VĂN HÓA XÃ HỘI THÁI LAN

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tôn giáo Phật giáo tiểu thừa, môn phái được tu tập ở Sri Lanka, Miến Điện, Campuchia và Lào, là tín ngưỡng của hơn 80% người dân Thái. Những đạo hữu của giáo phái này không phải chi trong số những người thuần Thái, mà cả trong những người nói tiếng Tày, người Khmer, người Mông và một số dân tộc thiểu số khác ở Thái, trong đó có cả người Hoa. Chỉ một số ít người Thái theo Phật giáo đại thừa, cùng với một số tôn giáo khác như đạo Hồi đạo Thiên chúa, đạo Lão, Ấn Độ giáo và thuyết Vật linh.Trong số này chỉ có đạo Hồi là chiếm ưu thế trong một khu vưc địa lý nhất định. Phật giáo tiểu thừa là tôn giáo được xác lập tại đây theo ý nghĩa là có những mối liên kết về mặt tổ chức và về mặt ý thức hệ với nhà nước. Những người cai trị quốc gia (trước kia là các vị vua và sau này là giới quân sự và chính quyền) đã tìm đến hoặc nếu cần thiết đã điều khiển sự hỗ trợ về tôn giáo của giới tăng lữ đao Phật - ở Thái gọi là sangha, và giới tăng lữ này ngược lại cũng nhận sự hỗ trợ và bảo vệ của nhà nước.Một tác giả chuyên viết về tôn giáo đã nhận định rằng Thái Lan là nước duy nhất trên thế giới trong đó hiến pháp đòi hỏi nhà vua phải là tín đồ Phật giáo và là người trụ cột cho niềm tin của tôn giáo này. Vị trí của Phật giáo ở đây có thể coi là độc tôn qua mối quan hệ đối với nhà nước. Tuy nhiên vai trò của niềm tin và các cơ sở từ thiện của tôn giáo ở đất Thái đã thay đổi và với đà thương mại hóa và đô thị hóa ngày một gia tăng, một số người đã đặt thành vấn đề về tính phổ biến của lòng từ thiện ở đây. Nhưng đối với người dân nông thôn vẫn còn ít nhất một phần nào đó tư tưởng của Phật giáo, và những sự kiện trọng đại trong đời họ vẫn được đánh dấu bằng các lễ nghi do giới tăng lữ thực hiện cho họ. Ngoài ra, nhiều hoạt động về xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo trong đời sống của người dân nông thôn diễn ra trong các wat ở địa phương Khi một tôn giáo dựa trên kinh điển lại chiếm ưu thế trong một xã hội nghiêng về nông nghiệp như Thái Lan, niềm tin và cách ứng xử của đa số người Thái là sự tổng hợp của những yếu tố thoát thai từ cả học thuyết bài bản lẫn những nguồn ảnh hưởng khác. Những nguồn ảnh hướng khác hoặc là phát triển từ lịch sử lâu đời của đạo Phật hoặc bắt nguồn từ những hệ thống tôn giáo mang tính địa phương. Việc tiến hành các nghi thức và truyền thống tôn giáo khác nhau theo từng địa phương. Chẳng hạn như ở vùng Trung tâm, các tăng lữ có phẩm hạnh cao đều do nhà vua chọn và vinh thăng, trong khi đó ở vùng Đông Bắc, việc này do nhân dân sắp đặt. Phật tử ở Thái Lan rất chú trọng việc tọa thiền. Cả sư sãi lẫn tín đồ theo đạo đều có những, thời gian dành cho thiền để tìm sự thanh thoát cho tâm hồn. Ở Bangkok và cả một số nơi vùng nông thôn đều có những trung tâm để học và thực hành thiền. Suan Mok, một ngôi đễn rộng lớn ở huyện Chaiya, tỉnh Surat Thani, cách Bangkok khoảng 850 km đã thu hút và tiếp nhận người đến tập thiền không phải chỉ ở Thái Lan mà còn có cả khách từ nước ngoài đến. Ở các chùa tại Bangkok như Mahathat, Pak Nam, Chonprathan Rangsit, Phrathammakai và Bowon Nivet, việc học thiền được hướng dẫn bằng tiếng Anh cho người nước ngoài. Ngoài đạo Phật là tôn giáo chủ đạo, ở Thái Lan còn có nhiều tôn giáo khác chiếm một tỉ lệ tín đồ tương đối nhỏ. Tín ngưỡng ngoài đạo Phật này đôi khi