Nên làm gì để giảm áp lực trong thi cử?

  1. Tâm sự cuộc sống

  2. Giáo dục

Từ khóa: 

áp lực thi cử

,

tâm sự cuộc sống

,

giáo dục

Việc chịu nhiều căng thẳng hay áp lực thi cử sẽ khiến các bạn mất tự tin thậm chí là có kết quả thi thậm tệ. Để giảm căng thẳng khi thi các bạn cần phải nhanh chóng lấy lại được sự bình tĩnh và tự chủ. Khi các bạn làm bài thi trong trạng thái căng thẳng hoặc đặt bút viết bài khi đang thoải mái nó sẽ đều ảnh hưởng lớn tới kết quả bài làm của các bạn.

Vậy làm thế nào để chấm dứt sự lo lắng trước khi làm bài thi? Dưới đây chính là một số cách giải tỏa áp lực thi cử mà các em cuối cấp cần phải biết.

 1, Nghĩ về những điều tốt đẹp trước mặt
Thời gian chờ đợi trước khi nhận được đề thi là tương đối dài. Thế nên các em có thể sử dụng nó để phân tán sự chú ý vào nỗi lo lắng sợ hãi của bản thân mình. Hãy nghĩ về những điều đang diễn ra ngay trước mắt các em chứ không phải e ngại vô hình về bài thi mà mình chưa hề nhận được.
2, Xây dựng mối quan hệ với các thí sinh
Đó là một mối quan hệ bạn bè nảy sinh khi các em cùng leo lên một con thuyền mang tên “thi tốt nghiệp”. Hãy kết bạn và cùng trò chuyện để có khí thế làm bài tốt.

3, Không suy nghĩ bi quan
Cố gắng không để cho những suy nghĩ bi quan bao phủ lấy mình. Không tưởng tượng ra cảnh thi trượt, quên bài, làm không được, điểm kém,…Những viễn cảnh tiêu cực đó sẽ khiến cho các em càng thêm sợ hãi, và lo lắng hơn.
Thay vào đó, hãy nghĩ rất thoải mái rằng, đề thi năm nay sẽ tốt thôi, chắc chắn sẽ rơi vào những kiến thức mà các em đã ôn luyện kĩ. Việc sẽ trò chuyện với những người bạn cùng phòng về cuộc sống nhà trường, gia đình của họ. Những đề tài nằm ngoài phạm vi thi sẽ giúp các em nhanh chóng lấy lại bình tĩnh.

 4, Chuẩn bị kỹ càng trước khi đi thi
Nếu không có bố mẹ đưa đi thì mà phải đi một mình thì các em nên tìm đường thật kỹ. Tốt nhất là trước buổi thi mấy ngày, các em nên tự đi một lần để nhớ đường. Không nên bỏ ăn sáng vì quá căng thẳng hay lo lắng.
5, Không ôn thi quá muộn
Nên nhớ trước ngày thi, không nên ôn luyện quá muộn! Thời gian đó nên dành hoàn toàn cho việc nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc.
Thời gian sát ngày thi, việc học ôn căng thẳng sẽ khiến các em thấy mệt mỏi, rối loạn những tri thức mà các em đã ghi nhớ trước đó.
Hãy để bản thân nghỉ ngơi một cách đầy đủ, thật sự thư giãn trước khi bắt đầu thi nhé.
6. Giữ bình tĩnh khi đọc đề thi
Khi nhận đề thi, cần bình tĩnh lại, cố gắng đọc đề thật kỹ và làm hết khả năng của chính mình là được. Bởi vì bài thi đánh giá đúng trình độ của mình.  Mình học thật, thi thật thì chẳng có gì mà phải xấu hổ cả.
7. Tập trung làm bài thi
Khi đã đặt bút viết bài thì hãy bỏ qua tất cả những người khác ở sau lưng. Bây giờ đặt trọng tâm 100% vào bài thi ngay trước mắt. Không quan tâm thí sinh khác, không để ý giám thị, không nhìn ngang, nhìn dọc khắp mọi nơi. Hãy nhớ, chỉ cần quan tâm tới chính mình, tới phần bài làm của mình là được rồi. Không nên vì người khác xin nhiều giấy mà nghĩ bản thân thua kém so với họ, thấy mọi người nộp bài rời đi trước mà cho rằng mình quá chậm, quá kém. 
8. Chuẩn bị vật dụng cá nhân đầy đủ
Những thứ đồ dùng cá nhân, dụng cụ học tập thì không nên mang chỉ 1-2 cái. Trái lại, hãy chuẩn bị từ 4-5 cái để đề phòng, đặc biệt là đối với bút. Phải đảm bảo chúng có cùng màu với nhau. Sau đó hãy mặc những bộ quần áo khiến cho bản thân các em tự tin nhất. Trang phục nhiều khi cũng giảm bớt sự lo âu trong lòng các bạn trước mỗi kì thi.

Thế nên, đừng lo lắng nữa mà hãy nở một nụ cười thật tươi với tất cả mọi người!

Trả lời

Việc chịu nhiều căng thẳng hay áp lực thi cử sẽ khiến các bạn mất tự tin thậm chí là có kết quả thi thậm tệ. Để giảm căng thẳng khi thi các bạn cần phải nhanh chóng lấy lại được sự bình tĩnh và tự chủ. Khi các bạn làm bài thi trong trạng thái căng thẳng hoặc đặt bút viết bài khi đang thoải mái nó sẽ đều ảnh hưởng lớn tới kết quả bài làm của các bạn.

Vậy làm thế nào để chấm dứt sự lo lắng trước khi làm bài thi? Dưới đây chính là một số cách giải tỏa áp lực thi cử mà các em cuối cấp cần phải biết.

