệnh tật, quá trình tổng hợp quang, độ mở của khí khổng, quá trình thụ phấn và hình thành quả và nhiều quá trình quan trọng khác để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều và năng suất cao.

           Cây trồng có khả năng tự tổng hợp axít amin, nhưng các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng như N, P, K và các vi lượng khoáng chất không tạo ra được axít amin Lysine. Do vậy, nếu như có thể cung cấp trực tiếp các axít amin cho cây trồng sẽ hết sức tốt.

 4

II. Vai trò của các nguyên tố đa lượng và vi lượng:

1.     Nitơ : là thành phần của protein, ADN, ARN. Nitơ giúp tăng sinh tăng sinh trưởng và phát triển của mô sống, quyết định chất lượng nông sản.

2.     Phốt pho : là thành phần của ADN và ARN, có trong các liên kết cao năng ATP. Phốt pho cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ, hạt và quả, kích thích sự ra hoa.

3.     Kali : giúp cho quá trình chuyển hoá hidratcacbon, protein và duy trì sự ổn định của chúng. Kali tham gia vào quá trình sử dụng nước bằng cách điều chỉnh quá trình đóng mở khí khổng, thúc đẩy quá trình sử dụng đạm dạng NH­­­­4 ­­+, cải thiện vịêc sử dụng ánh nắng mặt trời khi thời tiết âm u nên tăng cường khả năng quang hợp. Bên cạnh đó, Kali còn tăng cường quá trình tích luỹ đường trong mô tế bào làm giảm nhiệt độ đóng băng tế bào dẫn đến khả năng chống rét, tăng độ chắc của màng tế bào nên tăng khả năng chống lốp đổ, tăng khả năng chống bệnh của cây trồng. Ngoài ra, Kali còn tăng kích thước hạt.

4.     Canxi : tham gia vào quá trình phân chia tế bào, giúp cho tế bào vững chắc và duy trì cấu trúc của nhiễm sắc thể. Canxi tham gia vào việc hoạt hoá enzym, đặc biệt là ATP. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng giải độc cho cây trồng thông qua việc trung hoà các axit hữu cơ

5.     Magiê : tăng cường khả năng quang hợp, thúc đẩy quá trình hấp thu và vận chuyển đường trong cây.

6.     Lưu huỳnh : thúc đẩy quá trình phát triển rễ và nốt sần, là thành phần của protein.

7.     Kẽm : thúc đẩy việc sử dụng lân, đạm của cây trồng; thúc đẩy quá trình thụ phấn, phát triển của phôi.

8.     Đồng : xúc tiến quá trình tạo thành vitamin A trong cây, thúc đẩy quá trình trao đổi hidratcacbon và protein

9.     Sắt : cần thiết cho việc tổng hợp và duy trì diệp lục, tham gia vào hệ thống enzym oxy hoá khử xúc tác cho nhiều phản ứng trong cơ thể cây trồng.

10. Bo : tăng khả năng thấm của màng tế bào, do vậy tăng khả năng vận chuyển hidratcacbon. Bo là nguyên tố cần thiết cho quá trình tổng hợp protein. Chúng ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào và tối ưu hoá tỷ lệ K/Ca trong cây.

11. Molipđen : thúc đẩy quá trình sử dụng đạm và cố định nitơ của vi khuẩn nốt sần.

12. EDTA : tham gia tạo phức với các ion kim loại tạo ra các hợp chất nội phức giúp cho sự điều hoà sinh trưởng của cây trồng.

13. Chất mùn : điều hoà dinh dưỡng, nước cho cây trồng; cố định dinh dưỡng, nước trong đất, chống rửa trôi, xói mòn.

14. Axit gibberellic : tăng kích thước tế bào gốc về chiều dài, làm tăng chiều dài của cây. GA phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, kích thích ra hoa, đậu quả.

15. Auxin : tăng cường sự phát triển của bộ rễ, tăng kích thước tế bào về chiều ngang, đồng thời thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, ADN.

Từ khóa: 

nông nghiệp