Từng tồn tại 2 xứ ủy Việt Minh ở Nam Bộ trước CMT8 1945?

  1. Lịch sử

Sau khi Khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 thất bại, chế độ thực dân Pháp ra chiến dịch lùng bắt các đảng viên cộng sản và Việt Minh cực kỳ gắt gao nên tổ chức Việt Minh ở Nam Kỳ gần như bị tê liệt. Thêm vào đó việc Đế quốc Nhật can thiệp vào Đông Dương cũng khiến hệ thống tổ chức Việt Minh bị tổn thất nghiêm trọng. Do đó từ 1941 đến 1943 Xứ ủy Nam Kỳ gần như mất liên lạc hoàn toàn với Trung ương Đảng ở Bắc Kỳ. Xứ ủy Nam Kỳ trong giai đoạn này gần như phải tự hoạt động, tự ra nghị quyết mà không có chỉ thị gì từ Trung ương. Thậm chí các lãnh đạo cách mạng miền Nam cũng không biết được Nguyễn Ái Quốc đã trở về Việt Nam trực tiếp chỉ đạo đấu tranh. Vận mệnh của phong trào cách mạng Nam Kỳ lúc này phụ thuộc hoàn toàn vài khả năng tự thân lãnh đạo của Trần Văn Giàu, Dương Quang Đông, Nguyễn Thị Thập...

Năm 1942, Liên tỉnh ủy miền Đông thành lập. Tiếp sau đó là Ban Cán sự miền Đông Nam Kỳ (1943) và Kỳ bộ Việt Minh Nam Kỳ (1944). Nhóm này xuất bản bí mật tờ báo Giải phóng. Đây là Xứ ủy Nam Kỳ Giải phóng. Lãnh đạo gồm: Nguyễn Thị Thập, Trần Văn Vi...

Năm 1943 một số đại biểu cộng sản các tỉnh, thành phố Nam Kỳ họp hội nghị ở Chợ Gạo, Mỹ Tho, quyết định tái lập Xứ ủy Nam Kỳ, thành lập Tổng công đoàn Nam Kỳ (1944). Nhóm này xuất bản tờ báo Tiền phong. Đây là Xứ ủy Nam Kỳ Tiền Phong. Lãnh đạo gồm: Trần Văn Giàu, Dương Quang Đông, Phạm Ngọc Thạch...

Tháng 5 năm 1945, nhận định cách mạng chuẩn bị bùng nổ, Nguyễn Thị Thập (đại diện nhóm Giải phóng) và Trần Văn Giàu (đại diện nhóm Tiền phong) quyết định hợp nhất 2 tổ chức thành 1 Xứ ủy thống nhất. Từ đó tạo tiền đề cho Tổng khởi nghĩa ở Nam Bộ.

Nguồn tham khảo:

http://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-it-biet-ve-tong-khoi-nghia-o-nam-bo-20150819171046587.htm

http://www.thtg.vn/vai-tro-dong-chi-nguyen-thi-thap-trong-viec-thong-nhat-xu-uy-nam-ky/

Vietnam 1945: The Quest for Power, David G. Marr


Từ khóa: 

,

lịch sử