không thuần nhất đối với một tôn giáo cụ thể nào. Chẳng hạn như số người gốc Hoa tại đây phần lớn theo một sự pha trộn vừa có học thuyết xã hội của Khổng Tử, vừa thờ cúng tôn kính tổ tiên, vừa theo học thuyết của Phật giáo đại thừa lại vừa đồng thời thực hành theo Lão giáo. Đạo Hồi thì phần lớn tập trung ở vùng cực Nam của Thái Lan, nơi đa số là người gốc Malay. Ngoài ra trong số tín đồ đạo Hồi còn có những người Pakistan nhập cư vào thành phố, những người thiểu số Thái Lan ở khu vực nông thôn của vùng Trung tâm, và một số it người Hoa ở vùng cực Bắc. Ngoại trừ số ít người được truyền bá nhiều về đạo lý, tín ngưỡng Hồi giáo ở Thái Lan đã dần dần pha trộn với một số niềm tin và việc hành đạo không hoàn toàn thuần nhất là của đạo Islam. Thật khó để vạch ra một ranh giới giữa nghi lễ của những người theo thuyết vật linh - trong văn hóa bản xứ của người Malay - dùng để đuổi tà ma và những nghi thức Hồi giáo ở đây, bởi vì mỗi bên đều có những đặc điểm của phía bên kia. Có rất nhiều nhà thờ Hồi giáo ở Thái Lan, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Narathiwat. Mặc dù đa số tín đồ theo đạo Hồi ở Thái Lan có gốc gác là người Malay, cộng đồng Hồi giáo cũng bao gồm cả người Thái - hoặc là đạo gốc gia truyền của họ, hoặc theo đạo qua quan hệ hôn nhân hoặc là những người cải đạo, người Chăm xuất xứ từ Campuchia, những người gốc Tây Á, Nam Á, người Indonesia, người Hoa. Hội đồng Hồi giáo Quốc gia gồm có ít nhất năm thành viên, có chức năng tư vấn cho các Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ về các vấn đề liên quan đến Hồi giáo. Chủ tịch của hội đồng này là cố vấn nhà nước về Hồi giáo do nhà vua chỉ định và giữ một chức vụ trưởng văn phòng trong Vụ Tôn giáo thuộc Bộ Giáo dục. Ở những tỉnh có đủ số tín đồ Hồi giáo cũng có một hội đồng cấp tỉnh. Có những mối liên kết giữa chính quyền và cộng đồng Hồi giáo, trong đó bao gồm việc tài trợ của chính quyền cho các học viện của đạo Hồi, hỗ trợ xây dựng một số nhà thờ lớn và việc góp qũy hành hương Mecca của những người Thái Hồi giáo. Ở Thái Lan cũng có nhiều trường tiểu học và trung học của người Hồi giáo. Vào thế kỷ thứ 16 và 17, người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã đưa Thiên chúa giáo vào đất Xiêm. Những nhà truyền giáo này thu lượm được những kết quả rất khiêm tốn trong việc thuyết phục người Thái cải đạo, và tỉ lệ giáo dân Thiên chúa ở đây ở mức thấp nhất trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, các hội truyền giáo Thiên chúa lại đóng một vai trò khá quan trọng, là nhân tố trong việc du nhập tư tưởng phương Tây vào Thái Lan. Các hội truyền giáo này mở các bệnh viện, truyền bá kiến thức y học Tây phương và tài trợ cho những trường tiểu học và trung học tư thục xuất sắc ở đây. Rất nhiều phụ huynh có dự định sẽ cho con em du học ở châu Âu và Bắc Mỹ đã gửi học sinh vào các trường này. Người Hoa chiếm một tỉ lệ cao trong cộng đồng Thiên chúa giáo ở đây, ngoài ra có một số người Lào và người Việt. Khoảng một nửa số giáo dân Thiên chúa sống ở vùng Trung tâm, số còn lại rải ra trong vùng phía Bắc và Đông Bắc. Hơn nửa số giáo dân ở Thái là tín đồ Thiên chúa giáo La mã, số còn lại là tín đồ Tin Lành. Trong số những tôn giáo khác ở Thái Lan có đạo Hindu và đạo Sikh, cả hai có tín đồ là những nhóm người thiểu số gốc Ấn Độ. Hầu hết những người theo đạo Hindu và đạo Sikh đều sống ở thủ đô Bangkok.
