Về việc chọn lại trường ĐH?

  1. Hướng nghiệp

Mình hiện là sinh viên ngành Hoá học vật liệu trường ĐH Bách Khoa năm 2, mình đang cảm thấy rất hoang mang, trống rỗng về việc có nên bắt đầu lại hay không. Câu chuyện bắt đầu từ lúc mình còn là cậu học sinh 12, khi nghe tin đậu BK mình và gia đình rất mừng. Việc chọn ngành cũng do tự mình quyết định, nhưng càng học mình chỉ cảm thấy ngành Hoá chán nản, khó hiểu, buồn ngủ, không thể tập trung (bản thân mình cũng cảm thấy càng học càng không hợp, muốn chuyển ngành). Từ đó kết quả học tập sa sút, mình cũng nghỉ học triền miên và cũng kèm theo đó là deadline, những đợt thi kéo đến dồn dập, đến hè mình cũng không ngơi nghỉ mà phải học để bù những môn đã rớt. Mình thực sự rất mệt mỏi vì những đêm thức trằn trọc suy nghĩ về tương lai của bản thân (mày học thế này thì sao được, rồi kéo dài lê thê bao giờ tốt nghiệp, tốt nghiệp ra rồi không biết có làm nổi không,...). Mình vốn đã thức khuya (12h) nay còn khuya hơn (3h sáng mới ngủ).

Hiện tại có lẽ mình đang bị mất phương hướng vì không biết có nên tiếp tục học ngành này hay không (vì bản thân mình cảm thấy tụt lại so với bạn bè, rồi trễ bài, lo rớt môn). Mình biết là áp lực này ai học giống mình cũng phải chịu nhưng thực sự cơ thể và thần trí của mình đang dần đi tới giới hạn (lúc nào cũng mệt mỏi lờ đờ, mất hăng hái trong công việc, suy nghĩ tiêu cực,...).

Ý định của mình là cần thời gian suy xét mọi chuyện:

+ Một là, có lẽ mình không đủ sức để tiếp tục học BK, vì quá nặng và ngành không phù hợp. Mình đang quyết định việc chọn trường mới (trường tư Nguyễn Tất Thành), ngành mới (Công nghệ thông tin) để bắt đầu lại hợp năng lực hơn để giảm bớt áp lực học tập. Mình nghĩ điều này bởi việc thà chuyển trường còn hơn không thể tốt nghiệp nổi ở đây.

+ Hai là, ba mẹ mình cho mình tự do chọn ngành muốn học, nhưng kẹt nỗi nếu biết mình đang học mà nghỉ ngang chuyển trường hẳn sẽ không dễ dàng chấp nhận, vì đang học 2 năm rồi, đổi trường vừa chậm trễ vừa tốn tiền bạc. Hơn nữa ba là người rất sĩ diện, sẽ khó chấp nhận nếu mình đang là sinh viên trường ĐH danh giá lại muốn chuyển sang trường tư để học. Nên cuối cùng suy nghĩ chuyển trường này cũng phải hoãn lại.

+ Ba là, mình rất thương ba mẹ, vì tình hình tài chính gia đình đang ngày một khó khăn nên mình càng muốn công việc mình được ổn định, chắc chắn, muốn như vậy phải đến từ quá trình học tập vững chắc. Nếu được chọn lại ngành mới, mình tự nhủ sẽ cố gắng sống một lối sống lành mạnh, sôi nổi, tự tin hơn và đây là lần duy nhất mình chuyển trường và sẽ không bao giờ lặp lại, vì việc chọn ngành mới mình đã suy tính rất kỹ lưỡng.

=> Đúc kết lại, mình đang băn khoăn liệu có nên nói điều này với ba mẹ một cách tử tế không vì sợ ba mẹ sẽ giận và nói rằng mình không chịu cố gắng vì đã đi được nửa chặng đường (50 tín chỉ BK), bỏ rất uổng và không cho phép đổi trường. Rất mong nhận được lời khuyên từ các anh, chị, bạn về vấn đề này. Mình xin cảm ơn!