 1, Nghĩ về những điều tốt đẹp trước mặt
Thời gian chờ đợi trước khi nhận được đề thi là tương đối dài. Thế nên các em có thể sử dụng nó để phân tán sự chú ý vào nỗi lo lắng sợ hãi của bản thân mình. Hãy nghĩ về những điều đang diễn ra ngay trước mắt các em chứ không phải e ngại vô hình về bài thi mà mình chưa hề nhận được.
2, Xây dựng mối quan hệ với các thí sinh
Đó là một mối quan hệ bạn bè nảy sinh khi các em cùng leo lên một con thuyền mang tên “thi tốt nghiệp”. Hãy kết bạn và cùng trò chuyện để có khí thế làm bài tốt.

3, Không suy nghĩ bi quan
Cố gắng không để cho những suy nghĩ bi quan bao phủ lấy mình. Không tưởng tượng ra cảnh thi trượt, quên bài, làm không được, điểm kém,…Những viễn cảnh tiêu cực đó sẽ khiến cho các em càng thêm sợ hãi, và lo lắng hơn.
Thay vào đó, hãy nghĩ rất thoải mái rằng, đề thi năm nay sẽ tốt thôi, chắc chắn sẽ rơi vào những kiến thức mà các em đã ôn luyện kĩ. Việc sẽ trò chuyện với những người bạn cùng phòng về cuộc sống nhà trường, gia đình của họ. Những đề tài nằm ngoài phạm vi thi sẽ giúp các em nhanh chóng lấy lại bình tĩnh.

 4, Chuẩn bị kỹ càng trước khi đi thi
Nếu không có bố mẹ đưa đi thì mà phải đi một mình thì các em nên tìm đường thật kỹ. Tốt nhất là trước buổi thi mấy ngày, các em nên tự đi một lần để nhớ đường. Không nên bỏ ăn sáng vì quá căng thẳng hay lo lắng.
5, Không ôn thi quá muộn
Nên nhớ trước ngày thi, không nên ôn luyện quá muộn! Thời gian đó nên dành hoàn toàn cho việc nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc.
Thời gian sát ngày thi, việc học ôn căng thẳng sẽ khiến các em thấy mệt mỏi, rối loạn những tri thức mà các em đã ghi nhớ trước đó.
Hãy để bản thân nghỉ ngơi một cách đầy đủ, thật sự thư giãn trước khi bắt đầu thi nhé.
6. Giữ bình tĩnh khi đọc đề thi
Khi nhận đề thi, cần bình tĩnh lại, cố gắng đọc đề thật kỹ và làm hết khả năng của chính mình là được. Bởi vì bài thi đánh giá đúng trình độ của mình.  Mình học thật, thi thật thì chẳng có gì mà phải xấu hổ cả.
7. Tập trung làm bài thi
Khi đã đặt bút viết bài thì hãy bỏ qua tất cả những người khác ở sau lưng. Bây giờ đặt trọng tâm 100% vào bài thi ngay trước mắt. Không quan tâm thí sinh khác, không để ý giám thị, không nhìn ngang, nhìn dọc khắp mọi nơi. Hãy nhớ, chỉ cần quan tâm tới chính mình, tới phần bài làm của mình là được rồi. Không nên vì người khác xin nhiều giấy mà nghĩ bản thân thua kém so với họ, thấy mọi người nộp bài rời đi trước mà cho rằng mình quá chậm, quá kém. 
8. Chuẩn bị vật dụng cá nhân đầy đủ
Những thứ đồ dùng cá nhân, dụng cụ học tập thì không nên mang chỉ 1-2 cái. Trái lại, hãy chuẩn bị từ 4-5 cái để đề phòng, đặc biệt là đối với bút. Phải đảm bảo chúng có cùng màu với nhau. Sau đó hãy mặc những bộ quần áo khiến cho bản thân các em tự tin nhất. Trang phục nhiều khi cũng giảm bớt sự lo âu trong lòng các bạn trước mỗi kì thi.

Thế nên, đừng lo lắng nữa mà hãy nở một nụ cười thật tươi với tất cả mọi người!

Nói thi cử không áp lực thì là nói dối. Mình thi nhiều cuộc thi nhưng cứ tới thời gian thi là người mình down mood hẳn, do một phần mình là đứa nghĩ nhiều và sợ tới cái viễn cảnh không tốt đẹp qua ngày thi đó. Mình có chia sẻ chuyện này với chị mentor của mình chị nói em hãy thật suy nghĩ kĩ em thi vì mục đích gì, nếu thi vì bản thân thì khác, thi vì sự kì vọng của gia đình thầy cô thì khác.

Vì thế, mình hay ngồi lại một mình thở thật sâu và suy nghĩ về vấn đề mình sắp đối mặt, cố gắng làm thật tốt để sau này kết quả có tốt hay không cũng không phải hối hận mà nghĩ về khoảng thời gian này có kỉ niệm đối với mình. Đây là phương pháp của cá nhân mình. Mình hy vọng sẽ tìm đựơc một phương pháp cho bản thân nè :D

Chúc bạn thi thật tốt nhé!

Ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc vào buổi tối. Học bài trước khi thi ngay từ khi bắt đầu học kì
Đề mở.k đặt nặng điểm số

Hít thở sâu và nghĩ về kết quả tốt cho điểm thi của bạn

Thi cử là điều cần thiết. Tuy nhiên đối với sự phát triển hiện nay thì không nên giảm áp lực, giảm tải mà cần có phương pháp giáo dục đúng đắn.

Ăn uống điều độ, không học dồn quá nhiều, uống nước đường gluco sẽ cảm thấy thoải mái hơn

Ngủ đủ giấc, ôn bài thật kỹ và luôn tự tin vào bản thân mình

Phải có thời gian nghỉ ngơi, học tập vừa sức

Đi chơi giải trí