Trả lời
Tôn giáo Phật giáo tiểu thừa, môn phái được tu tập ở Sri Lanka, Miến Điện, Campuchia và Lào, là tín ngưỡng của hơn 80% người dân Thái. Những đạo hữu của giáo phái này không phải chi trong số những người thuần Thái, mà cả trong những người nói tiếng Tày, người Khmer, người Mông và một số dân tộc thiểu số khác ở Thái, trong đó có cả người Hoa. Chỉ một số ít người Thái theo Phật giáo đại thừa, cùng với một số tôn giáo khác như đạo Hồi đạo Thiên chúa, đạo Lão, Ấn Độ giáo và thuyết Vật linh.Trong số này chỉ có đạo Hồi là chiếm ưu thế trong một khu vưc địa lý nhất định. Phật giáo tiểu thừa là tôn giáo được xác lập tại đây theo ý nghĩa là có những mối liên kết về mặt tổ chức và về mặt ý thức hệ với nhà nước. Những người cai trị quốc gia (trước kia là các vị vua và sau này là giới quân sự và chính quyền) đã tìm đến hoặc nếu cần thiết đã điều khiển sự hỗ trợ về tôn giáo của giới tăng lữ đao Phật - ở Thái gọi là sangha, và giới tăng lữ này ngược lại cũng nhận sự hỗ trợ và bảo vệ của nhà nước.Một tác giả chuyên viết về tôn giáo đã nhận định rằng Thái Lan là nước duy nhất trên thế giới trong đó hiến pháp đòi hỏi nhà vua phải là tín đồ Phật giáo và là người trụ cột cho niềm tin của tôn giáo này. Vị trí của Phật giáo ở đây có thể coi là độc tôn qua mối quan hệ đối với nhà nước. Tuy nhiên vai trò của niềm tin và các cơ sở từ thiện của tôn giáo ở đất Thái đã thay đổi và với đà thương mại hóa và đô thị hóa ngày một gia tăng, một số người đã đặt thành vấn đề về tính phổ biến của lòng từ thiện ở đây. Nhưng đối với người dân nông thôn vẫn còn ít nhất một phần nào đó tư tưởng của Phật giáo, và những sự kiện trọng đại trong đời họ vẫn được đánh dấu bằng các lễ nghi do giới tăng lữ thực hiện cho họ. Ngoài ra, nhiều hoạt động về xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo trong đời sống của người dân nông thôn diễn ra trong các wat ở địa phương Khi một tôn giáo dựa trên kinh điển lại chiếm ưu thế trong một xã hội nghiêng về nông nghiệp như Thái Lan, niềm tin và cách ứng xử của đa số người Thái là sự tổng hợp của những yếu tố thoát thai từ cả học thuyết bài bản lẫn những nguồn ảnh hưởng khác. Những nguồn ảnh hướng khác hoặc là phát triển từ lịch sử lâu đời của đạo Phật hoặc bắt nguồn từ những hệ thống tôn giáo mang tính địa phương. Việc tiến hành các nghi thức và truyền thống tôn giáo khác nhau theo từng địa phương. Chẳng hạn như ở vùng Trung tâm, các tăng lữ có phẩm hạnh cao đều do nhà vua chọn và vinh thăng, trong khi đó ở vùng Đông Bắc, việc này do nhân dân sắp đặt. Phật tử ở Thái Lan rất chú trọng việc tọa thiền. Cả sư sãi lẫn tín đồ theo đạo đều có những, thời gian dành cho thiền để tìm sự thanh thoát cho tâm hồn. Ở Bangkok và cả một số nơi vùng nông thôn đều có những trung tâm để học và thực hành thiền. Suan Mok, một ngôi đễn rộng lớn ở huyện Chaiya, tỉnh Surat Thani, cách Bangkok khoảng 850 km đã thu hút và tiếp nhận người đến tập thiền không phải chỉ ở Thái Lan mà còn có cả khách từ nước ngoài đến. Ở các chùa tại Bangkok như Mahathat, Pak Nam, Chonprathan Rangsit, Phrathammakai và Bowon Nivet, việc học thiền được hướng dẫn bằng tiếng Anh cho người nước ngoài. Ngoài đạo Phật là tôn giáo chủ đạo, ở Thái Lan còn có nhiều tôn giáo khác chiếm một tỉ lệ tín đồ tương đối nhỏ. Tín ngưỡng ngoài đạo Phật này đôi khi không thuần nhất đối với một tôn giáo