Từ những vụ án thi cử thời phong kiến nghĩ về chuyện thi cử hôm nay?

  1. Giáo dục

Kỳ thi THPT những năm nay đã chứng kiến nhiều sai phạm nghiêm trọng và có nhiều người phải vướng vào vòng lao lý. Trong lịch sử thi cử của Việt Nam cũng từng có nhiều vụ án nổi tiếng liên quan đến thi cử mà sử sách còn chép lại.Vụ gian lận trường thi đầu tiên mà sử cũ ghi lại có lẽ là vụ xảy ra vào năm Quý Sửu Nhà Lê, niên hiệu Dương Đức thứ 2 (1673). Bấy giờ tại kỳ thi hương, Tham chính xứ Thanh Hoa (Thanh Hóa ngày nay) là Vũ Vĩnh Hồi cùng chú ruột là tiến sĩ Vũ Bật Hải “ăn tiền bạc, gửi gắm sĩ tử trong bốn kì thi”; Ngô Sách Dụ là Phủ doãn Phụng Thiên coi việc trường thi đã ngầm đem sách vở và văn cũ vào trường thi, cho người nhà viết thay quyển thi, trà trộn đưa vào chấm lấy đỗ, ăn tiền theo giá đã định trước. Việc bị phát giác. Cả Vũ Vĩnh Hồi và Ngô Sách Dụ đều bị tội đồ.Cũng khóa thi đó, Lê Chí Đạo là Tham chính xứ Sơn Tây làm sai lệch trong việc thi khảo các sĩ tử, đem tất cả các quyển thi mới trúng cách (đủ tiêu chuẩn đỗ) được nêu tên vào bảng thi đỗ, lại cho nhiều sĩ tử gà văn cả 4 kì thi cho những người đi thi. Chí Đạo bị luận tội, phải bãi chức.Một vụ gian lận nữa đó là vào năm .Năm 1775, trong kỳ đệ tứ khoa thi Hội dưới thời vua Lê Hiển Tông, con trai nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn là Lê Quý Kiệt, đã đổi quyển thi cho một thí sinh khác tên Đinh Thì Trung. Khi sự việc bị phát giác, Thì Trung bị đày ra Yên Quảng, Quý Kiệt bị tước bỏ học vị cho về làm thứ dân, rồi bắt giam vào ngục cửa Đông, một thời gian sau mới được thả.Đến thời nhà Nguyễn, vào năm Ất Dậu đời vua Minh Mạng (1825), bấy giờ Nguyễn Hữu Nghi là Hữu Tham tri bộ Hình và Hoàng Quýnh là Thượng bảo tự khanh được điều đến kiểm tra trường thi Nghệ An. Khi ấy, đốc học và một số quan lại các phủ huyện đã ghi tên những thí sinh là người thân quen của họ nhưng đã bị thi hỏng để đưa vào nội trường phê lấy đỗ. Những người được đỗ hương cống sau đó lại tập hợp để hát xướng, uống rượu và tổ chức đánh bạc. Nguyễn Hữu Nghi và Hoàng Quýnh biết chuyện đó nhưng không dám tâu báo lên. Vài tháng sau, trấn thần Nghệ An là Vũ Xuân Cần đem vụ việc tâu lên. Vua Minh Mạng giao cho triều thần bàn xét. Cuối cùng, vua dụ rằng: Nguyễn Hữu Nghi và Hoàng Quýnh quen thói làm càn, vậy giáng Nghi xuống làm chánh bát phẩm thư lại, Hoàng Quýnh thì cách chức, đày đi Quảng Bình cho gắng sức chuộc tội; các khảo quan nội trường và học quan cùng các quan phủ huyện vì chịu theo sai khiến đều bị giáng chức hay phạt khác nhau; các hương cống và sinh đồ đã hỏng thi mà được lấy đỗ đều bị đánh trượt; riêng Vũ Xuân Cần biết mọi chuyện sai nhưng vì để năm ba tháng sau mới tâu, cũng là có tội, vậy nên giáng làm Thiêm sự.Thi cử là một việc hệ trọng của một quốc gia. Qua thi cử để tìm kiếm nhân tài cho đất nước đồng thời đó cũng là tạo sự công bằng cho mọi người. Tuy vậy, có nhiều người được giao trọng trách lớn lao ấy đã vì tình riêng mà làm thay đổi kết quả thi gây ra hậu quả xấu không chỉ cho bản thân mình mà còn cho cả xã hội. Khi những học trò không phải đạt được kết quả do chính khả năng mình mà qua sự gian dối thì khi ra trường sẽ đem đến nhiều hệ lụy cho xã hội. Giáo dục luôn được cả xã hội quan tâm, vì vậy qua các vụ án đã xảy ra mong rằng những người có trách nhiệm cần thấy được tầm quan trọng của thi cử với tương lai của cả một dân tộc, đất nước mà công tâm, khách quan để chúng ta không phải chứng kiến những vụ việc như đã xảy ra.Link ảnh: Lạm bàn: Trộm nghĩ Lê Quý Đôn là một nhà bác học tài cao lại là người có nhiều công trạng với đất nước ấy vậy mà khi quý tử nhà ông phạm tội vẫn bị xử lý nghiêm minh ấy vậy mà đám cô chiêu cậu ấm ở đây đã gian lận thi cử mà chả biết cha mẹ họ có công trạng gì to lớn với nước lắm mà khi xem xét công bố tội trạng của họ còn lo đám gian lận mạt hạng ấy tổn thương. Thật là bất công cho Lê Quý Đôn

https://cdn.noron.vn/2019/08/31/2e599e2bddf9f09d2e5c94b9f9329d43.jpg
Từ khóa: 

giáo dục

,

quan tâm thời sự

,

giáo dục