Vị vua được yêu thích nhất trong lịch sử Việt Nam?

  1. Lịch sử

Mạn phép hỏi các bác trên Noron rằng các bác yêu thích vị vua nào trong lịch sử nước mình nhất? Nguyên nhân? Công tích? Câu chuyện ấn tượng nhất về vị vua đó mà các bác biết.

Riêng bản thân em thì em đặc biệt yêu thích vị vua thứ hai triều Nguyễn, Minh Mệnh (Minh Mạng) Hoàng đế.

Ông là con thứ tư của vua Gia Long, tên húy là Đởm (Đảm). Ông sinh năm 1790, lên ngôi năm 1820 và mất năm 1840. Chuyện về ông thì nổi tiếng nhất chắc gồm 3 chuyện.

Chuyện thứ nhất: Sau khi lên ngôi, ông lo lắng Tổng Trấn Gia Định Lê Văn Duyệt, đệ nhất thần tướng dưới quyền cha mình. Người cuồng ngôn "Trời không sợ đất không sợ chỉ sợ Gia Long", ý chỉ nể mặt tiên đế chứ không coi Minh Mạng ra gì. Sau Minh Mạng phế chức Tổng Trấn bắt về kinh. Vụ này cãi nhau to để rồi 1833 con (không biết nuôi hay ruột vì mình nghe đâu Trấn Duyệt là hoạn) là Lê Văn Khôi nổi dậy. Quân Khôi thế rất to, làm phản mà chiếm từ Hà Tiên tới Gia Định. Minh Mạng cử quân đi đánh, dẹp hết chân rết rồi còn mỗi thành Gia Định. Lúc này thứ ông đối diện là thành Bát Quái Gia Định, kỳ công của Gia Long khi nuôi chí thống nhất giang sơn. Công bao nhiêu lần đều hao bình tổn tướng, Minh Mạng chỉ còn cách bao vây mấy tháng cho hết lương rồi vào tiếp nhận thành. Coi như sự trửng phạt nhẹ nhàng của Gia Long vì con trai đối xử tệ bạc với cận thần mình vậy.

Chuyện thứ hai: Xiêm La. Đế quốc có ơn với Gia Long lại là đá mài dao và bước đệm chân cho danh tiếng và di sản của Minh Mạng. Vụ Lê Văn Khôi Xiêm La đem binh qua giúp thì bị Minh Mạng đánh đuổi qua luôn tận biên giới vua hết giận mới về. Nhưng tới 1835, 2 năm chưa nguôi giận hay sao ấy, chủ động đem binh qua đập với dàn tướng 5 sao bấy giờ là Trương Minh Giảng, Nguyễn Tri Phương. Đánh tan quân phiên thuộc của Xiêm trên đất Chân Lạp, bắt vua Chân Lạp chia đất cho mình lập thành Trấn Tây. Lãnh thổ Việt Nam lúc này rộng lớn chưa bao giờ hết. Còn vấn đề trấn Ninh (Lào ngày nay) thì em hơi loạn. Có sách bảo nó tồn tại từ thời Lê Thánh Tông, có sách bảo là chiến tranh 1835 Minh Mạng đánh 2 đường, đường Cao Miên (Campuchia, Chân Lạp) và đường Nam Vang. Thắng cả hai thì lập cả trấn Ninh lẫn Tây. Ai có cao kiến thỉnh giáo.

Chuyện thứ ba: Đông con, sinh lý mạnh. Gia nghiệp vững chãi xung túc mới nuôi nước bầy con 142 người. Thành tích chăn gối đáng ghi vào guiness thế giới "Nhất dạ ngũ giao tam hữu dâng". Gia đình dòng họ đông đúc quá đặt tên loạn xạ riết mệt, làm hẳn 1 bài "Đế hệ thi", 10 bài "Phiên hệ thi" cho hẳn 20 đời sau. Kinh!!!

Mong chờ phản hỏi từ mọi người trên Noron. Cám ơn :D.

Từ khóa: 

lịch sử

Anh hùng dân tộc - Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ "thù nhà" dốc lòng báo đền "nợ nước" góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay. Sau khi ông mất, vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Nhân dân lập đền thờ ông ở khắp nơi trên mọi miền đất nước.

