Vị nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam là ai?

  1. Hỏi xoáy Đáp hay

Gợi ý: Bà sống vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, quê Hải Dương. Đỗ Tiến sĩ khi khoảng 17-20 tuổi.

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

danh nhân đất việt

,

hỏi xoáy đáp hay

Dưới thời phong kiến ở nước ta, giới nữ không được bình đẳng với nam giới, kể cả việc học hành, thi cử. Vậy mà ở nước ta có một người con gái đã vượt qua luật lệ khắt khe đó, đạt tới học vị tiến sĩ, đó là Nguyễn Thị Duệ ở làng Kiệt Đoài, xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay là xã Văn An, Chí Linh, Hải Dương).

 Năm 1952, Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm được kinh đô Thăng Long, nhà Mạc rút chạy lên Cao Bằng, Nguyễn Thị Duệ theo gia đình cũng chạy lên Cao Bằng sinh sống. Tại đây, nhà Mạc mở khoa thi kén tài, sĩ tử rất đông. Luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi cử. Người con gái của dòng họ hiếu học phải giả trai đi thi. Cô mang tên Nguyễn Du ở khoa thi năm Giáp Ngọ (1594), khi ấy cô Duệ tròn 20 tuổi. Công bố người đỗ đạt khoa (tiến sĩ), Nguyễn Du đỗ đầu. Triều đình mở yến tiệc để gặp gỡ các vị tân khoa. Vua Mạc Kinh Cung thấy vị tiến sĩ trẻ tuổi này rất khác lạ; mảnh mai, thanh tú, mắt sáng trong màu ngọc, môi đỏ như son, miệng rất duyên dáng. Vua Mạc liền xét hỏi và sự thật được làm rõ. Nguyễn Thị Duệ không bị khép tội mà còn được khen ngợi và trở thành vị tiến sĩ đầu tiên của nước ta vào cuối thế kỷ thứ XVI (1594). Vua Mạc đã mời tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ vào cung để dạy các phi tần và sau lấy làm vợ, đặt tên cho nàng là Bà Chúa Sao. Nàng còn một tên nữa là Ngọc Toàn, hiệu Diệu Huyền, tên vua ban là Tình Phi.

nguồn: hoilhpn.org.vn

Trả lời

Dưới thời phong kiến ở nước ta, giới nữ không được bình đẳng với nam giới, kể cả việc học hành, thi cử. Vậy mà ở nước ta có một người con gái đã vượt qua luật lệ khắt khe đó, đạt tới học vị tiến sĩ, đó là Nguyễn Thị Duệ ở làng Kiệt Đoài, xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay là xã Văn An, Chí Linh, Hải Dương).

 Năm 1952, Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm được kinh đô Thăng Long, nhà Mạc rút chạy lên Cao Bằng, Nguyễn Thị Duệ theo gia đình cũng chạy lên Cao Bằng sinh sống. Tại đây, nhà Mạc mở khoa thi kén tài, sĩ tử rất đông. Luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi cử. Người con gái của dòng họ hiếu học phải giả trai đi thi. Cô mang tên Nguyễn Du ở khoa thi năm Giáp Ngọ (1594), khi ấy cô Duệ tròn 20 tuổi. Công bố người đỗ đạt khoa (tiến sĩ), Nguyễn Du đỗ đầu. Triều đình mở yến tiệc để gặp gỡ các vị tân khoa. Vua Mạc Kinh Cung thấy vị tiến sĩ trẻ tuổi này rất khác lạ; mảnh mai, thanh tú, mắt sáng trong màu ngọc, môi đỏ như son, miệng rất duyên dáng. Vua Mạc liền xét hỏi và sự thật được làm rõ. Nguyễn Thị Duệ không bị khép tội mà còn được khen ngợi và trở thành vị tiến sĩ đầu tiên của nước ta vào cuối thế kỷ thứ XVI (1594). Vua Mạc đã mời tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ vào cung để dạy các phi tần và sau lấy làm vợ, đặt tên cho nàng là Bà Chúa Sao. Nàng còn một tên nữa là Ngọc Toàn, hiệu Diệu Huyền, tên vua ban là Tình Phi.

nguồn: hoilhpn.org.vn

Hiện chưa rõ gia thế của bà, nhưng tương truyền, bà Nguyễn Thị Duệ sinh năm 1574, trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống hiếu học tại làng Kiệt Đặc, nay thuộc xã Văn An, Chí Linh, Hải Dương. Vốn là người thông minh, có nhan sắc nên mới hơn 10 tuổi, bà đã được nhiều nhà quyền quí đến xin hỏi cưới, nhưng bà không thuận. Năm 1592, Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm kinh thành Thăng Long, nhà Mạc rút chạy lên Cao Bằng, Nguyễn Thị Duệ cũng theo gia đình lên đó sinh sống.

Trong buổi Ngự yến đãi các tân khoa, vua Mạc Kính Cung thấy vị tiến sĩ trẻ tuổi, dáng mảnh mai, mặt mày thanh tú sinh lòng ngờ vực. Nhà vua liền xét hỏi và phát hiện bà giả trai. Nguyễn Thị Duệ không những không bị khép tội còn được vua khen ngợi. Cảm phục tài năng, vua Mạc còn mời bà vào cung để dạy các phi tần rồi tuyển làm phi, phong là Tinh Phi có nghĩa là bà chúa Sao ngụ ý khen bà vừa xinh đẹp vừa sáng láng như một vì sao.
Người dân Hải Dương đến nay vẫn kể cho nhau nghe những câu chuyện về tài năng của bà Duệ. Năm 10 tuổi bà đã biết làm văn bài, được bà con trong làng vô cùng kính phục. Là một người hiếu học song luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi cử, Nguyễn Thị Duệ phải giả trai để đèn sách đi thi. Năm Giáp Ngọ (1594) nhà Mạc mở khoa thi Hội, sĩ tử tham dự rất đông, bà đỗ thủ khoa, trong khi chính thầy dạy chỉ đỗ á khoa. Vậy là, tròn 20 tuổi bà trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam.

Vài nét bổ sung về tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ:

Xã hội Nho giáo Việt Nam thời phong kiến mang định kiến nặng nề với phụ nữ, không cho họ quyền tham gia học hành, thi cử... Tuy nhiên, trong lịch sử khoa bảng hơn 800 năm của Việt Nam, vẫn xuất hiện một tiến sĩ nữ. Sách Đại Nam dư địa chí ước biên viết: "Am Đàm Hoa, Tiến sĩ gái" (ở am Đàm Hoa có một nữ tiến sĩ). Đại Nam nhất thống chí gọi tên bà là Nguyễn Thị Duệ hay một số tài liệu khác ghi là Nguyễn Thị Du hoặc Nguyễn Ngọc Toàn.  

Nguyễn Thị Duệ sống vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, quê ở làng Kiệt Đặc (nay là phường Văn An), huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Khi nhà Mạc bị họ Trịnh đánh bại chiếm kinh đô, phải rời đến Cao Bằng lánh nạn, gia đình bà Duệ cũng tị nạn trên đó.  

Vốn thông minh hơn người, 10 tuổi đã biết làm văn thơ, Nguyễn Thị Duệ được cha cho giả làm con trai theo thầy học chữ. Năm nhà Mạc mở khoa thi, lúc ấy dù triều đình đã suy kém nhưng lòng dân vẫn theo đông, sĩ tử tham gia rất nhiều, Nguyễn Thi Duệ lấy tên giả nam đi tranh tài và đỗ đầu. Khi ấy bà khoảng 17-20 tuổi.

Nguồn: Vnexpress

Lễ phi Nguyễn Thị Duệ