Tuyển tập những bài thơ Việt Nam đã được phổ nhạc

  1. Âm nhạc

Thơ phổ nhạc, một thể loại sáng tác đặc biệt. Trong thơ có nhạc trong nhạc có thơ. Sự phối hợp giữa thơ và nhạc làm cho giá trị của bài thơ được nâng lên nhiều lần. Mặc dù nhà thơ Nguyên Sa có nói rằng: “Nhạc hoàn toàn không làm tăng giá trị của thơ, chỉ có thơ làm tăng giá trị của bản nhạc.”.

Có thể nói, Thơ Việt Nam được phổ nhạc rất nhiều. Nhưng, để mà kể ra được hết thì không thể nào mà nhớ nổi. Những bài thơ của Việt Nam đã được phổ thành nhạc, bạn có biết bài thơ nào không? Mình xin chia sẻ 1 vài bài:

9EC1994BB176CB0B7A2CEC414FE8FFB2


  1. Bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp, được nhạc sĩ Trung Đức phổ nhạc thành Em đi Chùa Hương.
  2. Bài thơ Viếng hồn trinh nữ của Nguyễn Bính, được nhạc sĩ Việt Dũng phổ nhạc thành Khóc người trinh nữ.
  3. Bài thơ Chân Quê của Nguyễn Bính, nhạc sĩ Song Ngọc phổ nhạc thành Hương đồng gió nội
  4. Bài thơ Cô hái mơ của Nguyễn Bính, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
  5. Bài thơ Cô lái đò của Nguyễn Bính, nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
  6. Bài thơ Người hàng xóm của Nguyễn Bính, nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc thành bài Bướm trắng.
  7. Bài thơ Áo lụa Hà Đông của Nguyên Sa, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
  8. Bài thơ Paris có gì lạ không em của Nguyên Sa, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
  9. Bài thơ Bài nhã ca thứ nhất của Nhã Ca, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
  10. Bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
  11. Bài thơ Nụ hoa vàng cho em của Kim Tuấn, nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ nhạc thành Anh cho em mùa xuân.
  12. Bài thơ Kỷ niệm của Kim Tuấn, nhạc sĩ Y Vân phổ nhạc thành Những bước chân âm thầm.
  13. Bài thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan, được 3 nhạc sĩ phổ nhạc. Nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài Áo anh sút chỉ đường tà; Dzũng Chinh phổ thành Những đồi hoa sim và ca nhạc sĩ Duy Khánh phổ thành Màu tím hoa sim. Đây cũng là một trong những bài thơ được phổ nhạc nhiều nhất.
  14. Bài thơ Ngậm ngùi của Huy Cận, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
ngamngui

15. Bài thơ Ngập ngừng của Hồ Dzếnh, nhạc sĩ Hoàng Thanh Tâm phổ thành bài hát cùng tên.

16. Bài thơ Lá diêu bông của Hoàng Cầm, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

17. Bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ thành bài hát cùng tên.

18. Bài thơ Yên tĩnh của Giáng Vân, nhạc sĩ Phú Quang phổ thành bài hát Đâu phải bởi mùa thu.

19. Bài thơ Phượng Hồng của Đỗ Trung Quân, nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ thành bài hát cùng tên.

20. Bài thơ Gửi người dưới mộ của Đinh Hùng, nhạc sĩ Phạm Anh Dũng phổ thành bài hát cùng tên.

21. Bài thơ Khúc thụy du của Du Tử Lê, nhạc sĩ Anh Bằng phổ thành bài hát cùng tên.

22. Bài thơ Màu hoa đỏ của Nguyễn Đức Mậu, nhạc sĩ Thuận Yến phổ thành bài hát cùng tên.

23. Bài thơ Thơ tình cuối mùa thu, Thuyền và Biển của Xuân Quỳnh, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ thành 2 bài hát cùng tên.

24. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thành bài hát Một mùa xuân nho nhỏ.

25. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành bài hát cùng tên.

... Và rất nhiều bài thơ khác đã được các nhạc sĩ tài hoa phổ nhạc. Mọi người cùng chia sẻ nhé!

Còn sau đây là bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Tây tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Từ khóa: 

thơ phổ nhạc

,

văn học việt nam

,

âm nhạc