1. Tiểu Sử

Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.

Anh hùng dân tộc - Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

Thuở nhỏ, có người đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần, đồng thời một người là con Trần Liễu, một người là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hòa hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn.

Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải... Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Do các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa! Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt, chỉ chống gậy không khi gần cận nhà vua. Và sự nghi kỵ cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua, vì nước.

Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng "cột đá chống trời". Ông đã soạn hai bộ binh thư: "Binh thư yếu lược", và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông: "... Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút".

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.

Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm, có hỏi:

Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?

Ông đã trăn trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước:

Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.

Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời dặn lại, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ...

Khi ông mất (1300), vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông khó kể hết. Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng gọi ông là Hưng Đạo đại vương.

Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.

Trả lời

Anh hùng dân tộc - Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Làm tướng, ông biết dẹp bỏ "thù nhà" dốc lòng báo đền "nợ nước" góp công lớn ba lần đánh bại quân Nguyên. Ông còn là tác giả của hai bộ binh thư và đặc biệt bài "Hịch tướng sĩ" nổi tiếng còn lưu truyền đến ngày nay. Sau khi ông mất, vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Nhân dân lập đền thờ ông ở khắp nơi trên mọi miền đất nước.

1. Tiểu Sử

Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn.

Anh hùng dân tộc - Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

Thuở nhỏ, có người đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần, đồng thời một người là con Trần Liễu, một người là con Trần Cảnh, hai anh em đối đầu của thế hệ trước. Sự hòa hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn.

Chuyện kể rằng: thời ấy tại bến Đông, ông chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Quang Khải... Rồi một lần khác, ông đem việc xích mích trong dòng họ dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý khích ông cướp ngôi vua của chi thứ, ông nổi giận định rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. Do các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thầy này nữa! Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt, chỉ chống gậy không khi gần cận nhà vua. Và sự nghi kỵ cũng chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua, vì nước.

Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng "cột đá chống trời". Ông đã soạn hai bộ binh thư: "Binh thư yếu lược", và "Vạn Kiếp tông bí truyền thư" để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông: "... Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút".

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.

Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm, có hỏi:

Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?

Ông đã trăn trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước:

Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.

Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời dặn lại, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ...

Khi ông mất (1300), vua phong ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông khó kể hết. Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng gọi ông là Hưng Đạo đại vương.

Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.

Lê Thánh Tông vì ông có công gây dựng Đại Việt thành 1 cường quốc làm nhà Minh phải nể sợ vua trị nước vừa giỏi vừa Bình Chiêm mở rộng lãnh thổ Đại Việt 1 vị hoàng đế khá toàn diện

Với mình, Quang Trung Hoàng Đế để lại cho mình rất nhiều ấn tượng. Ông được đào tạo bài bản, văn võ song toàn cuộc đời binh nghiệp rực rỡ, chinh Nam chiến Bắc, hầu như chưa một trận chiến nào thất bại.

Ngược dòng lịch sử đánh giặc của các tiên đế: Ngô Quyền phòng ngự bằng chông nhọn trên sông Bạch Đằng, nhà Trần thực hiện "Vườn không nhà trống" tại kinh thành chống quân Nguyên Mông, khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi dẫn đầu cũng đánh từ trong rừng đánh ra....Tất cả đều cho thấy điểm cốt lõi là người Việt luôn sử dụng binh pháp phòng ngự chặt, "rình rập" và phản công từ từ, chứ rất rất hiếm khi chủ động tấn công trực diện. Nhưng duy chỉ Nguyễn Huệ, vị Hoàng Đế duy nhất trong lịch sử đánh trận theo style "cửa trên", luôn chủ động tấn công, "cả đời tấn công, một đời tấn công" đầy ngạo nghễ.

