Two-Sided Network Effect

  1. Marketing

Mình đang đọc cuốn Platform Revolution (của Geoffray G. Parker et al.), mình thấy có nhiều chi tiết liên quan tới công nghệ và kinh tế, tâm lí, khá hay, được lí giải và phân tích sâu với nhiều ví dụ cụ thể. Một trong những ý hay là hiệu ứng mạng hai phía để tạo lập thị trường, thúc đẩy tăng trưởng cho sản phẩm. Mình tóm lược lại chút dưới đây để chia sẻ với những bạn nào chưa biết ý tưởng và nguyên lí này.

32d304ea479ceeb5c63abf9cc8b65096


Trong mô hình kinh tế dựa trên nền tảng chia sẻ, có một hiện tượng thị trường hai phía. Ví dụ với Uber hay Grab, có phía khách đi xe và phía tài xế. Nhiều khách đi sẽ thu hút thêm nhiều tài xế. Và ngược lại, nhiều tài xế tham gia thì giá dịch vụ sẽ giảm và sẽ thu hút thêm nhiều khách đi xe.

Tương tự, trên các nền tảng hệ điều hành trên các thiết bị di động như Android của Google, hay iOS của Apple, có hai phía là những người phát triển ứng dụng và những người sử dụng ứng dụng. Hai phía này có hiệu ứng thu hút lẫn nhau. 

Một số ví dụ khác có thể tóm tắt trong bảng sau:

Upwork, Freelancers, Job Listing

Paypal, buyers, sellers

Airbnb, hosts, guests

YouTube, video producers, watchers

Trên những thị trường hai phía như vậy xuất hiện hiệu ứng mạng dựa trên những phản hồi. Nếu phản hồi là tích cực thì mạng sẽ phát triển với hàm mũ. Chính vì vậy, những doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng chia sẻ thường tiêu nhiều tiền để thu hút thêm một bên nào đó tham gia thị trường. Nếu một bên tham gia nền tảng, bên kia cũng sẽ hút thêm nhiều người tham gia. Điều này lí giải vì sao, trong giai đoạn mới thành lập, Uber đã tiêu nhiều triệu đô-la từ những nhà đầu tư chỉ để cung cấp những chặng đi miễn phí cho khách hàng, mỗi chặng giá khoảng 30$. Sau khi thu hút được nhiều người sử dụng thì Uber thu tiền cước phí bình thường. Grab hay các ứng dụng khác cũng sử dụng chiến thuật tương tự.

Một số quán bar cũng sử dụng chiến thuật tiếp thị tương tự, mặc dù không liên quan tới công nghệ. Ví dụ, họ tổ chức các buổi tối dành riêng cho phụ nữ, gọi là Ladies' Night. Trong những buổi này, các đồ uống cho phụ nữ được giảm giá. Khi nhiều phụ nữ đến tham gia thì họ sẽ kéo theo nhiều đàn ông tham gia. Đương nhiên, các quý ông sẽ mua nhiều đồ uống đúng giá, hoặc thậm chí cao hơn chút.

Như thế, trong nghiệp vụ kinh doanh dựa trên thị trường hai phía, đôi khi chấp nhận mất tiền là hoàn toàn hợp lí về mặt kinh tế. Mất tiền một ít ở thị trường A nhưng lại thu được nhiều lợi hơn ở thị trường B, nếu A thúc đẩy sự tăng trưởng của B.

Hiệu ứng mạng hai phía này rất khác với một số công cụ tạo lập thị trường khác như hiệu ứng giá (price effects) và hiệu ứng thương hiệu (brand effects), vốn có nhiều yếu điểm hơn.

Nói riêng, các lãnh đạo và chuyên gia như anh MinHu và chị Hoàng Hường chắc chắn thuộc nằm lòng những hiệu ứng này để tiếp tục phát triển mạnh Noron trong thời gian tới. ;-)

Từ khóa: 

two-sided effect

,

hiệu ứng hai phía

,

tiếp thị kỹ thuật số

,

marketing

Chia sẻ hay quá anh Phương!

Với một số nền tảng như Uber, Grab, Freelancer thì rất dễ để nhìn ra các bên tham gia Platform. Thậm chí là với mỗi bên, giao diện ứng dụng lại được customize khác nhau.

Vậy những ứng dụng như Zalo, Facebook, Noron! Blog, Youtube có phải là nền tảng? Các phía trong đó là những ai? Trong khi rõ ràng về giao diện chức năng thì về cơ bản chỉ có một nhóm người giống nhau. Một nền tảng có thể chạy với single side được không? Hay nó bắt buộc phải là two-side? Vậy 3,4,6,8 phía thì sao? Các nền tảng có nhất định là 2 phía? Một quán ăn thông thường không có tổ chức Laddy Night thì có phải đang được vận hành theo mô thức của kinh tế nền tảng không? Nếu có thì chẳng nhẽ mọi ứng dụng, mọi sản phẩm trên đời cũng đều đang là dạng kinh doanh nền tảng?

Để mở rộng một nền tảng thì việc bơm cho một phía nào đó là chưa đủ, thực tế là sẽ bơm lần lượt theo từng phía. Uber phải bỏ tiền để thuê lái xe trước. Sau đó lại bỏ tiền để khuyến mại khách hàng để tạo thành vòng tròn khép kín. Theo từng đợt sẽ cần bơm liên tục của từng phía. Trong đó cơ bản sẽ là ưu tiên cho user mới của mỗi phía để biến họ thành user trung thành.

Trả lời

Chia sẻ hay quá anh Phương!

Với một số nền tảng như Uber, Grab, Freelancer thì rất dễ để nhìn ra các bên tham gia Platform. Thậm chí là với mỗi bên, giao diện ứng dụng lại được customize khác nhau.

Vậy những ứng dụng như Zalo, Facebook, Noron! Blog, Youtube có phải là nền tảng? Các phía trong đó là những ai? Trong khi rõ ràng về giao diện chức năng thì về cơ bản chỉ có một nhóm người giống nhau. Một nền tảng có thể chạy với single side được không? Hay nó bắt buộc phải là two-side? Vậy 3,4,6,8 phía thì sao? Các nền tảng có nhất định là 2 phía? Một quán ăn thông thường không có tổ chức Laddy Night thì có phải đang được vận hành theo mô thức của kinh tế nền tảng không? Nếu có thì chẳng nhẽ mọi ứng dụng, mọi sản phẩm trên đời cũng đều đang là dạng kinh doanh nền tảng?

Để mở rộng một nền tảng thì việc bơm cho một phía nào đó là chưa đủ, thực tế là sẽ bơm lần lượt theo từng phía. Uber phải bỏ tiền để thuê lái xe trước. Sau đó lại bỏ tiền để khuyến mại khách hàng để tạo thành vòng tròn khép kín. Theo từng đợt sẽ cần bơm liên tục của từng phía. Trong đó cơ bản sẽ là ưu tiên cho user mới của mỗi phía để biến họ thành user trung thành.