Vai trò của địa hình đến sự phân hóa khí hậu ở Việt Nam?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ở Việt Nam, địa hình tác động mạnh mẽ đến sự phân hóa khí hậu ở các khía cạnh - Độ cao địa hình: Theo quy luật đai cao, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm khoảng 0,60C. Sự giảm nhiệt theo độ cao đã tạo nên các vành đai khí hậu theo đai cao: • Từ 0 – 600m: Vành đai khí hậu nhiệt đới • Trên 600 – 7000m: Vành đai khí hậu cận nhiệt trên núi. • Trên 2400 – 2600m: Vành đai ôn đới núi cao. - Hướng núi: Có ảnh hưởng lớn đến sự phân hóa theo không gian trong chế độ nhiệt và chế độ mưa: + Hướng tây bắc – đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác động ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu vực Tây Bắc, làm cho vùng này có một mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn ở Đông Bắc. + Hướng tây bắc – đông nam của dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với gió tây nam khiến sườn đong chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt cao, mưa ít. Mùa đông thì lạnh và đón gió nên mưa nhiều. + Hướng đông – tây của dãy Hoành Sơn, Bạch Mã có tác động ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía nam, góp phần làm cho nền nhiệt ở phía nam cao hơn phía bắc. - Hướng sườn: Các địa điểm nằm ở sườn đón gió của các dãy núi thì có lượng mưa lớn, nằm ở sườn khuất gió thì cho mưa ít. -> Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu: - Địa hình Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ độ (khoảng 15 độ) làm cho thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc nam. Mùa đông ở miền bắc Việt Nam có mùa đông lạnh nhưng giảm dần về cường độ và phạm vi ảnh hưởng về phía nam. - Địa hình Việt Nam phân hóa theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Điều này chứng minh rằng ở miền Bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700m lên đến 2600m. Nhưng ở miền Nam đai cận nhiệt đới gió mùa từ 900-1000m lên đến 2600m, đai gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m. - Địa hình cao làm phân hóa khí hậu giữa 2 sườn. Ở miền bắc Việt Nam có dãy Hoàng Liên sơn. Nhờ dãy Hoàng Liên Sơn mà mùa đông của Đông Bắc Bộ thì có khí hậu lạnh nhưng ở Tây Bắc thì mùa đông đến chậm hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hơn.
Trả lời
Ở Việt Nam, địa hình tác động mạnh mẽ đến sự phân hóa khí hậu ở các khía cạnh - Độ cao địa hình: Theo quy luật đai cao, cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm khoảng 0,60C. Sự giảm nhiệt theo độ cao đã tạo nên các vành đai khí hậu theo đai cao: • Từ 0 – 600m: Vành đai khí hậu nhiệt đới • Trên 600 – 7000m: Vành đai khí hậu cận nhiệt trên núi. • Trên 2400 – 2600m: Vành đai ôn đới núi cao. - Hướng núi: Có ảnh hưởng lớn đến sự phân hóa theo không gian trong chế độ nhiệt và chế độ mưa: + Hướng tây bắc – đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác động ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu vực Tây Bắc, làm cho vùng này có một mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn ở Đông Bắc. + Hướng tây bắc – đông nam của dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với gió tây nam khiến sườn đong chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt cao, mưa ít. Mùa đông thì lạnh và đón gió nên mưa nhiều. + Hướng đông – tây của dãy Hoành Sơn, Bạch Mã có tác động ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía nam, góp phần làm cho nền nhiệt ở phía nam cao hơn phía bắc. - Hướng sườn: Các địa điểm nằm ở sườn đón gió của các dãy núi thì có lượng mưa lớn, nằm ở sườn khuất gió thì cho mưa ít. -> Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu: - Địa hình Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ độ (khoảng 15 độ) làm cho thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc nam. Mùa đông ở miền bắc Việt Nam có mùa đông lạnh nhưng giảm dần về cường độ và phạm vi ảnh hưởng về phía nam. - Địa hình Việt Nam phân hóa theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Điều này chứng minh rằng ở miền Bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700m lên đến 2600m. Nhưng ở miền Nam đai cận nhiệt đới gió mùa từ 900-1000m lên đến 2600m, đai gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m. - Địa hình cao làm phân hóa khí hậu giữa 2 sườn. Ở miền bắc Việt Nam có dãy Hoàng Liên sơn. Nhờ dãy Hoàng Liên Sơn mà mùa đông của Đông Bắc Bộ thì có khí hậu lạnh nhưng ở Tây Bắc thì mùa đông đến chậm hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hơn.