Về công tích mà Nguyễn Huệ mang lại cho dân tộc chắc khỏi bàn cãi, thống nhất lãnh thổ sau hơn 200 năm Trịnh - Nguyễn phân tranh, đánh tan 2 Vạn quân Xiêm tại trận Rạch Gầm - Xoài Mút, quét sạch quân Thanh do Lê Chiêu Thống dẫn về, gây dựng cơ đồ nhà Tây Sơn với nhiều chính sách cải cách khôn ngoan, hợp lí. Bởi vậy, Ông nhận được sự tôn trọng của tất cả dân chúng, hầu hết các sử gia, kể cả sử gia triều Nguyễn, đối thủ của ông. Đáng tiếc là ông mất quá sớm (39 tuổi). Biết là lịch sử không có nếu như, nhưng nếu thử tưởng tượng nước Việt được cai trị dưới thời Nguyễn Huệ hẳn không kém rực rỡ và hùng mạnh :D

Gia Long; cuộc đời của ông là cả một chuỗi dài những tháng ngày khó khăn. Cơ nghiệp tan nát, gia đình ly tán; đứa trẻ 17 tuổi đó đã dựng lại tất cả. Bị Tây Sơn truy sát rồi phải bôn tẩu phiêu lưu khắp nơi; nhưng khi tập hợp được lực lượng thì lại trở về và đọ sức với kẻ đã đánh bại mình. Trong số các tướng lĩnh Tây Sơn, Nguyễn Ánh gần như chỉ thua Nguyễn Huệ, và khi Nguyễn Huệ mất thì Tây Sơn cũng không còn đáng lo ngại với ông. Trận thuỷ chiến Thị Nại được đánh giá như Xích Bích của Việt Nam chính là ngọn lửa ông dùng để thiêu rụi tất cả mọi thứ của Tây Sơn. Lên ngôi vua, ông đã ra sức chỉnh đốn lại đất nước với những chế độ, chính sách ổn định củng cố; và cũng nhờ bàn đạp vững chắc ấy mà ngày sau Minh Mạng mới có thể khiến Đại Nam trở thành một Đế quốc hùng mạnh. Về những sai lầm của ông, mình vẫn công nhận nhưng không tiêu cực, thái quá vì phải hiểu rõ hoàn cảnh của ông mới biết tại sao ông làm vậy

LÊ THÁNH TÔNG nhé. mở mang bờ cõi đánh sml lào. myanma, thái lan hiện giờ, mở cõi vào cham pa.

Ngoài ra còn có 3 vị vua yêu nước như vua Thành Thái, Hàm Nghi, Duy Tân nhưng nổi bật nhất là vua Duy Tân vì sau 30 năm bị đày ở reumión thuộc châu Phi nhưng ông vẫn không bao giờ quên ngày độc lập dân tộc

Ngô Quyền, người đưa dân tộc ra khỏi ách đô hộ của bọn khựa =))

Mình ngưỡng mộ nhất là Hoàng đế Quang Trung, một tay lật đổ 2 thế lực Trịnh-Nguyễn, rồi đánh tan luôn quân Xiêm và Thanh. Tài năng quân sự của ông không cần bàn cãi

Tớ thì rất hứng thú với mấy vị hoàng đế, nhưng ấn tượng nhất có lẽ là vua Quang Trung. Dù tớ mê nhất điển chương triều Nguyễn, mà idol số 1 lại là vua Quang Trung, "ngang trái" quá đi.
Công tích của ông thì quá vĩ đại rồi. Diệt chúa Nguyễn (1777), chúa Trịnh (1786); phá 5 vạn quân và 300 chiến thuyền Xiêm La trong 1 đêm (1785), đập 29 vạn quân Mãn Thanh trong 1 tuần (1789). Bình sinh nước Nam ta chưa ai làm được như thế.
Hơn nữa, còn 4 lần Nam tiến đập tan nát quân chúa Nguyễn trung hưng (chỉ khổ là không tóm được Nguyễn Ánh). Đến khi chuẩn bị ok hết mọi thứ để Nam tiến lần 5 - trận quyết chiến cuối cùng thì lại bệnh chết ở tuổi 40. Nếu ông còn sống lâu, xem Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh (cả 2 bên full đồ) oánh nhau chắc vui lắm.

còn mình là Lê Thánh Tông - Lê Tư Thành