Vài lời về toán học

  1. Kiến thức chung

Toán học là gì?

Khi tôi học vào học năm thứ nhất trường MGU, tôi giật mình vì sinh viên Tây hầu như chả biết gì về toán. Chúng chẳng những ngô nghê mà hầu như tất cả thời gian chỉ dùng vào việc sex nhau. Chỉ viện sĩ viện hàn lâm mới được dạy năm thứ nhất. Mấy ông này hiền như bụt, giải thích tỉ mỉ từng tí một, chả bao giờ đánh trượt sinh viên.

Bọn chúng tôi giỏi hơn chúng nó vài cái đầu.

Cứ như thế đến năm thứ 3 thì chúng nó hơn hẳn bọn Việt Nam. Sau 5 năm thì miễn bàn, chúng nó là các chuyên gia thực thụ. Tôi cứ nghĩ vì sao lại như vậy?

Trước hết sinh viên Tây rất tự tin. Bọn Tây chúng nó biết rất ít nhưng chúng nó biết chính xác cái gì là đúng, cái gì là không đúng, và cái gì là còn chưa rõ đúng sai. Và nguyên tắc dạy của Tây là làm sao để sinh viên càng học càng tự tin hơn. Cái này là hoàn toàn không có ở sinh viên Việt Nam. Người Việt Nam càng học toán nhiều càng thấy mất tự tin tới mức quay lại chửi toán là lũ tâm thần.

Một đề thì vào đại học có tới 50 bài làm trong 90 phút thì nên treo con mẹ nó cổ lũ ra đề để làm gương cho phương pháp luận sư phạm.

Cũng không nên trách sinh viên, bởi tiêu chí đúng sai ở Việt Nam hoàn toàn không có. Vậy làm đéo gì có toán ở Việt Nam. Cái mà gọi là toán của Việt Nam chỉ là một mớ hổ lốn được ghi nhớ trong đầu. Các bạn không tin ư. Vậy các bạn hãy trả lời câu hỏi của một thày giáo đã đánh trượt học sinh chỉ vì không nói đúng "số lượng chữ cái tiếng Việt". Không bao giờ có người Việt nào trả lời đúng, kể cả các bạn -- những người đọc tút này bởi không có định nghĩa thế nào là chữ cái. Và hơn nữa chắc các bạn cũng ngạc nhiên là tiếng Việt không hoàn toàn Latinh hóa. Nó không được xây dựng trên nguyên lý bảng chữ cái. Một người bạn thân của tôi nói với tôi rằng, chỉ có nước Mỹ mới làm được phần mềm hệ điều hành máy tính bởi đấy là bản sao của chế độ Mỹ. Đó là văn hóa Mỹ. Mọi đứa trẻ con sinh ra ở Mỹ sống và nghĩ theo cái nguyên lý hệ điều hành. Văn hóa Mỹ, ngoài sự chính xác tuyệt đối ra, nó còn có ý thức phục vụ,... và rất nhiều những thứ khác mà những đứa trẻ Việt Nam không thể có được. Ngay cả cái nguyên lý Open Source, bước khởi đầu của chủ nghĩa Cộng Sản, cũng có và chỉ có thể có được là dựa vào luật pháp của Mỹ. Không có luật pháp Mỹ, đừng nói đến hệ điều hành mở, Open Source!

Bản chất của toán học là học tư duy logich, là sự trung thực. Làm sao có toán học khi mà tư duy phải theo khuôn mẫu, phải có vùng cấm? Làm sao có toán học ở một xã hội lừa đảo lẫn nhau, từ miếng ăn vào mồm cho tới các quyền tự do tư duy bị cường quyền bóp méo đi!

Tiếp theo nguyên nhân "vì sao ở Việt Nam không hề có cái được gọi là toán?" là bởi người ta hiểu toán học như một thứ để loại trừ nhau. Trên thực tế toán học là ngôn ngữ. Chúng ta sử dụng tiếng Việt để viết một quyển tiểu thuyết thế nào thì người ta dùng toán học để trình bày các ý tưởng khoa học như vậy.

Còn nhiều nữa...

Nếu chẳng may có ai trong nhóm ra đề mà đọc được tút này thì cũng hạ hỏa để trả lời câu hỏi "số -3 là gì?"; và nếu máu vẫn còn sôi lên sùng sục thì hãy trả lời câu hỏi số Pi là gì, số e là gì? Xin đừng mô tả mà phải đưa ra định nghĩa -- định nghĩa có ở trong sách giáo khoa nhé!. Chắc chắn là đến cuối đời các vị cũng chưa thể trả lời được. Và như vậy việc các vị ra đề thi dựa trên những thứ không được định nghĩa chính xác như số âm, số e, số Pi mà đã nói tới hàm Loga, hàm lượng giác là một việc làm phi toán học. Cái cách mà các vị ra đề thi để học sinh trả lời chỉ là công cụ bắt con người ta trở thành nô lệ mà không hiểu rõ vì sao.

Nguyen Leanh

Từ khóa: 

kiến thức chung

Một bài viết mang nặng sự hằn học mà không biết mục đích cuối cùng là gì. Rất nhiều kết luận trong bài rất phi logic, kiểu muốn kết luận thì kết luận, không dẫn chứng, không chứng minh, không sử dụng logic. Vậy mà lại bàn về đúng sai, logic. Và luyên thuyên về tư duy toán là phải định nghĩa này kia. Thật ra cái mà bạn nói không phải không có, mà bạn dẫn chứng lệch lạc dẫn đến kết luận "tào lao". 

Trả lời

Một bài viết mang nặng sự hằn học mà không biết mục đích cuối cùng là gì. Rất nhiều kết luận trong bài rất phi logic, kiểu muốn kết luận thì kết luận, không dẫn chứng, không chứng minh, không sử dụng logic. Vậy mà lại bàn về đúng sai, logic. Và luyên thuyên về tư duy toán là phải định nghĩa này kia. Thật ra cái mà bạn nói không phải không có, mà bạn dẫn chứng lệch lạc dẫn đến kết luận "tào lao".