Vai trò của từ ngữ cổ và từ lịch sử trong vốn từ vựng tiếng Việt.

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Từ ngữ cổ: - Theo GS. Nguyễn Thiện Giáp: “là những từ ngữ biểu thị những đối tượng trong tiếng Việt hiện nay có các từ đồng nghĩa tương ứng.” - Vũ Đức Nghiệu cũng nêu định nghĩa về từ cổ: “là những từ bị đẩy ra ngoài hệ thóng từ vựng hiện tại, bởi trong quá trình phát triển, biến đổi, đã xảy ra những xung đột về đồng nghĩa hoặc đồng âm và bị người khác thay thế”. - Có thể thấy từ cổ gồm hai loại: + Những từ cổ đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện tại, chỉ có thể gặp trong các tác phẩm văn học cổ. Muốn tìm hiểu nghĩa của loại từ cổ này phải nghiên cứu từ nguyên học. (VD: am – nhà nhỏ của người ở ẩn; ầm – nhiều; âu – có lẽ) + Những từ còn lại dấu vết trong tiếng Việt hiện đại nhưng đã bị lu mờ về nghĩa vì không còn được sử dụng độc lập. (VD: chiêu – đăm chiêu; xôn – xôn xao; cả - kẻ cả). 2. Từ lịch sử: - “Từ lịch sử là những từ ngữ trở nên lỗi thời vì đối tượng biểu thị của chúng đã bị mất. Trong quá trình phát triển của lịch sử, nhiều sự vật, hiện tượng bị mất đi, các tên gọi của những sự vật, hiện tượng này tự nhiên ít hoặc không được dùng nữa.” (NTG, 282). - Tên gọi của những chức tước, phẩm hàm xưa: án sát, chánh hội, chánh tổng,… - Tên gọi những hiện tượng thi cử xưa: cử nhân, đình nguyên, bảng nhãn,… - Tên các thứ thuế xưa: thuế đình, thuế điền, thuế thân,… - Từ ngữ lịch sử không có từ đồng nghĩa trong tiếng Việt hiện đại.
Trả lời
1. Từ ngữ cổ: - Theo GS. Nguyễn Thiện Giáp: “là những từ ngữ biểu thị những đối tượng trong tiếng Việt hiện nay có các từ đồng nghĩa tương ứng.” - Vũ Đức Nghiệu cũng nêu định nghĩa về từ cổ: “là những từ bị đẩy ra ngoài hệ thóng từ vựng hiện tại, bởi trong quá trình phát triển, biến đổi, đã xảy ra những xung đột về đồng nghĩa hoặc đồng âm và bị người khác thay thế”. - Có thể thấy từ cổ gồm hai loại: + Những từ cổ đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện tại, chỉ có thể gặp trong các tác phẩm văn học cổ. Muốn tìm hiểu nghĩa của loại từ cổ này phải nghiên cứu từ nguyên học. (VD: am – nhà nhỏ của người ở ẩn; ầm – nhiều; âu – có lẽ) + Những từ còn lại dấu vết trong tiếng Việt hiện đại nhưng đã bị lu mờ về nghĩa vì không còn được sử dụng độc lập. (VD: chiêu – đăm chiêu; xôn – xôn xao; cả - kẻ cả). 2. Từ lịch sử: - “Từ lịch sử là những từ ngữ trở nên lỗi thời vì đối tượng biểu thị của chúng đã bị mất. Trong quá trình phát triển của lịch sử, nhiều sự vật, hiện tượng bị mất đi, các tên gọi của những sự vật, hiện tượng này tự nhiên ít hoặc không được dùng nữa.” (NTG, 282). - Tên gọi của những chức tước, phẩm hàm xưa: án sát, chánh hội, chánh tổng,… - Tên gọi những hiện tượng thi cử xưa: cử nhân, đình nguyên, bảng nhãn,… - Tên các thứ thuế xưa: thuế đình, thuế điền, thuế thân,… - Từ ngữ lịch sử không có từ đồng nghĩa trong tiếng Việt hiện đại.