Từ khóa: 

áp lực

,

đại học

,

hướng nghiệp

Có một câu hỏi mà anh nghĩ phần nào nó cũng tương đương với trường hợp của em. Nếu rảnh thì có thể tham khảo qua những câu trả lời nhé :

Còn về phần trả lời của anh, thì anh cũng từng là một sinh viên Khoa hóa của BKHCM (ngành Quá trình - Thiết bị). Anh cũng rơi vào trường hợp khá giống em, là phát hiện mình không thích ngành đang học. Sau đó anh quyết định nghỉ để chuyển sang làm về Marketing, chỉ là đường đi của anh thì hơi khác với cách của em một chút, đó là anh quyết định tìm một việc về Marketing để xin làm thực tập trước (chứ không phải thi lại một trường khác để học ngành Marketing học). Giờ sau 2 năm, thì anh cũng đã tương đối học được nhiều thứ từ ngành mới này, quan trọng hơn là những kiến thức anh vừa làm làm vừa học được nó khá sát với nhu cầu của công việc (đây là một trong những tiêu chí quan trọng khiến anh cảm thấy thích thú hơn so với ngành Hóa đã học).

Sau khi trải qua cảm giác này, thì anh thấy có thể rút ra được 2 key-point chính, vượt qua được em sẽ bước vào một con đường mới:

  • Đầu tiên, đó là cảm giác cá nhân. Em cảm thấy không thích cái này, nên không muốn tiếp tục theo nó nữa. Em cảm thấy thích cái kia hơn và muốn bắt đầu thử với nó. Cuối cùng thì đó vẫn là sở thích ban đầu thôi. Giống như ban đầu em cảm thấy thích khoa Hóa thì mới vào ngành Hóa vậy đó. Có thể em giống anh, thuộc type người khác thiếu kiên nhẫn, nếu dồn hết tâm sức vào một thứ gì đó, mà không mang lại kết quả ngay, thì sẽ thấy rất nản. Cách làm là mình nên switch góc nhìn một chút, em nên chọn (tìm ra) một thứ gì đó, mà khi làm nó ra kết quả, em cảm thấy "sung sướng" ngay ấy. Ví dụ, nếu em thích Công nghệ thông tin, thì thử tìm hiểu trước sau đó tham gia một cộng đồng, tìm một project nào đó nhẹ nhàng, code thử xem sao.
  • Thứ hai, là "áp lực xã hội". Cái này cũng là một yếu tố khó, em học thu các bạn cùng lớp nên sinh ra áp lực là một dạng, sợ bố mẹ mắng, buồn, giận,... nếu nói muốn nghỉ học cũng là một dạng. Cái này bảo khuyên gì cũng khó, chỉ có thể khuyên chung là: Tùy quyết định của em. Cái gì mình không thay đổi được, thì nên thay đổi chính mình. Ở đây là góc nhìn, ví dụ em cố học ra trường, nhưng lại không làm được gì, thì khi đó em cũng sẽ lại một gặp áp lực khác. Vấn đề ở dây - áp lực là một thứ luôn tồn tại, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác thôi. Không có việc gì trên đời này làm mà không có áp lực cả. Vấn đề là ở mình thôi.

Mà trường hợp của em và anh cũng phải hiếm ở Bách Khoa đâu, học một ngành, làm một ngành khác ở Bách Khoa nhiều ấy mà. Lạc quan lên em. Dù sao thì chọn ngành nào cũng chỉ là khởi đầu thôi, hãy dành sức lực để chuẩn bị tiếp đón những áp lực khác nặng hơn nhiều :D

Trả lời

Có một câu hỏi mà anh nghĩ phần nào nó cũng tương đương với trường hợp của em. Nếu rảnh thì có thể tham khảo qua những câu trả lời nhé :

Còn về phần trả lời của anh, thì anh cũng từng là một sinh viên Khoa hóa của BKHCM (ngành Quá trình - Thiết bị). Anh cũng rơi vào trường hợp khá giống em, là phát hiện mình không thích ngành đang học. Sau đó anh quyết định nghỉ để chuyển sang làm về Marketing, chỉ là đường đi của anh thì hơi khác với cách của em một chút, đó là anh quyết định tìm một việc về Marketing để xin làm thực tập trước (chứ không phải thi lại một trường khác để học ngành Marketing học). Giờ sau 2 năm, thì anh cũng đã tương đối học được nhiều thứ từ ngành mới này, quan trọng hơn là những kiến thức anh vừa làm làm vừa học được nó khá sát với nhu cầu của công việc (đây là một trong những tiêu chí quan trọng khiến anh cảm thấy thích thú hơn so với ngành Hóa đã học).