cụ thể nào. Chẳng hạn như số người gốc Hoa tại đây phần lớn theo một sự pha trộn vừa có học thuyết xã hội của Khổng Tử, vừa thờ cúng tôn kính tổ tiên, vừa theo học thuyết của Phật giáo đại thừa lại vừa đồng thời thực hành theo Lão giáo. Đạo Hồi thì phần lớn tập trung ở vùng cực Nam của Thái Lan, nơi đa số là người gốc Malay. Ngoài ra trong số tín đồ đạo Hồi còn có những người Pakistan nhập cư vào thành phố, những người thiểu số Thái Lan ở khu vực nông thôn của vùng Trung tâm, và một số it người Hoa ở vùng cực Bắc. Ngoại trừ số ít người được truyền bá nhiều về đạo lý, tín ngưỡng Hồi giáo ở Thái Lan đã dần dần pha trộn với một số niềm tin và việc hành đạo không hoàn toàn thuần nhất là của đạo Islam. Thật khó để vạch ra một ranh giới giữa nghi lễ của những người theo thuyết vật linh - trong văn hóa bản xứ của người Malay - dùng để đuổi tà ma và những nghi thức Hồi giáo ở đây, bởi vì mỗi bên đều có những đặc điểm của phía bên kia. Có rất nhiều nhà thờ Hồi giáo ở Thái Lan, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Narathiwat. Mặc dù đa số tín đồ theo đạo Hồi ở Thái Lan có gốc gác là người Malay, cộng đồng Hồi giáo cũng bao gồm cả người Thái - hoặc là đạo gốc gia truyền của họ, hoặc theo đạo qua quan hệ hôn nhân hoặc là những người cải đạo, người Chăm xuất xứ từ Campuchia, những người gốc Tây Á, Nam Á, người Indonesia, người Hoa. Hội đồng Hồi giáo Quốc gia gồm có ít nhất năm thành viên, có chức năng tư vấn cho các Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ về các vấn đề liên quan đến Hồi giáo. Chủ tịch của hội đồng này là cố vấn nhà nước về Hồi giáo do nhà vua chỉ định và giữ một chức vụ trưởng văn phòng trong Vụ Tôn giáo thuộc Bộ Giáo dục. Ở những tỉnh có đủ số tín đồ Hồi giáo cũng có một hội đồng cấp tỉnh. Có những mối liên kết giữa chính quyền và cộng đồng Hồi giáo, trong đó bao gồm việc tài trợ của chính quyền cho các học viện của đạo Hồi, hỗ trợ xây dựng một số nhà thờ lớn và việc góp qũy hành hương Mecca của những người Thái Hồi giáo. Ở Thái Lan cũng có nhiều trường tiểu học và trung học của người Hồi giáo. Vào thế kỷ thứ 16 và 17, người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã đưa Thiên chúa giáo vào đất Xiêm. Những nhà truyền giáo này thu lượm được những kết quả rất khiêm tốn trong việc thuyết phục người Thái cải đạo, và tỉ lệ giáo dân Thiên chúa ở đây ở mức thấp nhất trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, các hội truyền giáo Thiên chúa lại đóng một vai trò khá quan trọng, là nhân tố trong việc du nhập tư tưởng phương Tây vào Thái Lan. Các hội truyền giáo này mở các bệnh viện, truyền bá kiến thức y học Tây phương và tài trợ cho những trường tiểu học và trung học tư thục xuất sắc ở đây. Rất nhiều phụ huynh có dự định sẽ cho con em du học ở châu Âu và Bắc Mỹ đã gửi học sinh vào các trường này. Người Hoa chiếm một tỉ lệ cao trong cộng đồng Thiên chúa giáo ở đây, ngoài ra có một số người Lào và người Việt. Khoảng một nửa số giáo dân Thiên chúa sống ở vùng Trung tâm, số còn lại rải ra trong vùng phía Bắc và Đông Bắc. Hơn nửa số giáo dân ở Thái là tín đồ Thiên chúa giáo La mã, số còn lại là tín đồ Tin Lành. Trong số những tôn giáo khác ở Thái Lan có đạo Hindu và đạo Sikh, cả hai có tín đồ là những nhóm người thiểu số gốc Ấn Độ. Hầu hết những người theo đạo Hindu và đạo Sikh đều sống ở thủ đô Bangkok.