Sau khi trải qua cảm giác này, thì anh thấy có thể rút ra được 2 key-point chính, vượt qua được em sẽ bước vào một con đường mới:

  • Đầu tiên, đó là cảm giác cá nhân. Em cảm thấy không thích cái này, nên không muốn tiếp tục theo nó nữa. Em cảm thấy thích cái kia hơn và muốn bắt đầu thử với nó. Cuối cùng thì đó vẫn là sở thích ban đầu thôi. Giống như ban đầu em cảm thấy thích khoa Hóa thì mới vào ngành Hóa vậy đó. Có thể em giống anh, thuộc type người khác thiếu kiên nhẫn, nếu dồn hết tâm sức vào một thứ gì đó, mà không mang lại kết quả ngay, thì sẽ thấy rất nản. Cách làm là mình nên switch góc nhìn một chút, em nên chọn (tìm ra) một thứ gì đó, mà khi làm nó ra kết quả, em cảm thấy "sung sướng" ngay ấy. Ví dụ, nếu em thích Công nghệ thông tin, thì thử tìm hiểu trước sau đó tham gia một cộng đồng, tìm một project nào đó nhẹ nhàng, code thử xem sao.
  • Thứ hai, là "áp lực xã hội". Cái này cũng là một yếu tố khó, em học thu các bạn cùng lớp nên sinh ra áp lực là một dạng, sợ bố mẹ mắng, buồn, giận,... nếu nói muốn nghỉ học cũng là một dạng. Cái này bảo khuyên gì cũng khó, chỉ có thể khuyên chung là: Tùy quyết định của em. Cái gì mình không thay đổi được, thì nên thay đổi chính mình. Ở đây là góc nhìn, ví dụ em cố học ra trường, nhưng lại không làm được gì, thì khi đó em cũng sẽ lại một gặp áp lực khác. Vấn đề ở dây - áp lực là một thứ luôn tồn tại, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác thôi. Không có việc gì trên đời này làm mà không có áp lực cả. Vấn đề là ở mình thôi.

Mà trường hợp của em và anh cũng phải hiếm ở Bách Khoa đâu, học một ngành, làm một ngành khác ở Bách Khoa nhiều ấy mà. Lạc quan lên em. Dù sao thì chọn ngành nào cũng chỉ là khởi đầu thôi, hãy dành sức lực để chuẩn bị tiếp đón những áp lực khác nặng hơn nhiều :D

Ba mẹ nào cũng muốn con cái mình "an toàn" và "ổn định" nhất có thể, cho nên việc mình "thay đổi" bất cứ điều gì trong cuộc sống thì ba mẹ đều sẽ cần thời gian để chấp nhận.

Mình đọc những gì bạn viết thì cũng thấy bạn cũng đã dành thời gian suy ngẫm việc thay đổi ngành & trường học và cũng có những lý do thuyết phục bản thân trong việc thay đổi đó. Cho nên, cái cần làm nhất bây giờ là chia sẻ với ba mẹ và hãy vững tâm với sự lựa chọn của bạn. Dù kết quả có như thế nào, thì chính bạn sẽ là người chịu trách nhiệm cho những lựa chọn đó. Mình tin rằng nếu bạn học tốt và sống/làm việc có mục đích rõ ràng hơn so với thời kì bạn học ngành/trường cũ thì sớm muộn gì ba mẹ cũng hiểu và tin tưởng bạn hơn thôi.

Mọi việc là từ bạn mà ra. Cố lên bạn nhé.